Số báo đặc biệt chào mừng 20/11

XÃ LUẬN

Bác Hồ từng nói:

 “Một năm bắt đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.” “Mùa xuân của xã hội” - sự phát triển đẹp tươi của dân tộc được tạo nên từ tuổi trẻ tràn đầy sinh lực nhựa sống, tràn đầy niềm tin của thanh niên Việt Nam. Vậy thì đã bao giờ bạn nghĩ đến mùa xuân của chúng ta – mùa xuân của lũ học trò nhỏ đang ngày ngày học tập dưới mái trường thân yêu”? Bạn nên biết và cần phải biết mùa xuân tươi đẹp ấy thầy cô đã mang đến cho chúng ta bằng cả tấm lòng và tâm huyết với nghề.

 Thời gian cứ trôi đi, mùa lại mùa biết bao lớp học sinh đến rồi lại đi cũng là biết bao khó khăn vất vả mà thầy cô phải nếm trải. Ai đã từng nói nghề giáo viên là nghề cao quý nhất, nghề trồng người, nghề gieo hạt giống trưởng thành cho tương lai. Một ngày làm việc vất vả qua đi, mọi người được vui vẻ, thư giãn bên gia đình thì các thầy, các cô lại tất bật với những trang giáo án cho buổi học ngày mai. Những trang giáo án đã thấm mồ hôi công sức và in đậm cả tấm lòng tâm huyết với nghề đã luôn thúc giục thầy cô làm tròn trách nhiệm, tận lực với công việc của mình. Em biết đã có lúc sự mệt mỏi và thất vọng đã gần như che lấp cả ý chí thầy cô vẫn vượt lên chính bản thân mình để tiếp tục cống hiến, tiếp tục làm đẹp cho đời.

 

ppt28 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 791 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Số báo đặc biệt chào mừng 20/11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 God created teachersIn his wisdom and his graceWas to help us learn to make our worldA better, wises place.Mái tóc thầyCó chiếc én trở xuân trên cánh nhỏVô ý chao nghiêng làm rớt xuống bên thềmCho mai thêm vàng, cho đào thêm đỏBiếc thêm thầm tóc thầy cũng bạc thêmCó phải tóc thầy bạc từ những đêm thức trắngTừ trong giáo án? Từ bài giảng hôm naoTừ mưa nắng cuộc đời?Từ những ưu tư một kiếp người mang nặngHay chính từ những bụi phấn rơi rơiCon đã gặp trăm hoa cùng ngàn sắc áoVẫn thương nhớ không nguôi sắc bạc áo thầyVề chúc Tết thầy nghe lòng rộn rãGió xuân vào ôm tóc tựa ôm mây.Thầy và chuyến đò xưaLàng xuôi năm tháng êm trôiCon đò kể chuyện một thời rất xưaRằng người chèo chống đón đưaMặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiềuBay lên tựa những cánh diềuKhách ngày xưa đó ít nhiều lãng quênRời xa bến nước quên tênGiờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cườiGiọt sương rơi mặn bên đờiTóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đôngMắt thầy mòn mỏi xa trôngCòn bơ vơ đứng giữa dòng thời gian.Cô giáo emSáng nào em đến lớp Cũng thấy cô đến rồiĐáp lời “chào cô ạ”Cô mỉm cười thật tươiCô dạy em tập viếtGió đưa thoảng hương nhàiNắng ghé vào cửa lớpXem chúng em học bàiNhững lời cô giáo giảngẤm trang vở thơm thoYêu thương cô em ngắmNhững điểm mười cô cho.Một chút tản mạn:Nếu vắng thầy Nếu trái đất không có thầy:Ai làm nên mậtAi điểm tô sắc hươngAi giục thời gian chảyAi gọi người tìm nhau Nếu trái đất không có thầy, con chữ chết, dãy số âm, trang sách mất hồn, phấn chỉ còn đời bụi, bảng chỉ còn đời gỗ, trống trường vô nghĩa. Mái trường hoa thôi kết trái, lá ngừng trên cây. Nếu trái đất không có thầy, ánh sáng chỉ là trắng, bóng tối chỉ là đen, vạn vạt không dưới không trên, không sai không đúng. Và như vậy bạo lực trên ngôi vua, đồng tiền thành bà chúa, sự thật trốn vào miếng ăn. Nếu trái đất không có thầy, nếu chúng em không có thầy:Trái tim ngơ ngác kiếm tìm nơi naoĐò ơi ai chớ qua cầuCho em hiểu nỗi cạn sâu dòng đờiHướng dương mọc chốn xa vờiAi cầm tay dắt lên trời tìm sao?Thầy cô là cha mẹKhi đến trường thầy cô là cha mẹDạy chúng em bao tháng bao ngàyCoi chúng em như người thân thiết trong nhàLuôn chỉ bảo những khi em lầm lỡDẫn dắt em qua bao tháng bao ngàyCho em biết những chân trời kiến thứcCho em thấy một tương lai rộng mởChe chở em mỗi khi em yếu đuốiChỉ bảo em mỗi khi em ngỡ ngàngĐối với em thầy cô thật dịu dàngLuôn tươi cười mỗi khi em mắc lỗiDắt em qua những con đường gian khổTuổi học trò vất vả mà tươi vuiCho em biêt đâu là sai là đúngDạy dỗ em kèm theo lời nhắc nhởChớ bao giờ mắc lỗi nữa nghe chưa! ThầyBa lô khoác trên vaiTấm áo lính cũ sờnTừ chiến trường thầy trở về trường họcThắp sáng cho con những ước mơLặng lẽ suốt một đời mong mỏiViên phấn trắng, bảng đen và trang viết học tròThầy giảng Toán, làm thơ và hát nhạcNhững bài hát Nga du dươngThầy xây lâu đài mơ ước trong chiều tím MatxcơvaCho con thêm men say trước hành trình vượt khóTrên con thuyền thầy chèo láiQua bao bến đò............Lòng chợt rưng rưng tóc thầy không còn xanh.Thầy - niềm tin của conCon lật lại những trang thơ con viếtViết về thầy, dấu ấn không phaiVà mở đâu, hai chữ:” Thầy ơi”Liệu có phải là nguồn xúc cảm?Một thời gian, thầy với chúng conKỉ niệm đã đi vào kí ứcCô học trò và “ông bạn” lớn!Thầy hiền con nghịch ngợm quá phải không?“Thầy ơi!” gắn với mỗi vần thơChan chứa yêu thương niềm xúc cảmKhông tách rời mà luôn gắn chặtCũng như con, muốn thầy mãi ở bênVà như âm với dương gắn bóĐể tạo cho dòng điện trung hòaCũng như mỗi con người một bộ ócĐể làm nên tinh túy cuộc đờiThầy và con, cũng vẫn như thếCho thế giới muôn màu sẽ nở raThầy là cây, con sẽ là hoaTô đẹp cho non sông đất nước. Đầu To Bằng Cái Bồ  Chuyện kể rằng lúc Quỳnh còn nhỏ, mới bảy tám tuổi, Quỳnh đã tỏ ra thông minh đỉnh ngộ nhưng cũng là một đứa trẻ chúa nghịch. Hồi ấy bọn trẻ thường chơi trò xước xách, lấy tàu chuối làm cờ, lá sen làm lọng. Trong trò chơi, Quỳnh bao giờ cũng lấn lướt.   Một đ êm mùa thu, trăng tháng tám sáng vằng vặc, đang chơi với đám trẻ ở sân nhà, Quỳnh bảo:    - Chúng bay làm kiệu cho tao ngồi, rồi tao đưa đi xem một người mà cái đầu to bằng cái bồ!  Lũ trẻ tưởng thật, liền tranh nhau làm kiệu rước Quỳnh đi vòng vòng quanh sân, mệt thở muốn đứt hơi. Xong, chúng nhất định bắt Quỳnh phải giữ lời hứa. Lúc ấy trăng đã mờ, Quỳnh bảo: - Tụi bây đứng đợi cả ở đây, tôi đi đốt lửa soi cho mà xem!  Bọn trẻ nhỏ hơi sợ, không dám ở lại, chỉ những đứa lớn hơn, bạo dạn đứng chờ. Quỳnh lấy lửa thắp đ èn xong đâu đấy, rồi thò đầu che ngọn đ èn, bảo:   - Kìa, trông trên vách kìa. Ông to đầu đã ra đấy!  Anh nào cũng nhìn nhớn nhơ nhớn nhác, thấy bóng đầu Quỳnh ở vách to bằng cái bồ thật. Lũ trẻ biết Quỳnh xỏ, quay ra bắt Quỳnh làm kiệu đền, Quỳnh chạy vào buồng đóng cửa lại, kêu ầm lên. Ông bố tưởng là trẻ đánh, cầm roi chạy ra, lũ trẻ chạy tán loạn.Cô giáo với ánh đènCô ngồi đó với ánh đèn khuya leo lắtCô như vầng trăng toả sáng đời emCô dịu dàng và ấm áp biết baoCô nâng cánh những ước mơ con trẻCô như ngọn nguồn của mọi dòng nước mátKhơi cho em những dòng chảy vĩnh hằngVà đêm nay cũng như bao đêm khácCô ngồi trong đêm với trang giáo ánBóng cô dài toả ấm cả màn đêmCô đang miệt mài với nhiệm vụ thiêng liêngSửa cho em những lỗi nhỏ bài vănHay phép sai của một bài toán khóCô lặng lẽ như bà tiên tốt bụngGiúp chúng em khôn lớn từng ngườiCô không là thánh của đền đài tráng lệ Nhưng bóng hình cô- vị thánh sống trong emGiờ dạy đầu xuânMột sáng xuânTrong veo không gianXanh tươi vòm láChim líu loTiếng hót chuyền cànhTiếng trống điểmCả không gian xuân ấyÙa vào phòngRộn sắc xuân vuiGiờ học đầu xuân, ai nỡ làm khô cứngBằng những phương trình, định lí lạ quenDành năm phút nói về xuân cũ, mớiCao hứng quá bật ngâm câu thơ đẹp“Xuân gấm đầu tiên giửa cõi đờiMùa xuân ngây dại sóng con ngườiHãy hoan hô, lời cao như sấmVạn tuế bay ơi,nắng rợp trời”Học trò trai cười vang như sấmHọc trò gái cười xinh như hoaGiờ dạy ấyTôi giảng bài ý đậu vườn xuân vắng thầyhôm nay bục giảng vắng thầyphấn nắm nhớ ngón tay gầy thân thươngbảng đen trống trải trên tườngghế bàn ngơ ngác, vở thương nhớ thầythời gian đếm từng phút giâybên ngoái cửa sổ hàng cây lặng thầmem nhớ những tiếng thơ ngâmnhớ từng bài giảng giọng trầm êm êmthương thầy khó nhọc bao đêmcàng mong càng nhớ thầy lên giảng bàihọc trò sống mũi cay caybâng khuâng lớp học chiều nay đượm buồn	hè vềai thắp sáng những chùm phượng đỏdưới trời xanh mây trăng nắng vàngai khơi dậy nỗi niềm thương nhớtrong lòng người giữa lúc hè sang	hè vềai thắp sáng những chùm phượng đỏdưới trời xanh mây trăng nắng vàngai khơi dậy nỗi niềm thương nhớtrong lòng người giữa lúc hè sangKON TRAI – KON GÁICon gái thường nói khôngKhi con trai nói cóCon gái thường nói khóKhi con trai tới nhàCon gái hay ăn quàKhi ngồi trong lớp họcCon gái thường hay khócKhi nỗi buồn vu vơsợ cánh buồm tuổi thơbay vào trong sóng biếcrồi bồi hồi ngẩn tiếcmột điều gì đã quacon gái ít nói rađiều riêng tư kỉ niệmsợ con trai sẽ biếtnói con gái mộng mơCô giáo emEm không thể quên những giờ học ấyMà cô đã giành tặng chúng emBởi những điều mà cô đã dạySẽ theo em đi suốt cuộc đờiLuôn bên em mọi lúc mọi nơiDù mai sau dẫu có ra trườngThì trong em hình cô còn mãiƠn cô Ngay trong lúc này đâyTôi nghĩ về thầy côNhững người tôi quí trọngTrong đó có cô giáoDạy “lý” lớp chúng tôiCô vốn là một ngườiDịu dàng và cởi mởRất tâm huyết với nghềNghề “giáo viên” cao quýTôi yêu cô giáo lắmBởi tính tình ngay thẳngVốn sẵn có trong côNhững giờ học trên lớpCô không bao giờ mắngNhưng lớp của chúng tôiKhông một ai nói chuyệnĐể cô phải nhắc nhiềuVà cũng chẳng một aiLàm việc riêng trong giờNên cô vừa ý lắmThường khen lớp chúng tôiKhiến lớp tôi phấn khởiAi cũng chăm chỉ họcChính vì vậy giờ đâyTôi viết bài thơ nàyĐể tỏ lòng thành kínhBiết ơn cô thật nhiềuCó lẽCó lẽ thầy chẳng chớ emCô trò nhỏ năm nào trong lớp họcBị điểm kém lần nào em cũng khócMà thầy thì giọng đọc điểm thật toCó lẽ làThầy có nhớ tên trò?Cái con nhỏ hôm nào cứ hay mơ mộng hãoThầy đã truyền cho em bao ước mơ, hoài bãoĐể em trở thành cô giáo hôm nayCó lẽ làThầy chẳng mấy đổi thay ?Vẫn như buổi hôm nao - trước giờ thầy lên lớp“Lũ quỷ” chúng em đứa sau đứa trướcVây lấy thầy trong bước ” tuổi thần tiên”Có lẽ làThầy sẽ chẳng thấy phiềnKhi em nhắc đến thầy nhiều như thếMỗi lần gặp bọn em tranh nhau kểVề những ngày thầy chủ nhiệm lớp emCó lẽ làSẽ chẳng có ai quênBao thế hệ cô thầy đã dày công dạy dỗĐường tương lai dẫu còn khó khăn, trăn trởNhớ lời thầy. Em vững bước vượt qua.Đất Nứt Con Bọ Hung            Từ thuở bé, ngoài tính nghịch ngợm, hiếu động, Quỳnh còn tỏ ra thông minh xuất chúng khi học rất giỏi và đối đáp hay, nhất là khi ứng khẩu. Trong làng cậu bé Quỳnh có một người hay chữ nhưng tính tình kiêu ngạo, đi đâu cũng khoe khoang, tên gọi là ông Tú Cát. Tất nhiên, từ nhỏ Quỳnh đã ghét những người có bản tính như vậy. Một hôm, Quỳnh đang đứng xem đ àn lợn ăn cám thì Tú Cát đi qua. Đã được nghe người ta đồn đãi về thần đồng này, Tú Cát không ưa gì Quỳnh, ông ta ra vẻ kẻ cả gọi Quỳnh đến bảo:  - Ta nghe thiên hạ đồn mày là đứa thông minh, ứng đáp rất giỏi. Bây giờ ta ra cho mày một vế đối, nếu mà không đối được thì sẽ biết tay. Nhất định ta sẽ đánh đòn cho chừa các tật láo, nghe chưa! Nói xong, không đợi Quỳnh thưa lại, Tú Cát liền gật gù đọc:  - "Lợn cấn ăn cám tốn.“ Đây là một câu đối rất hắc búa bởi "Cấn" và "Cám" vừa chỉ lợn và thức ăn của lợn, lại vừa là hai quẻ trong kinh Dịch, người có học nhiều còn thấy khó. Thế nhưng, không nao núng, Quỳnh đọc lại ngay: - "Chó khônss chớ cắn càn."Quả là một vế đối vừa chỉnh vừa có ý xỏ xiên. "Khôn" và "Càn" cũng là hai quẻ trong kinh Dịch, Quỳnh lại còn ngầm ý chưởi Tú Cát là đừng có mà rắc rối. Bị thằng nhỏ hơn mình chơi lại một đòn đau, Tú Cát tức lắm, hầm hầm bảo: - Được để coi mầy còn thông minh đến cỡ nào. Tao còn một vế nữa, phải đối ngay thì tao phục! Nói xong Tú Cát đọc ngay:  - "Trời sinh ông Tú Cát!"Vế vừa ra mang tính cách ngạo nghễ, phách lối. Nào ngờ, Quỳnh chỉ ngay xuống đất, dưới lớp phân heo đ ùn lên những ụ nhỏ mà đáp: - "Đất nứt con bọ hung!"Đến nước này thì dù tức đến hộc máu mồm, Tú Cát cũng đ ành cút thẳng.       

File đính kèm:

  • pptSo bao dac biet 12B7 chao mung 20.11.ppt
Bài giảng liên quan