Tác phẩm Tây du kí - Ngô Thừa Ân

1. Tác giả Ngô Thừa Ân.

Cuộc đời.

 Ngô Thừa Ân (1500- 1581) tự là Nhữ Trung, hiệu là Xạ Dương Sơn Nhân, người phủ Hoài An, huyện Sơn Dương, tỉnh Giang Tô.

 Ông sinh tại Hoài An, tỉnh Giang Tô.

Gia đình ông làm nghề buôn bán nhỏ, chuyên bán chỉ và đồ thêu, nhưng lại có thú tàng trữ sách. Cả ông nội và cha Ngô Thừa Ân đều xuất thân là quan lại qua đường khoa cử.

 

pptx13 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác phẩm Tây du kí - Ngô Thừa Ân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TÂY DU KÍNgô Thừa Ân1. Tác giả Ngô Thừa Ân.* Cuộc đời. Ngô Thừa Ân (1500- 1581) tự là Nhữ Trung, hiệu là Xạ Dương Sơn Nhân, người phủ Hoài An, huyện Sơn Dương, tỉnh Giang Tô. Ông sinh tại Hoài An, tỉnh Giang Tô.Gia đình ông làm nghề buôn bán nhỏ, chuyên bán chỉ và đồ thêu, nhưng lại có thú tàng trữ sách. Cả ông nội và cha Ngô Thừa Ân đều xuất thân là quan lại qua đường khoa cử. Ông học tại Nam Kinh Thái Học (Đại học Nam Kinh cổ) trong hơn mười năm. Tương truyền từ nhỏ Ngô Thừa Ân đã say mê những truyện thần tiên yêu quái. Khi bị cha cấm ông từng trốn cha mang những cuốn sách thể loại đó ra chợ đọc. Lớn lên ông tỏ ra là người khảng khái, những câu nói lúc bấy giờ của ông thể hiện tính cách của ông “không để người đời thương hại”, “trong lòng mài mãi dao trừ tà, muốn dẹp sạch đi, buồn không đủ sức”. Ngô Thừa Ân nổi tiếng với văn hay, chữ tốt và rất thích hài kịch. Ông từng viết nhiều tập kí lừng danh một thời. Tuy là người đa tài nhưng Ngô Thừa Ân lại lận đận trên đường thi cử. Ông thi nhiều lần nhưng không đỗ, mãi đến năm 43 tuổi mới đỗ tuế cống sinh. Sau đó, ông còn đi thi hai lần nữa nhưng đều hỏng. Năm 51 tuổi vì cảnh nhà quẫn bách ông đến Nam Kinh tìm việc nhưng cô thuế không có nơi nương tựa nên không toại nguyện. Mãi đến năm 67 tuổi ông đến BắcKinh để tuyển dụng làm quan và ông được bổ nhiệm làm một chức quan nhỏ (huyện thừa) ở Trường Hưng. Chẳng bao lâu sau, vì không chịu được cảnh luồn cúi, ông từ chức ra về. Ngô Thừa Ân còn được cử vào giữ chức kỉ thiện trong Kinh Vương phủ, chuyên coi việc lễ nhạc và văn thơ, nhưng được ba năm thì bất đắc chí từ quan về nhà. Lúc đó ông đã 70 tuổi. Từ đây, Ngô Thừa Ân sống bằng nghề viết văn, thơ, được hơn mười năm thì mất.* Sự nghiệp văn chương: Sáng tác của ông khá phong phú nhưng đã bị mất mát gần hết, do chỉ có một con gái và gia cảnh bần hàn, chẳng hạn như các tập tiểu thuyết Vũ đĩnh chí (cũng là tiểu thuyết ma quái) nên hiện chỉ còn lại một số thơ văn được tập hợp lại thành bộ Xạ Dương tiên sinh tồn cảo gồm 4 quyển. Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông là Tây du kí viết lúc đã ngoài 70 tuổi. Cuốn tiểu thuyết này được nhiều thế hệ người Trung Quốc yêu thích và một trong những cuốn tiểu thuyết cổ điển phổ biến nhất ở Trung Quốc và nhiều quốc gia khác, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Đương thời khi ông còn sống, Tây du kí chưa được người đời biết đến, mãi đến sau khi ông mất nhiều năm một người cháu ngoại họ Dương mới mang công bố tiểu thuyết này.Bìa bản Tây du kí chữ Hán thế kỉ XVNgô Thừa Ân (1500- 1581? )2. Tác phẩm. Tây du kí ra đời vào khoảng giữa những năm Gia Tĩnh (1522- 1567) và Vạn Lịch (1567- 1619) đời Minh. “Tây du kí” là bộ tiểu thuyết thần thoại thành công nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Tiểu thuyết lấy câu chuyện Đường Tăng (Sư Huyền Trang)- Nhà sư trẻ đời Đường sang Ấn Độ để học kinh phật làm cốt truyện. Hư cấu việc Đường Tăng và ba học trò gặp các loại gian nan, trắc trở trên đường đi thỉnh kinh. “Tây du kí” tuy Ngô Thừa Ân viết lúc tuổi già, nhưng ông đã chuẩn bị cả cuộc đời.Thuở nhỏ Ngô Thừa Ân theo bố đến chùa cổ và rừng cây ở ngoại ô lân cận Hoài An chơi, cứ đến một chỗ bố lại kể chuyện thần thoại của địa phương cho ông nghe. Từ nhỏ ông có sở thích nghe những chuyện lạ lùng, theo tuổi tác lớn lên sở thích này có tăng không giảm. Sau 30 tuổi ông thu thập được rất nhiều chuyện lạ lùng và có kế hoạch sáng tác. Lúc 50 tuổi ông viết được mười mấy hồi đầu của cuốn “Tây du kí”, sau đó vì một số nguyên nhân sáng tác của ông bị gián đoạn nhiều năm, cho đến khi ông tuổi già từ chức quan và trở về quê hương ông mới hoàn thành tiểu thuyết “Tây du kí”.*Tóm tắt tác phẩm:Trong tiểu thuyết Trần Huyền Trang được Quan Âm Bồ Tát bảo đến Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh phật giáo mang về Trung Quốc. Theo ông là 3 đệ tử: một là Khỉ đá

File đính kèm:

  • pptxBai_giang_Tay_Du_Ki.pptx
Bài giảng liên quan