Sử dụng bài kiểm tra trong tiết dạy học Ngữ văn - Hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh

1. Mô tả biện pháp

Bình thường, ta đặt bài kiểm tra riêng biệt với tiết học, coi như một công cụ để kiểm tra

học sinh. Vậy sao ta không thể đặt nó vào ngay trong tiết học, coi nó như một phần của

bài học nhằm phát triển kiến thức và kĩ năng của học sinh, nhất là thói quen tự học?

Nên tiến hành kiểm tra trong khoảng 10 – 15 phút. Câu hỏi trong bài cần ngắn gọn, có thể

lấy ngay câu hỏi trong phần đọc - hiểu, luyện tập SGK để kiểm tra việc soạn bài của học

sinh hoặc lấy một phần trong bài học làm câu hỏi (ví dụ: ý nghĩa của những chi tiết nghệ

thuật? phân tích một phần của tác phẩm; tổng kết lại giá trị nội dung - nghệ thuật, ). Với

học sinh lớp chuyên chọn, câu hỏi sẽ mang tính tổng quát, tư duy cao hơn (ví dụ: so sánh

1 tác phẩm với tác phẩm khác, làm bài tập nâng cao về Tiếng Việt, Tập Làm Văn, ).

Lưu ý: các câu hỏi phải phục vụ cho nội dung bài học chứ không phải bài cũ.

pdf2 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng bài kiểm tra trong tiết dạy học Ngữ văn - Hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Sử dụng bài kiểm tra trong tiết dạy học Ngữ văn - hướng phát 
triển năng lực tự học cho học sinh 
1. Mô tả biện pháp 
Bình thường, ta đặt bài kiểm tra riêng biệt với tiết học, coi như một công cụ để kiểm tra 
học sinh. Vậy sao ta không thể đặt nó vào ngay trong tiết học, coi nó như một phần của 
bài học nhằm phát triển kiến thức và kĩ năng của học sinh, nhất là thói quen tự học? 
Nên tiến hành kiểm tra trong khoảng 10 – 15 phút. Câu hỏi trong bài cần ngắn gọn, có thể 
lấy ngay câu hỏi trong phần đọc - hiểu, luyện tập SGK để kiểm tra việc soạn bài của học 
sinh hoặc lấy một phần trong bài học làm câu hỏi (ví dụ: ý nghĩa của những chi tiết nghệ 
thuật? phân tích một phần của tác phẩm; tổng kết lại giá trị nội dung - nghệ thuật,). Với 
học sinh lớp chuyên chọn, câu hỏi sẽ mang tính tổng quát, tư duy cao hơn (ví dụ: so sánh 
1 tác phẩm với tác phẩm khác, làm bài tập nâng cao về Tiếng Việt, Tập Làm Văn,). 
Lưu ý: các câu hỏi phải phục vụ cho nội dung bài học chứ không phải bài cũ. 
Bài kiểm tra có thể đặt ở đầu, giữa hoặc cuối tiết học, tuỳ theo mục tiêu của bài học. 
Thường bài kiểm tra ở đầu tiết sẽ khơi gợi cảm xúc hoặc sự chú ý ban đầu của học sinh 
với bài học. Nó thường mang dạng khái quát (ví dụ: ấn tượng của em khi đọc tác phẩm, 
tóm tắt tác phẩm,). Kiểm tra ở giữa tiết thường tập trung vào vấn đề đang tìm hiểu 
trong bài. Thay vì giải đáp các vấn đề, giáo viên có thể để học sinh làm như bài kiểm tra 
rồi giải đáp sau. Kiểm tra cuối tiết lại giúp học sinh khái quát hệ thống kiến thức còn 
nóng hổi đồng thời kiểm tra việc nắm bắt của học sinh trên lớp. Câu hỏi của bài này 
phong phú hơn, ngoài câu hỏi tổng hợp kiến thức trong bài, ta có thể vận dụng các câu 
hỏi trắc nghiệm hoặc câu hỏi – bài tập nâng cao. 
Kiểm tra xong phải thu bài và chấm. Có thể thu cả lớp hoặc một số em. Điểm cho vào 
kiểm tra miệng hoặc 15 phút. 
Việc dùng bài kiểm tra như vậy có nhiều lợi ích, nhất là trong việc phát triển khả năng tự 
học: 
- Giúp học sinh tập trung vào bài học, có ý thức soạn bài. 
- Giúp các em rèn kĩ năng viết. 
- Giúp giảm thời lượng nói của giáo viên, tăng quyền tự chủ cho học sinh 
2. Minh hoạ 
a. Kiểm tra trong bài “Hồi trống Cổ thành” 
- Thời gian: giữa tiết, sau khi chỉ ra chi tiết Trương Phi thẳng tay đánh trống, Quan Công 
chém được đầu Sái Dương. 
- Câu hỏi: Ý nghĩa của hồi trống (với các nhân vật, với tình huống truyện)? 
b. Kiểm tra trong bài “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” 
- Thời gian: đầu tiết, sau khi tìm hiểu tiểu dẫn 
- Câu hỏi: Nêu cảm nhận chung của em về tâm trạng người chinh phu. 
c. Kiểm tra trong bài “Vợ nhặt” 
- Thời gian: giữa tiết, sau khi chỉ ra tình huống truyện 
- Câu hỏi: Tại sao đây là một tình huống độc đáo? 
d. Kiểm tra trong bài “Vội vàng” 
- Thời gian: cuối tiết, sau khi phân tích hết bài 
- Câu hỏi: Em đánh giá gì về triết lí sống vội vàng của Xuân Diệu? Em học tập được gì từ 
triết lí sống đó? 
Lê Thị Thu Hằng – THPT Đống Đa – Hà Nội 

File đính kèm:

  • pdfsu dung bai kiem tra ngu van.pdf
Bài giảng liên quan