Tác động của xoáy thuận nhiệt đới trên biển đông đối với các thành phần tự nhiên và đời sống sản xuất
Xoáy thuận nhiệt đới có tác động rất lớn đên tự nhiên và đời sống sản xuất của người dân, đặc biệt là bão. Với tốc độ gió lớn mang theo lượng mưa ẩm lớn, có sức tàn phá mạnh, xoáy thuận nhiệt đới trên biển Đông đã mang lại nhiều thiệt hại lớn về người và của.
nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mùa, bão cuối mùa thường vào các tháng 9, 10,11 thì mưa sẽ nhiều hơn. Lượng mưa phụ thuộc vào kích thước xoáy thuận, tốc độ di chuyển của xoáy thuận và việc tương tác của xoáy thuận với các hệ thống khác. Sự tương tác của xoáy thuận khi gặp phải gió mùa đông bắc có kem theo frông lạnh có thể gây tốc lố và mưa lớn. Lượng mưa mỗi ngày của cơn bão vào khoảng 100 mm/24 giờ, có những cơn bão mang đến lượng mưa cực lớn có thể lên tới 600 mm/ 24 giờ như cơn bão ngày 24/10/1934 đổ bộ vào Quảng Bình đã mang đến một lượng mưa kỉ lục 600 mm/ngày. Đặc biệt cơn bão đổ bộ vào Phù Liễn ngày 20/9/1927, đã mưa tới 1023 mm/ 4 ngày bằng hơn một nửa lượng mưa cả năm của tỉnh này. Nhưng lượng mưa trung bình của một đợt xoáy thuận từ 150 - 500 mm. Trong đó riêng đối với bão: lượng mưa từ 150 - 200 mm chiếm khoảng 10%; từ 200 - 300 mm chiếm 25%; từ 300 - 400 khoảng 45%; 400 - 500 chiếm 15%, trên 500 mm thì hiếm hơn 5%. Xoáy thuận nhiệt đới mang theo lượng mưa lớn, trong điều kiện mưa tập trung, cường độ mưa lớn trên địa hình dốc, thảm thực vật mỏng, đặc biệt là các tỉnh miền trung thì rất rễ gây ra lũ lớn: Cơn bão số 9 năm 2009 đổ bộ vào Quảng Trị đã gây ra mưa lũ lớn. Cả ngày và đêm 29 mưa to và rất to, mực nước ở các con sông đều trên mức báo động 3 cộng với triều cường dâng cao đã làm cho toàn tỉnh Quảng Trị chìm trong biển nước. Khó khăn lớn nhất là trận lũ này ở Quảng Trị không chỉ gây ngập nặng ở vùng đồng bằng, ven biển mà các xã miền núi cũng bị ngập ở mức rất cao, những ngôi nhà bị ngập sâu từ 1 đến 3 mét. Ngập lụt ở Quảng Trị do ảnh hưởng của cơn bão số 9/2009 (Nguồn: Dantri.com) - Gió thổi mạnh trong một thời gian khá lâu trên mặt biển thì lôi cuốn nước đi thành những luồng nước cùng chiều. Những luồng nước này vào gần bờ thì dồn nước lên làm cho mặt nước biển cao hơn ngày thường. Gặp lúc thủy triều lên thì cộng hưởng sinh ra một “con nước lớn”. Ở các nơi mà các luồng nước bị chặn lại như ở các cửa biển hẹp thì nước lại lên cao hơn nữa. Hiện tượng này gọi là hiện tượng nước dâng do bão. Như vậy, nước dâng do bão là lượng nước bị đẩy vào bờ do hoàn lưu gió mạnh của bão. Ở nước ta, nước dâng do bão thường xảy ra ở ven biển phía bắc của cơn bão. Lượng nước này kết hợp với thuỷ triều tạo nên triều do bão, và có thể nâng mực nước lên đến hơn 5 mét. Thêm vào đó, sóng biển do gió mạnh gây nên cũng làm tăng thêm độ cao của mực nước. Nước dâng do bão có sức tàn phá hết sức nguy hiểm, đặc biệt là khi kết hợp với triều cường khi bão đổ bộ. Nói chung, bão càng mạnh thì nước dâng càng cao. Khu vực dân cư càng ở gần cung phần tư phía trước và bên phải (so với hướng di chuyển của bão), thì vùng cần sơ tán dân càng phải lớn. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn là không thể dự báo chắc chắn cường độ của bão khi đổ bộ và thời điểm đổ bộ có trùng với thời gian xảy ra đỉnh triều trong ngày hay không. Do đó, biện pháp phòng chống khẩn cấp thường được áp dụng là chuẩn bị phương án phòng tránh cho bão mạnh hơn cường độ bão được dự báo một cấp. Biện pháp này là cần thiết để giảm thiểu mất mát về người và tài sản. Nhiều người cho rằng khoảng không ở trung tâm bão (mắt bão) làm cho nước biển dâng lên, vì vậy gây ra những đợt nước dâng do bão tàn phá khi chúng đổ bộ. Tuy nhiên tác động này cũng có thể xảy ra, nhưng độ cao nước dâng rất thấp. Ví dụ như: độ cao nước dâng do tâm xoáy thuận nhiệt đới có khí áp trung tâm là 900mb gây nên chỉ khoảng 1m, trong khi đó tổng độ cao nước dâng do bão cường độ đó có thể lên tới 6 – 10m hoặc hơn nữa. Phần lớn (85%) các đợt nước dâng do bão là do gió đẩy bề mặt đại dương về phía trước của một cơn bão (ở phía bên phải quỹ đạo của nó đối với Bắc Bán Cầu và ở phía bên trái quỹ đạo đối với Nam Bán Cầu). Gradien khí áp (tính từ trung tâm xoáy thuận nhiệt đới đến rìa ngoài mây bão) quyết định sức gió, khí áp trung tâm xác định một cách gián tiếp độ cao của nước dâng do bão. Cũng lưu ý rằng mỗi đợt nước dâng do bão đều phụ thuộc vào địa hình bờ biển, góc hợp với bờ biển khi nó đổ bộ, tốc độ di chuyển của xoáy thuận nhiệt đới cũng như sức gió. Dòng chảy gây ra bởi nước dâng do bão kết hợp với tác động của sóng có thể phá vỡ đê biển, làm sụt lở bờ biển và các đường giao thông ven biển. - Ở các khu vực bị nước dâng tràn vào, sự xâm nhập của nước mặn gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng, phá hoại môi trường và đất canh tác. - Gió to cùng với nước biển dâng, xâm nhập mặn phá hủy các khu rừng ngập mặn ven biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển - Các xoáy thuận mạnh có thể gây lên tố lốc. Tố lốc thường xảy ra ở cung phần tư phía trước, bên phải (so với hướng chuyển động) của xoáy thuận. Tuy nhiên cũng có thể xáy ra ở các dải mưa cách xa tâm bão. Tố lốc có thể xảy ra ngay sau khi xoáy thuận ( chủ yếu là bão) đổ bộ khi mà chỉ còn là vùng áp thấp có hoàn lưu xoáy thuận. Chúng có thể phát triển bất cứ thời gian nào trong ngày trong khi bão đổ bộ. Tuy nhiên sau khi bão đổ bộ khoảng 12 tiếng thì tố lốc thường xuất hiện vào ban ngày. 3.2 Ảnh hưởng của xoáy thuận nhiệt đới tới đời sống, sản xuất của người dân nước ta Xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trong khu vực vừa chịu khô hạn thì sẽ cung cấp lượng nước lớn, giúp khu vực này thoát khỏi tình trạng hạn hán. Tuy nhiên xoáy thuận nhiệt đới với tốc độ gió lớn, gió giật, mang theo một lượng mưa ẩm lớn, có thể cố tố lốc, không chỉ phá hoại cây cối, cuốn theo nhiều sinh vật, mà còn có sức phá hoại lớn đối với các công trình kiên cố của người dân, thiệt hại lớn về người và của. - Bão phá hủy mùa màng của người dân: Việt Nam là nước mà nền sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tới hơn 60% dân số. Vì vậy sản xuất nông nghiệp có vai trò chủ đạo trong đời sống của người dân. Nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nên sự thay đổi bất thường các hiện tượng tụ nhiên gây thiệt hại rất lớn đến mùa màng. Đặc biệt là sự xuất hiện của bão gây thiệt hại lớn nhất. Trước hết khi đổ bộ vào đất liền bão gây hậu quả lớn cho người nông dân ven biển. Phá hoại các khu nuôi trồng thủy sản của họ khi nước dâng lamg ngập bờ. Bão mang theo mưa lớn gây lũ lụt ở nhiều nơi, làm ngập úng mùa màng. Nếu tình trạng này kéo dài thì cây trồng sẽ bị thối rữa không cho thu hoạch. Đặc biệt xoáy thuận nhiệt đới ở biển Đông thường hoạt động trong mùa hè, trùng với mùa thu hoạch nông sản nên thiệt hại càng lớn. Vật nuôi thì bị lũ cuốn trôi. Đối với các vùng trồng cây công nghiệp lâu năm như ở Tây Nguyên thì hoạt động của xoáy thuận với gió mạnh làm đổ cây cối. - Xoáy thuận nhiệt đới gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân: Sức gió mạnh, gió giật có sức tàn phá lớn, làm sập đổ nhà cửa, cuốn trôi các ngôi nhà, vật dụng của người dân. Đặc biêt là các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam bộ, các ngôi nhà ở đây không kiên cố, dễ bị cuốn trôi. Các xoáy thuận còn phá hủy các công trình giao thông ( cầu, cống, đường, xá), phá hủy các tàu thuyền đang trên biển không kịp về nơi an toàn để tránh, gây sạt lở đất đai, ách tắc giao thông, làm ngưng trệ các hoạt động sản xuất. - Xoáy thuận nhiệt đới đặc biệt là bão khi đổ bộ vào đất liền đã tàn phá nghiêm trọng hệ sinh thái, gây ô nhiễm môi trường . - Thiệt hại lớn nhất mà xoáy thuận nhiệt đới trên biển Đông gây ra là thiệt hại về người. Năm nào cũng có người bị chết, bị thương, mất tích do hoạt động của bão. Bảng 8: Thống kê thiệt hại một số cơn bão nguy hiểm đổ bộ vào Việt Nam trong những năm gần đây. Tên cơn bão và thời gian đổ bộ vào đất liền Khu vực chịu ảnh hưởng Thiệt hại về người Thiệt hại về tài sản Bão Cecil (16/10/1985) Vùng BắcTrung bộ (Ðồng Hới, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên) 900 chết, 215 người bị thương. Trên 70.000 ngôi nhà bị sập và cuốn trôi. Chìm 1.772 tàu thuyền. Hư hại 1.800 tàu thuyền. Sạt lở hơn 5triệu m3 Bão Wayne (5/9/1986) Vùng Trung du Bắc bộ (Thái Bình, Hà Nam, Nam Ninh) 400 người chết Trên 2.000 người bị thương Hàng chục ngàn ngôi nhà bị sập và hư hỏng nặng Bão Irving (24/7/1989) Thanh Hóa 84.638 ngôi nhà bị sập và hư hỏng nặng Bão Linda (3/11/1997) Vùng ÐBSCL (Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang 778 người chết, 1232 người bị thương 2123 người bị mất tích 2.897 tàu thuyền chìm, 1.649 tàu thuyền hư hỏng. Nhiều tuyến đê biển bị vỡ và cuốn trôi. Hàng trăm ngôi nhà bị đổ sập. Tổng thiệt hại ước tính gần 7.200 tỷ đồng Bão số 5 (19/11/1998) Vùng miền Trung Phú Yên - Khánh Hoà 109 người chết, 14 người bị thương, 4 người mất tích 1.408 nhà bị đổ trôi, 416.686 nhà bị ngập và hư hại,30 phòng học bị đổ trôi, 15 thuyền chìm Cơn bão số 6 (Xangsane) (10/2006) Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam 66 người chết và mất tích, 527 người bị thương 15.119 căn nhà sập và cuốn trôi; 251.418 căn nhà tốc mái, hư hỏng và 52.069 căn nhà bị ngập, 2059 trường học, cơ quan bị hư hỏng, ngập. 579 tàu thuyền chìm Bão số 9 (9/2009) Thiệt hại nặng nhất là tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum. 163 người chết, 11 người mất tích và 629 người bị thương. 21.614 nhà bị sập, trôi; 258.264 nhà hư hại và 294.711 nhà bị ngập. Tổng thiệt hại ước tính 14.014 tỉ đồng. KẾT LUẬN Xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, đặc biệt là bão nhiệt đới điển hình cho hoạt động của xoáy thuận trong khu vực nhiệt đới và Tây Thái Bình Dương. Nhìn chung xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên biển Đông hoạt động với tần suất lớn, hoạt động theo mùa (chủ yếu vào mùa hạ và mùa thu). Xoáy thuận nhiệt đới di chuyển theo quỹ đạo parabol hoặc quỹ đạo thẳng. Tốc độ gió trong xoáy thuận nhiệt đới rất lớn, nên khi đổ bộ vào đất liền thường gây hậu quả rất nghiêm trọng về tự nhiên, môi trường, đời sống sản xuất của người dân, đặc biệt gây thiệt hại lớn về người. Trong những năm gần đây, diễn biến của xoáy thuận nhiệt đới có nhiều thất thường khó dự đoán, số lượng xoáy thuận nhiệt đới có tốc độ gió mạnh càng tăng, có quỹ đạo thất thường. Vì vậy việc phòng chống tác hại của xoáy thuận mà chủ yếu là bão được đặt lên hàng đầu.Với bài nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng đóng góp một phần vào việc nghiên cứu xoáy thuận nhiệt đới trên biển Đông, để có những giải pháp để dự báo và phòng chống tác động của xoáy thuận nhiệt đới gây ra.
File đính kèm:
- hậu quả từ bão.doc