Sổ tay tuyên truyền viên Thôn, Bản
Phần Mở Đầu
Phần 1 | Tuyên Truyền viên cơ sở
1. Trách nhiệm của tuyên truyền viên cơ sở
2. Hoạt động truyền thông tại Thôn, Bản
Phần 2 | MộT số kỹ năng dùng Trong
Truyền Thông Trực TiếP Tại cộng Đồng
1. Họp dân
2. Tư vấn – Vận động
3. Thảo luận
Phần 3 | Phụ lục
giúp mang lại thêm một số tiền hỗ trợ từ REDD cho những người bảo vệ rừng. 3 27Sổ tay tuyên truyền viên Thôn, Bản Phụ lục 2 MẪU BáO cáO hOẠt độnG tUYÊn tRUYỀn cỦA tUYÊn tRUYỀn viÊn cƠ SỞ (ttvcS) Thôn Xã Huyện Tỉnh Thời gian: Tháng/ Năm 2011 Họ tên tuyên truyền viên cơ sở: STT Thời gian (Khi nào? Kéo dài bao lâu?) Nội dung tuyên truyền Hình thức và địa điểm tuyên truyền Đối tượng tuyên truyền – Số lượng tham dự Tự nhận xét của TTVCS về hiệu quả hoạt động tuyên truyền Các đề xuất của người dân và những vấn đề phát sinh khác 1 2 3 4 Người báo cáo (ký và ghi rõ họ tên) 28 Sổ tay tuyên truyền viên Thôn, Bản BáO cáO hiệU qUả tRUYỀn thônG BằnG câU chUYện tự kể (Mẫu dành cho Tuyên truyền viên cấp Thôn) Trong lúc và sau khi tiến hành các hoạt động truyền thông, Bạn cần theo dõi và ghi lại các diễn biến nhận thức, thái độ và hành vi của người dân trong Thôn về Rừng và REDD. Đó chính là cách để xem hoạt động truyền thông của Bạn có tác động hiệu quả như thế nào. Một cách đơn giản là Bạn hãy làm việc trên theo cách ghi lại những “câu chuyện” xẩy ra trong tuần, tháng có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và phát triển Rừng. Ví dụ: • Nhà A trước đây vẫn thường hay vào rừng chặt cây, sau khi họp thôn tuần trước về REDD, thấy tham dự vui vẻ, nhưng sau đó vẫn tiếp tục đi vào rừng. Khi cán bộ hỏi thì nói rằng đã hiểu giữ rừng là cần thiết nhưng vẫn phải vào rừng. Đối tượng cần được tiếp tục tư vấn. • Nhà B thường hay rụt rè không muốn tham gia các hoạt động do Ban quản lý rừng phổ biến và phát động, nhưng sau khi được cán bộ Thôn đến nhà tư vấn về trách nhiệm của người dân trong việc tham gia chương trình UN-REDD hai lần liên tục, sau đó thấy tích cực hẵn lên, vui vẻ tham gia các hoạt động phòng chống cháy rừng do cán bộ triển khai. • Anh A ngày hôm qua đã trực tiếp cùng cán bộ Thôn đi vận động và thuyết phục thành công một đối tượng chặt cây rừng tự nhận trách nhiệm và cam kết không tái phạm nữa. Các câu chuyện là cÓ thật và được viết lại rất ngắn gọn lại như ví dụ trên và theo mẫu Phiếu kèm theo Phụ lục 3 29Sổ tay tuyên truyền viên Thôn, Bản phiếU vỀ các câU chUYện cÓ liÊn qUAn đến BảO vệ và phát tRiển RừnG tẠi thôn Thôn Xã Huyện Thời gian: Tháng ../ Năm: Họ tên Tuyên truyền viên: Thời điểm xẩy ra Địa điểm xẩy ra câu chuyện (hộ x, xóm z) Nhân vật chính của câu chuyện (người y, hộ x) Tóm tắt câu chuyện đã xẩy ra Đánh giá câu chuyện (+: tích cực, _: tiêu cực) Phân tích nguyên nhân dẫn đến hành vi + hoặc – trong câu chuyện và đề xuất giải pháp (nếu có) 30 Sổ tay tuyên truyền viên Thôn, Bản Gợi ý Một Số tình hUốnG câU hỏi – tRả lời tROnG cUộc họp và khi tiếp xúc với nGười dân 1. Những lợi ích của người dân khi tham gia Chương trình UN-REDD (gọi tắt dưới đây là Chương trình)? Người dân và cộng đồng sẽ được hưởng 2 lợi ích chính khi tham gia Chương trình: • Nhận thức và kỹ năng tham gia một số hoạt động về REDD được nâng cao để khi cơ chế REDD chính thức hoạt động thì các hộ gia đình, cộng đồng và các chủ rừng có đủ điều kiện tham gia. Đây là lợi thế so với những hộ gia đình và các chủ rừng không tham gia thì ít hoặc không có cơ hội được tham gia giai đoạn 2. • Được chi trả (hưởng lợi ích tài chính) dựa trên kết quả tham gia các hoạt động bảo vệ rừng (Giai đoạn 2) của các hộ gia đình, cộng đồng và chủ rừng. 2. Những lợi ích về mặt tài chính khi người dân tham gia Chương trình? Ở giai đoạn này Chương trình không đem lại những lợi ích trực tiếp về tài chính cho người dân, có nghĩa là không có bất kỳ sự chi trả bằng tiền hoặc đầu tư vào xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng. Lợi ích về tài chính sẽ được nghiên cứu, tính toán và chỉ trả khi thực hiện giai đoạn 2 (khi tiến hành dự án thí điểm cơ chế chi trả). Giai đoạn này nhằm nâng cao nhận thức của người dân và các cấp chính quyền về vai trò của rừng đối với biến đổi khí hậu và nâng cao năng lực kỹ thuật và thể chế để Việt Nam có thể sẵn sàng tham gia thực thi REDD vào năm 2012. Phụ lục 4 31Sổ tay tuyên truyền viên Thôn, Bản 3. Khi nào người dân sẽ được trả tiền khi tham gia các hoạt động bảo vệ rừng? Người dân và các chủ rừng sẽ được nhận tiền khi: • Kết thúc Giai đoạn 1 và trình độ hiểu biết và kỹ năng của các hộ gia đình và chủ rừng được nâng cao và triển khai giai đoạn 2 (thí điểm thực hiện REDD). • Nhà tài trợ (người mua) đánh giá và công nhận kết quả của hoạt động bảo vệ rừng, và • Nhà tài trợ (người mua) trả tiền cho Chính phủ Việt Nam. 4. Tiền từ Chương trình sẽ được chi trả đến người dân như thế nào? Tiền sẽ được chuyển từ quỹ REDD quốc gia về quỹ REDD cấp tỉnh và chuyển đến hộ gia đình (các hộ có sở hữu rừng hoặc nhận khoán bảo vệ rừng) thông qua các đơn vị chủ rừng. Cơ chế chuyển tiền từ cấp tỉnh đến hộ gia đình hiện nay đang được xây dựng và lấy ý kiến. Tiền được trả căn cứ vào những nỗ lực mà người dân bỏ ra để giữ rừng. 5. Các dự án khác có những cơ sở hạ tầng cho người dân, vậy Chương trình có hỗ trợ cho những hoạt động này ở cấp Thôn không? • Chương trình UN-REDD không phải là Chương trình hay dự án xóa đói giảm nghèo hay phát triển kinh tế, xã hội. Chương trình này nhằm mục tiêu quan trọng nhất là giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, từ đó giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, Chương trình cũng gián tiếp hỗ trợ mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội thông qua việc chi trả cho công sức của người dân và các chủ rừng tham gia bảo vệ rừng. 32 Sổ tay tuyên truyền viên Thôn, Bản • Chương trình sẽ được thực hiện trên cơ sở lồng ghép với các Chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo hay phát triển kinh tế, xã hội đang thực hiện trên địa bàn để hỗ trợ bà con xây dựng cơ sở hạ tầng. 6. Chương trình sẽ tiến hành trong bao lâu (tính bền vững của Chương trình)? Nhằm đảm bảo sự đóng góp thiết thực vào việc bảo vệ rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như để bà con yên tâm tham gia các hoạt động bảo vệ rừng. Chương trình REDD dự kiến sẽ được tiến hành trong thời gian dài nhưng sẽ được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. 7. Điều kiện để người dân được tham gia Chương trình? Tất cả mọi người dân và cộng đồng hay chủ rừng đều có cơ hội tham gia thực hiện REDD. Tuy nhiên mức độ tham gia phụ thuộc vào sự nhiệt tình, hiểu biết và kỹ năng thực hiện các hoạt động về REDD sẽ được giới thiệu và hướng dẫn ở giai đoạn này. Do vậy, sự tham gia của các hộ gia đình và chủ rừng ngay từ giai đoạn này đóng vai trò quan trọng. 8. Các công việc cụ thể người dân phải làm khi tham gia Chương trình? • Nghe và tìm hiểu thông tin để hiểu đúng về REDD và các hoạt động của Chương trình UN-REDD. • Thường xuyên tham dự các buổi họp thôn vì có lồng ghép chương trình truyên truyền UN-REDD. • Vận động, tuyên truyền cho những người trong gia đình, trong gia tộc và những người xung quanh cùng tham gia bảo vệ và phát triển rừng. • Đóng góp các ý kiến, sáng kiến trong các cuộc họp Thôn, họp nhóm nhỏ về bảo vệ, phát triển rừng và cách chia sẻ lợi ích từ REDD mang lại. 33Sổ tay tuyên truyền viên Thôn, Bản • Tham gia các lớp tập huấn do Chương trình UN-REDD và Huyện tổ chức về các kỹ năng như: đo, đếm, xác định loại rừng, trữ lượng rừng • Tham gia các hoạt động phòng chống cháy rừng; trồng, cải tạo và bảo vệ rừng do địa phương phát động. • Xây dựng kế hoạch nhóm về công tác BVR và thường xuyên đi kiểm tra rừng. • Tham gia các hoạt động đo đạc rừng cùng với cán bộ kiểm lâm, các chủ rừng 9. Sự khác nhau giữa người ký và không ký cam kết tham gia Chương trình? Trước hết, Chương trình UN-REDD sẽ tìm hiểu kỹ lý do tại sao có hộ không ký kết. Nếu do thiếu thông tin thì chương trình sẽ có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ và vận động các hộ tham gia. Nếu hộ gia đình đó vẫn quyết định không tham gia thì đó là quyền quyết định của họ. Nếu các hộ không tham gia Chương trình thì sẽ không có đủ hiểu biết và kỹ năng thực hiện REDD và cơ hội tham gia Giai đoạn 2 và sẽ không được nhận tiền chi trả cho các hoạt động bảo vệ rừng. 10. Trong thời gian chờ đợi lợi ích từ REDD, người dân sẽ làm gì để đảm bảo cuộc sống nếu không “khai thác” rừng (vì nghèo và vì không có đất sản xuất)? Tham gia tích cực vào các hoạt động của Chương trình UN- REDD trong giai đoạn chuẩn bị này nhằm chuẩn bị các kiến thưc cần thiết cho giai đoạn chính thức thực thi REDD. Trong thời gian trước mắt khi chưa có tiền từ Chương trình REDD nhưng Nhà nước đã có rất nhiều các chính sách, chương trình, dự án để ổn định và nâng cao đời sống cho đồng bào. Chương trình UN-REDD sẽ cùng phối hợp với các chương trình dự án khác trên địa bàn để cải thiện sinh kế cho người dân. 11. Phần lớn hiện nay các khu rừng đều đã có chủ rừng, vậy 34 Sổ tay tuyên truyền viên Thôn, Bản Chương trình có còn rừng để giao khoán cho nhân dân bảo vệ không? Và người dân phải bảo đảm những tiêu chí nào thì sẽ được giao rừng? UN-REDD chỉ có thể hỗ trợ chính phủ công tác giao khoán rừng, UN-REDD không có rừng để giao khoán cho nhân dân 12. Những hộ dân không được giao rừng hoặc không ký hợp đồng bảo vệ rừng với các Ban quản lý rừng hoặc công ty lâm nghiệp thì có được hưởng lợi từ Chương trình hay không? Những hộ không có rừng có được hưởng lợi từ REDD không? Hiện nay, Chương trình đang nghiên cứu xây dựng Cơ chế chia sẻ lợi ích khi tham gia thực hiện REDD. Dự kiến khi REDD chính thức được triển khai thì các hộ gia đình không có rừng vẫn được hưởng lợi ích gián tiếp vì Nhà nước sẽ sử dụng một phần tiền thu được từ việc thực hiện REDD đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi công cộng như điện, đường, trường học, trạm y tế... 35Sổ tay tuyên truyền viên Thôn, Bản Thiết kế bởi công ty Truyền Thông Đa Phương Tiện việT website: 36 Sổ tay tuyên truyền viên Thôn, Bản
File đính kèm:
- Sổ tay TTY thôn, bản.pdf