Sinh lý hệ bài tiết
SINH LÝ HỆ BÀI TIẾT
(Anatomy and Physiology of Urinary System)
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sinh lý hệ bài tiết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
SINH LÝ HỆ BÀI TIẾT(Anatomy and Physiology of Urinary System)An introduction to the Urinary SystemThe Position of the KidneysFigure 26.3The Urinary System in Gross DissectionThe Structure of the KidneyThe Blood Supply to the KidneysThe Blood Supply to the KidneysA Representative NephronFigure 26.7aCortical and Juxtamedullary NephronsCortical and Juxtamedullary NephronsThe Renal CorpuscleThe Renal CorpuscleAn Overview of Urine FormationGlomerular FiltrationGlomerular FiltrationThe Response to a Reduction in the GFRThe Response to a Reduction in the GFRTransport Activities at the PCTCountercurrent Multiplication and Concentration of UrineCountercurrent Multiplication and Concentration of UrineCountercurrent Multiplication and Concentration of UrineTubular Secretion and Solute Reabsorption at the DCTTubular Secretion and Solute Reabsorption at the DCTThe Effects of ADH on the DCT and Collecting DuctsThe Effects of ADH on the DCT and Collecting DuctsA Summary of Renal FunctionA Summary of Renal FunctionA Radiographic View of the Urinary SystemOrgans for the Collection and storage of UrineOrgans for the Collection and storage of UrineOrgans for the Collection and storage of UrineThe Histology of the Organs that Collect and Transport UrineThe Histology of the Organs that Collect and Transport UrineThe Micturition ReflexThe Micturition ReflexCHƯƠNG 7: HỆ BÀI TIẾTI. Chức năng của hệ bài tiết.II. Cấu tạo và quá trình tạo nước tiểu ở thận.III. Cấu tạo và bài tiết qua da.I. CHỨC NĂNG CỦA HỆ BÀI TIẾTTrong quá trình trao đổi chất và năng lượng đã hình thành những sản phẩm không cần thiết cho cơ thể hoặc có hại cho cơ thể.Ví dụ: Urê, axit uric, NH3, CO2...Để tránh ứ đọng các chất đó và giữ được cân bằng nội môi, cơ thể đã hình thành những cơ quan bài tiết tích cực, nhằm loại thải chúng ra môi trường bên ngoài (Thận, phổi, da, ống tiêu hoá ...)II. CẤU TẠO VÀ QUÁ TRÌNH TẠO NƯỚC TIỂU Ở THẬN1. Cấu tạo Thận có thể xem như một cái máy lọc đặt trên đường đi của máu để lọc nước tiểu. Thận có 2 quả hình hạt đậu, nằm ở 2 bên cột sống. Thận phải nằm thấp hơn thận trái 2- 3 cm (ngang 2 đốt sống ngực cuối và 2 đốt sống thắt lưng trên).Thận có màu nâu đỏ và khá chắc, nặng trung bình 150g.Cắt đôi quả thận ta thấy nó gồm 2 lớp. Lớp vỏ màu thẫm do các quản cầu tạo thành và lớp tuỷ màu trắng do các ống thu nước tiểu tạo thành.Mỗi quả thận có khoảng 1 triệu đơn vị thận. Mỗi đơn vị thận gồm 1 quản cầu Malpighi nằm gọn trong nang Baoman và 1 ống thu nước tiểu.- Quản cầu malpighi gồm khoảng 50 mao mạch phân nhánh song song từ tiểu động mạch đến. Động mạch đến quản cầu lớn gấp 5 lần động mạch đi tạo cho quản cầu một lực thấm lọc rất lớn. Sau khi ra khỏi quản cầu, động mạch lại phân chia thành hệ mao mạch bao quanh ống thu trên suốt chiều dài của ống, cuối cùng hợp lại thành tĩnh mạch thận.- Ống thu nước tiểu thông với nang Bao man gồm ống lượn gần, quai Henle và ống lượn xa. Ống lượn xa thông với ống góp chung và các ống góp chung đổ vào bể thận. Ở người, chiều dài tổng số của các ống thu nước tiểu khoảng 20 km với diện tích thấm lọc 1,7 m2.2.Cơ chế tạo nước tiểuCơ chế tạo nước tiểu thực hiện theo qui luật áp suất thẩm thấu và những phương thức vận chuyển tích cực. Có hai giai đoạn chủ yếu.a. Sự lọc ở nang BaomanDo áp suất máu lớn hơn áp suất trong nang Baoman nên nước và các chất hoà tan thấm qua thành mạch sang nang Baoman tạo thành nước tiểu đầu, có thành phần giống huyết tương. Mỗi ngày có 800 - 900 lít máu qua thận và lọc được 180 - 190 lít nước tiểu đầu. Trong nước tiểu đầu có axit uric, creatin, ure, phenol, caemin, P khoáng và các phân tử protid đơn giản.Nước tiểu đầu chảy qua ống thu để tới ống góp chung. Tại ống thu, lưới mao mạch dầy đặc lại tái hấp thu vào máu phần lớn nước; và một số chất như glucoza, axit amin, protit, muối Na, K, Ca... Còn các chất urê, axit uric, một số muối (cacbonat, sunfat) không được tái hấp thu, cùng với số nước còn lại tạo thành nước tiểu chính thức đổ vào ống góp chung rồi ra bể thận, bàng quang và thải ra ngoài.b. Sự lọc ở ống thuMỗi ngày trung bình có 1-1,5 lít nước tiểu được tạo ra. Các chất glucoza, axit amin, protein, vitamin...được tái hấp thu hoàn toàn cho nên chúng không có trong nước tiểu chính thức. Nhưng khi nồng độ của chúng trong máu vượt quá giới hạn cho phép chúng sẽ không được tái hấp thu hoàn toàn nữa, mà theo nước tiểu ra ngoài.Các chất khác (ure, sunfat, creatin...) được thải ra ngoài tuỳ theo nồng độ của chúng ở máu. Nồng độ trong máu càng cao, chúng càng được thải nhiều vào nước tiểu. Hoạt động của thận chịu sự chi phối của thần kinh dinh dưỡng và một số hoocmon.c. Sự bài xuất nước tiểuNước tiểu từ bể thận chảy xuống bàng quang, thể tích bàng quang 500 ml nhưng khi đạt 250 - 300 đã gây cảm giác buồn đái.Cổ bóng đái có cơ thắt trơn (trên) và cơ thắt vân (dưới) chịu sự chi phối của trung ương thần kinh. Khi bóng đái căng ra gây phản xạ tiểu tiện do cơ thắt giãn ra. Khả năng điều chỉnh phản xạ tăng dần theo tuổi.3. Đặc điểm bài tiết ở trẻ em Thận của trẻ em nhỏ hơn thận người lớn. Khối lượng thận (g) 0-1 tuổi 1-2 tuổi 3 - 5 tuổi 6 - 10 tuổi 11-15 tuổi Nam 27,5 3442 73145Nữ263542,560140Hình thái, cấu trúc của thận hoàn thiện sớm, thận phát triển mạnh nhất trong năm đầu và giai đoạn dậy thì.Trẻ sơ sinh, do cơ chế lọc chưa hoàn thiện nên nước tiểu còn loãng và khả năng thải các chất lạ còn kém.Do hệ thần kinh chưa hoàn thiện nên đọng tác tiểu tiện ở trẻ chủ yếu là phản xạ không điều kiện, số lần nhiều nhưng lượng nước tiểu lại ít. Trẻ dưới 2 tháng 25 lần, 1 tuổi 16 lần, 3 tuổi 8 lần, 11 tuổi 6 lần trong một ngày đêm.Sự kiểm tra của vỏ não chưa hoàn thiện, có thể bị rối loạn nên xảy ra việc tiểu tiện không chủ định, dẫn đến hiện tượng đái dầm.III. CẤU TẠO VÀ BÀI TIẾT QUA DA1. Cấu tạo daDa gồm có 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp tế bào dưới da.+Lớp biểu bì gồm lớp ngoài cùng: Luôn luôn biến đổi thành cấu tạo sừng và bong đi. Lớp trong là lớp tế bào sinh sản (Malpighi), lớp này có các tế bào sắc tố. Lớp biểu bì ở các nơi trên cơ thể dày mỏng khác nhau. Ở lòng bàn tay và gan bàn chân lớp biểu bì dày nhất ở mí mắt lớp biểu bì là mỏng nhất.+Lớp bì gồm hai lớp: Lớp gai và lớp lưới.Trong lớp này có mạch máu, đầu mút thần kinh cảm giác, oó nhiều tuyến nhờn và tuyến mồ hôi.+Lớp tế bào dưới da cấu tạo bằng mô mỡ có tác dụng ngăn cản sự dẫn nhiệt. Trong da có các tuyến tiết chất nhờn làm mịn da và các tuyến mồ hôi.Ở người có khoảng 200 triệu tuyến mồ hôi. Mồ hôi có thành phần giống nước tiểu loãng: 98% nước; 0,4-1% NaCl, KCl; một ít photpho, sunfat; 1- 1,6% các muối, ure, uric, NH3 và các sản phẩm khác của trao đổi chất.2. Sự bài tiết của daChất nhờn của da gồm nhiều giọt mỡ, axit béo tự do, một lượng ít colesterin...chất nhờn làm da mịn và và lông tóc mềm. Mỗi ngày tiết khoảng 20 g chất nhờn. Tuyến vú là một dạng đặc biệt của tuyến mồ hôi.Hoạt động của tuyến mồ hôi chịu sự điều khiển của trung khu thần kinh dinh dưỡng và vỏ não cùng vưới các hoocmon. Ở trẻ em da rất mỏng, mịn, các mao mạch dưới da lớn nên da có màu hồng, da dễ bị tổn thương và rất mẫn cảm với các chất lạ. Để bảo vệ da, cần vệ sinh da cẩn thận thông qua việc tắm rửa, quần áo, chế độ vệ sinh, thiết bị, dinh dưỡng và lao động.
File đính kèm:
- SINH LY HE BAI TIET.ppt