Sự tích 18 vị La Hán

1.  La Hán Tọa Lộc

•là một đại thần danh tiếng của vua Ưu Điền, đã xuất gia rời bỏ triều đình vào rừng tu luyện. Sau khi đạt Thánh quả, Ngài cưỡi hươu về triều khuyến hóa vua, vì thế được tặng danh hiệu La-hán Cỡi Hươu (tọa lộc).

•Sách Pháp Trụ Ký xếp ngài là vị La-hán thứ nhất, cùng 1.000 vị La-hán trụ ở Tây Ngưu Hóa Châu.

 

ppt19 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự tích 18 vị La Hán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 SỰ TÍCH  18 VỊ  LA HÁNTheo truyền thuyết phật giáo Ấn Độ - Trung Hoa1.  La Hán Tọa Lộclà một đại thần danh tiếng của vua Ưu Điền, đã xuất gia rời bỏ triều đình vào rừng tu luyện. Sau khi đạt Thánh quả, Ngài cưỡi hươu về triều khuyến hóa vua, vì thế được tặng danh hiệu La-hán Cỡi Hươu (tọa lộc).Sách Pháp Trụ Ký xếp ngài là vị La-hán thứ nhất, cùng 1.000 vị La-hán trụ ở Tây Ngưu Hóa Châu.2. La-hán Khánh HỷKhánh Hỷ (Mang lại niềm vui) còn gọi là Yết-nặc-ca-phược-sa, thường đi du hóa khắp nơi với gương mặt tươi vui và dùng tài thuyết pháp để chiêu phục chúng sanh. Thấy mọi người thường vô ý gây việc ác sẽ bị xuống địa ngục, nên khi thuyết pháp ngài dùng giáo lý nhân quả thiện ác, giúp chúng sanh phân biệt rõ ràng để sửa đổi. Bằng cách giảng dạy chân thật, Tôn Giả suốt đời như ngọn hải đăng đem ánh sáng Phật pháp soi rọi nhân sinh.Theo Pháp Trụ Ký, ngài là vị La-hán thứ 2, thường cùng 500 vị La-hán trụ tại nước Ca-thấp-di-la (Kashmir). 3. La-hán Cử BátNgài là vị đại đệ tử được đức Phật giao phó giáo hóa vùng Đông Thắng Thần Châu. Tôn giả Ca-nặc-ca thường mang một cái bát sắt bên mình khi du hành khất thực, nên được gọi là La-hán Cử Bát.Theo Pháp Trụ Ký ngài là vị La-hán thứ 3, cùng 600 vị A-la-hán trú tại Đông Thắng Thần Châu.4.  La Hán Thác Tháp(nâng tháp)Tên của ngài là Tô-tần-đà,thường ngày giúp người nhiệt tình nhưng ít nói. Tôn Giả ít khi đi theo đức Phật ra ngoài, chỉ ở tinh xá đọc sách hoặc quét sân; hiếm khi lãng phí thời gian vào việc tán gẫu, dành trọn thời gian tọa thiền nên chứng quả A-la-hán rất sớm. Hình tượng ngài được tạo với bảo tháp thu nhỏ trên tay, tháp là nơi thờ xá-lợi Phật, giữ tháp bên mình là giữ mạng mạch Phật pháp, vì thế ngài được gọi là La-hán Nâng Tháp.Theo Pháp Trụ Ký, ngài Tô-tần-đà là vị La-hán thứ 4, thường cùng 700 vị A-la-hán phần nhiều trụ ở Bắc Câu Lô Châu. 5.  La Hán Tĩnh TọaTên của ngài là Nặc-cù-la. Trên vách hang thứ 76 của động Đôn Hoàng có vẽ hình tượng ngài ngồi trên phiến đá. Đương thời Tôn Giả, có ngoại đạo Uất-đầu-lam-tử, công phu ngồi thiền theo pháp thuật của mình. Nhưng với niềm tin chân chính, Tôn Giả khẳng định rằng chỉ có công phu tọa thiền, quán chiếu bằng trí tuệ mới đạt được mục tiêu.Theo Pháp Trụ Ký, Tôn Giả Nặc-cự-la được xếp vào vị trí La-hán thứ 5, Ngài thường cùng 800 vị A-la-hán trụ ở Nam Thiệm Bộ Châu. 6. La Hán Quá GiangTên của ngài là Bạt-đà-la, vì mẹ ngài hạ sanh ngài dưới cây Bạt-đà, tức là cây Hiền (cây bồ đề).Tắm rửa là một phép tu hữu dụng thiết thực mà Tôn Giả thường khuyên dạy mọi người. Các tự viện Trung Hoa thường thờ hình tượng ngài trong nhà tắm để nhắc nhở ý nghĩa phản tỉnh tư duy.Tôn Giả cũng thường dong thuyền đi hoằng hóa các quần đảo của miền đông Ấn Độ như Java, Jakarta nên được mang tên La-hán Quá Giang.Theo Pháp Trụ Ký, ngài là vị La-hán thứ 6, thường cùng 900 vị A-la-hán trụ tại Đam-một-la-châu.7. La Hán Kỵ TượngTên của ngài là Ca-lý-ca, trước khi xuất gia làm nghề huấn luyện voi. Khi Tôn Giả chứng quả A-la-hán, đức Phật bảo ngài nên ở tại quê hương mình (Tích Lan) để ủng hộ Phật pháp.Theo Pháp Trụ Ký, Tôn Giả Ca-lý-ca là vị La-hán thứ 7, cùng với 1.000 vị A-la-hán luôn thường trụ tại Tăng Già Trà Châu (Srylanca ngày nay) với hình tượng cưỡi voi.8.  La Hán Tiếu SưTên của ngài là Phạt-xà-la-phất-đa-la, vốn Ngài làm nghề thợ săn, thể lực rất tráng kiện; Sau khi xuất gia chứng quả La-hán, có một con sư tử thường quấn quýt bên ngài, do đó Ngài được biệt hiệu La-hán Đùa Sư Tử. Theo Pháp Trụ Ký, ngài là vị La-hán thứ 8, thường cùng 1.100 vị La-hán trụ ở châu Bát-thích-noa. 9. La-hán Khai TâmHình tượng vạch áo bày ngực để hiển lộ tâm Phật. Ngài tên là Thú-bác-ca, vốn là một Bà-la-môn nổi danh, Sau khi xuất gia, trải qua bảy năm khổ hạnh, ngài chứng quả A-la-hán. Vì muốn kỷ niệm nhân duyên đo Phật mà xuất gia ngộ đạo, Ngài lấy cây sào lúc trước, cắm cây sào xuống đất. Cây sào bỗng nẩy chồi ra lá. Thời gian sau từ chỗ đó mọc lên một rừng trúc tốt tươi lan rộng cả vùng, người ta gọi nơi ấy là Trượng Lâm Theo Pháp Trụ Ký, ngài Thú-bác-ca là vị La-hán thứ 9, thường cùng 900 vị La-hán trụ trong núi Hương Túy. 10. La Hán Thám ThủHình tượng đưa hai tay lên rất sảng khoái của một vị La-hán sau cơn thiền định. Ngài tên là Bán-thác-ca, La-hán thứ 10, ngài thường cùng 1.100 vị A-la-hán trụ ở Tất-lợi-dương-cù-châu. 11.  La Hán Trầm TưNgài chính là La-hầu-la, luôn khiêm tốn nhẫn nhục, không thích tranh cãi hơn thua.Ngài được chọn trong số 16 La-hán lưu lại nhân gian. Với đức tánh lặng lẽ, ngài được tặng danh hiệu La-hán Trầm Tư.12. La Hán Khoái NhĩNgài tên là Na-già-tê-na sinh trưởng ở miền Bắc Ấn là bậc La-hán nổi tiếng về tài biện luận, chuyên tu về nhĩ căn, Hình tượng của ngài mô tả vị La-hán đang ngoáy tai một cách thú vị. Mọi âm thanh vào tai đều giúp cho tánh nghe hiển lộ, rất thường trụ và rất lợi íchTheo Pháp Trụ Ký, ngài cũng là vị La-hán thứ 12, thường cùng 1.200 vị A-la-hán trụ trong núi Bán-độ-ba.. 13. La-hán Bố ĐạiTên của Ngài là Nhân-yết-đà, Theo truyền thuyết, ngài là người bắt rắn ở Ấn Độ, Sau khi đắc đạo, ngài thường mang một túi vải bên mình để đựng rắn, cũng trùng hợp như Hòa Thượng Bố Đại ở Trung Hoa. La-hán là bậc bất sanh bất diệt, đến đi tự tại, các ngài du hóa nhân gian dưới mọi hình thức. La-hán Bố Đại có hình tướng mập mạp, bụng to, túi vải lớn bên mình như là hiện thân của Bồ-tát Di LặcTheo Pháp Trụ Ký, ngài là vị La-hán thứ 13, thường cùng 1.300 vị A-la-hán trụ trong núi Quảng Hiếp. 14. La-hán Ba TiêuTên của ngài là Phạt-na-bà-tư khi xuất gia với Phật, ngài thích tu tập trong núi rừng, thường đứng dưới các cây chuối nên còn được gọi là La-hán Ba Tiêu. Theo Pháp Trụ Ký, Tôn Giả Phạt-na-bà-tư là vị La-hán thứ 14, ngài và 1.400 vị La-hán thường ở trong núi Khả Trụ.15.  La Hán Trường MiTên của ngài là A-thị-đa, khi ngài mới sanh ra đã có lông mày dài rủ xuống, điều báo hiệu kiếp trước ngài là một nhà sư. Sau khi theo Phật xuất gia, ngài phát triển thiền quán và chứng A-la-hán.Đã hơn 2.000 năm, nhưng tại Ấn Độ vẫn tin rằng tôn giả A-thị-đa còn đang trị bệnh cho người hay tọa thiền trên núi.Pháp Trụ Ký xếp ngài là vị La-hán thứ 15, thường cùng 1.500 A-la-hán trụ trong Linh Thứu Sơn.16. La-hán Kháng MônTên của ngài là Chú-trà-bán-thác-ca, một tấm gương cần cù nhẫn nại. Vì không thông minh như anh nên khi xuất gia ngài không tiếp thu được Phật pháp, kể cả xếp chân ngồi thiền cũng không xong. Về sau được sự chỉ dạy của Thế Tôn, ngài thực hành pháp môn quét rác với cây chổi trên tay. Nhờ sự kiên trì, dốc tâm thực hành lời dạy của Phật, quét sạch mọi cấu uế bên trong lẫn bên ngoài, Ngài đã chứng Thánh quả.Theo truyền thuyết, khi đi khất thực Tôn Giả gõ cửa bằng gậy. Cây gậy gõ cửa trở thành biểu tượng của Tôn Giả, và là hình ảnh quen thuộc trong sinh hoạt Phật Giáo.Theo Pháp Trụ Ký, Tôn Giả là vị La-hán thứ 16, cùng với 1.600 vị A-la-hán thường trú tại núi Trì Trục.17. La-hán Hàng LongNgài tên là Nan-đề-mật-đa-la, là vị Đại La-hán thần thông quảng đại, đạo hạnh trang nghiêm. Tôn Giả ra tay hàng phục rồng nọ và được tặng hiệu La-hán Hàng Long 18.  La Hán Phục HổTên của ngài là Đạt-ma-đa-la, người ở núi Hạ Lan tỉnh Cam Túc (TQ) Tôn Giả 3 lần thu phục một con hổ dữ đem nó về núi cho tu, đi đâu thì dẫn theo. Bên cạnh hình tượng ngài người ta vẽ thêm một con hổ, ngài thành danh La-hán Phục Hổ.La-hán Hàng Long và La-hán Phục Hổ là hai vị được đưa thêm vào danh sách Thập Lục La-hán, để trở thành một truyền thuyết vĩnh viễn 18 vị La Hán được tôn thờ.

File đính kèm:

  • ppt18 VỊ LA HÁN.ppt
Bài giảng liên quan