Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu. Cái thiếu nhất của đất nước ta là thiếu một lực lượng sản xuất phát triển. Đất nước ta chưa có một cơ sở vật chất- kỹ thuật phù hợp với chủ nghĩa xã hội. Quá trình xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật ấy ở nước ta chính là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân.

Nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được xác định và khái quát: “Phát triển nông- lâm- ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế- xã hội đồng thời tăng tốc độ và tỷ trọng của công nghiệp, mở rộng kinh tế dịch vụ theo hướng huy động triệt để các khả năng sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; đẩy mạnh thăm dò, khai thác chế biến dầu khí và một số loại khoáng sản, phát triển có chọn lựa một số ngành trong công nghiệp tư liệu sản xuất khác và các cơ sở thuộc kết cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên phát triển điện giao thông, thủy lợi và thông tin liên lạc”.

 Đó chính là con đường tạo ra lực lượng sản xuất mới nhằm khai thác và phát huy tốt nhất các nguồn lực bên trong và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một bước tăng cường cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời cũng là một bước củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, làm cho nền sản xuất xã hội không ngừng phát triển, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.

 Chính vì vậy, thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn. Do đó, trước hết phải hiểu rõ và nắm vững nội dung cụ thể của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là hết sức cần thiết, để chúng ta có những bước đi đúng đắn, góp phần nào có thể được vào sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.

Bởi vậy, nghiên cứu nội dung cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi sinh viên chúng ta, và có thể coi đó là hành trang cùng với những kiến thức đã được giảng dạy để bước vào cuộc sống.

 

doc26 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ư nước ngoài là quan trọng. Từ nguồn vốn bên ngoài, biến thành nguồn vốn trong nước, tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình CNH- HĐH tăng trưởng và phát triển. Để với việc huy động vốn đầu tư nước ngoài cần có cơ chế chính sách thỏa đáng để thu hút ngày càng nhiều và tranh thủ cùng với công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, nguồn vốn nước ngoài cũng chỉ có hạn và thường kèm theo, những ràng buộc nhất định, số nước và cá nhân có vốn đầu tư không tương đương với số nơi có nhu cầu nhận đầu tư, từ đó nảy sinh cạnh tranh. Cuộc cạnh tranh này đưa các nước kém phát triển hơn vào thế bất lợi. Muốn tiếp nhận đầu tư từ nước ngoài thì cần phải có một lượng vốn tương ứng ở trong nước. Còn việc vay vốn thì phải đảm bảo đến khả năng trả nợ, và các yếu tố như độc lập, chủ quyền, kinh tế, chính trị.
Chính vì lẽ đó mà vốn nội bộ có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, để khắc phục nguy cơ tụt hậu,không có cách nào khác là phải ra sức cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng cá nhân, dồn vốn cho đầu tư, phát triển. Đầu tư Nhà nước chủ yếu tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, xây dựng một số cơ sở công nghiệp then chốt, và phát triển nông thôn. Nhà nước phải tạo điều kiện cho từng địa phương, từng cơ sở phát triển mạnh mẽ sản xuất nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp CNH- HĐH.
Song song với việc huy động các nguồn vốn, vấn đề sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn cũng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.Sự cần thiết của chế độ bảo toàn và phát triển vốn trước hết xuất phát từ yêu cầu của cơ chế quản lý kinh tế mới, phải hạch toán kinh tế kinh doanh, xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH là đảm bảo tính hiệu quả kinh tế cao.Vì vậy, để quá trình CNH- HĐH và sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao, tất yếu phải bảo toàn và phát triển vốn, phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
	3.2 ứng dụng khoa học công nghệ:
Khoa học được coi là một hệ thống trí thức của loài người đã hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển cả về tự nhiên, xã hội và tư duy, cả về các quy luật vận động phát triển khách quan của chúng,trên cơ sở thực tiễn. Do đó, có thể nói khoa học là sự phản ánh lý thuyết của thực tiễn.
Sự nghiệp CNH- HĐH nói riêng và phát triển kinh tế- xã hội nói chung ở nước ta hiện nay “phải thật sự dựa vào khoa học và công nghệ”. Khoa học ở đây bao gồm cả khoa học xã hội, khoa học tự nhiên,khoa học kỹ thuật và công nghệ; và cùng với chức năng văn hóa, nó phải đảm bảo cơ sở khoa học cho các quyết định quan trọng của các cấp quản lý, thực sự là công cụ chủ yếu để nâng cao năng suất lao động; chất lượng và hiệu quả của mọi hoạt động kinh tế- xã hội. Chính vì vậy, phải đẩy mạnh việc nghiên cứu,ứng dụng khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật theo hướng trọng tâm là cải tạo, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của các cơ sở sản xuất hiện có, tận dụng có hiệu quả công suất thiết bị, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Cải tiến, hiện đại hóa công nghệ truyền thống, đồng thời hình thành có trọng điểm một số hướng công nghệ hiện đại như: điện tử và tin học; công nghệ vật liệu mới; công nghệ sinh học, cũng như một số ngành công nghiệp và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao tạo cơ sở cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bước phát triển tiếp sau.
Tuy nhiên, do nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, nên ngân sách Nhà nước chủ yếu chỉ có thể đảm bảo cho việc xây dựng các cơ sở nghiên cứu khoa học và triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu quan trọng có ý nghĩa quốc gia, hoạt động chủ yếu theo phương thức ký kết hợp đồng nghiên cứu trực tiếp với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Đồng thời mở rộng, đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ, tranh thủ sự hợp tác và tài trợ của nước ngoài, của các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học cũng như trí thức Việt kiều.
Mặt khác, thực tiễn thế giới hiện đại đã cho thấy trong điều kiện hiện nay, nước ta có nhịp độ phát triển nhanh không nhất thiết phải là nước có tiềm năng nghiên cứu để ứng dụng lớn và cải tiến nhanh những quy trình công nghệ, các phát minh, sáng chế kỹ thuật của thế giới, cho thích ứng với điều kiện cụ thể của nước mình. Chính vì vậy, phải” đẩy mạnh phong trào toàn dân học tập, tiếp thu, ứng dụng, làm chủ các tiến bộ khoa học và công nghệ; phát huy sáng kiến để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong mọi hoạt động kinh tế xã hội.
	3.3 Làm tốt công tác điều tra cơ bản, thăm dò địa chất:
Đây là một tiền đề hết sức quan trọng đối với việc quyết định phương hướng,chủ trương,kế hoạch,biện pháp thực hiện công nghiệp hóa.
Việc điều tra cơ bản, thăm dò địa chất để nắm vững các loại tài nguyên và tình hình kinh tế xã hội phải đi trước; đồng thời phải tiếp tục điều tra để phát hiện những tài nguyên chưa tìm thấy và nắm chắc sự biến động về các mặt của tình hình kinh tế xã hội. Chính vì vậy, việc điều tra thăm dò phải đảm bảo chất lượng cao, chính xác, cụ thể và kịp thời.
Sẽ không thể đẩy mạnh việc khai thác, chế biến dầu khí, một số khoáng sản, xây dựng các công trình thuỷ điện lớn, nhỏ.. .nếu không có bản đồ địa chất, công trình,luận chứng kinh tế, xã hội. Thiếu nó sẽ không thể phân bổ xí nghiệp, xác định quy mô,trình độ kỹ thuật, và hiệu quả của việc khai thác.
Tất nhiên,việc điều tra thăm dò phải được kết hợp giữa phương pháp khoa học và kỹ thuật hiện đại, với việc phát động quần chúng rộng rãi tham gia.
Việc điều tra thăm dò không chỉ là tiền đề không thể thiếu được cho công nghiệp hóa,mà còn cho phép khai thức lợi thế so sánh về tài nguyên giữa các nước, nếu khai thức kịp thời.Sẽ bị mất lợi thế nếu khai thức chậm trước sự bùng nổ của vật liệu mới do sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại đang tạo ra khả năng thay thế nguyên vật liệu tự nhiên. Ví dụ:quặng bôxit sẽ bị mất giá trị khi kỹ thuật luyện nhôm từ đất sét thường trở thành phổ biến của thế giới;cát có độ silic cao sẽ bị mất giá khi kỹ thuật tổng hợp silic tinh chất được hoàn thiện;than dầu sẽ bị mất giá khi kỹ thuật năng lượng mặt trời, gió năng lượng nguyên tử được sử dụng.. .
	3.4 Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật
Công nghiệp hóa đất nước là sự nghiệp của toàn xã hội, trong đó đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý và công nhân lành nghề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Để có được đội ngũ đó phải đẩy mạnh việc đào tạo, Đảng ta đã xác định” Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục,đào tạo khoa học và công nghệ coi đó là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển.Trước mắt, phải phổ cập cấp I, nâng cao dân trí, đào tạo nghề cho phần lớn thanh niên, tăng nhanh số công nhân lành nghề, đào tạo cán bộ nhiều trình độ, đặc biệt là cán bộ quản lý,nhà kinh doanh, chuyên gia khoa học và công nghệ”
Sự nghiệp đào tạo hiện nay ở nước ta đòi hỏi phải nhanh chóng đổi mới cơ chế quản lý giáo dục đào tạo,khoa học công nghệ,cho phù hợp với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN.Phải gắn chặt lĩnh vực này với sản xuất và các mục tiêu kinh tế xã hội. Muốn vậy,một mặt nhà nước phải tăng đầu tư,mặt khác phải có chính sách,các hình thức,biện pháp để động viên thúc đẩy toàn dân,các thành phần kinh tế cùng tham gia đóng góp để đẩy mạnh sự nghiệp quan trọng này,chỉ có vậy mới nhanh chóng xây dựng được một đội ngũ lao động có trí tuệ thích ứng với sự phát triển khoa học và công nghệ hiện đại của thế giới.
C_ Kết luận:
	Tóm lại, trên đây là những vấn đề cơ bản, chủ yếu của nội dung sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Qua những phân tích ta nhận thức được rằng nội dung cốt lõi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt tới năng suất cao.
 Vì vậy, thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa. Ngay từ những năm 60, Đảng ta đã xác định đây là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ và đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Một số công trình lớn đã được xây dựng và phát huy tác dụng. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa chúng ta cũng phạm phải một số sai lầm, thiếu sót. Từ những thành tựu cũng như sai lầm, thiếu sót trước đây, nhận thức và cách làm công nghiệp hóa, ở nước ta đã có sự phát triển phù hợp với tình hình mới. 
Tất cả để đạt tới mục tiêu dài hạn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng cơ sở- vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, dựa trên nền khoa học tiên tiến, tạo ra lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất ngày càng tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, củng cố quốc phòng an ninh, nâng cao khả năng hợp tác phát triển với bên ngoài, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Bởi vậy, hiểu rõ và nắm vững nội dung cụ thể của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là hết sức cần thiết, để chúng ta có những bước đi đúng đắn, góp phần nào có thể được vào sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước tiến theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Kinh tế Chính trị học Mác- Lê nin (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia)
Kinh tế Chính trị Mác-Lê nin (Nhà xuất bản Giáo dục)
Tư bản quyển I, trong C.Mác- Anghen toàn tập, tập 23 (sản xuất bằng máy móc)
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX
Tạp chí cộng sản số 10 (5-2000) và số 18 (9-2001)
Thời báo Kinh tế Việt Nam số 18,19-2002
Con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta hiện nay NXB – khoa học xã hội 1996
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở NIEs Đông á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam – PGS-TS. Lê Thạch Bàn, TS. Trần Thị Tri – NXB thế giời 2000
Hỏi đáp về công nghiệp hoá hiện đại hoá - NXB thanh niên -1999
Suy nghĩ về công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở nước ta (một số vấn đề lý luận và thực tiễn) – GS.TS. Ngô Đình Giao – NXB chính trị quốc gia –1996
Tạp chí kinh tế phát triển số 92 ( 6 - 1998) và số 88 (2-1998)
Dự thảo các văn kiện trình đại hội IX của Đảng – ĐCSVN –7/2000

File đính kèm:

  • doc50084.doc