Tài liệu bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục

NỘI DUNG TRANG

CHƯƠNG I:

NHỮNG CƠ SỞ CHUNG VỀ KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ NGHIÊN

CỨU KHOA HỌC

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1. KHÁI NIỆM

1.1. KHOA HỌC

1.2. Ý NGHĨA CỦA KHOA HỌC

1.3. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC GIÁODỤC

2. KHOA HỌC GIÁO DỤC

II. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC

1. KHÁI NIỆM

2. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA NGHIÊN CỨU KHGD

3. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI NCKH

4. CÁC LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU

4.1. PHÂN LOẠI THEO CHỨC NĂNG NGHIÊN CỨU

4.2. PHÂN LOẠI THEO TÍNH CHẤT CỦA SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU

III. CÁC LĨNH VỰC NCKHGD

1. TÌM HIỂU HỆ THỐNG VĨ MÔ VÀ CHÍNH SÁCH GD

2. TÌM HIỂU NGƯỜI HOC, PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC GIÁO DỤC

3. NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

4. TÌM HIỂU HIỆU QUẢ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CHƯƠNG II.

LOGIC TIẾN HÀNH MỘT CÔNG TRÌNH NCKH

I. LÔGIC TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU

II. LÔGIC NỘI DUNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC.

CHƯƠNG III.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ SOẠN ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

I. ĐỀ TÀI KHOA HỌC

1. KHÁI NIỆM VỀ ĐỀ TÀI KHOA HỌC

2. PHƯƠNG THỨC PHÁT HIỆN ĐỀ TÀI NC

3. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỀ TÀI NCKH

4. TỰA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

II. ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

2. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

5. PHƯƠNG PHÁP

6. DÀN Ý NỘI DUNG CÔNG TRÌNH

7. TÀI LIỆU THAM KHẢO

8. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG IV.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC

I. NHỮNG CƠ SỞ CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. ĐỊNH NGHĨA

2. ĐẶC TRƯNG CỦA PHƯƠNG PHÁP NCKH

3. PHÂN LOẠI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THU THẬP THÔNG TIN1. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT KHOA HỌC

1.1. KHÁI NIỆM

1.2. CÁC CÔNG VIỆC QUAN SÁT KHOA HỌC

2. ĐIỀU TRA GIÁO DỤC

2.1. KHÁI NIỆM

2.2. CÁC LOẠI ĐIỀU TRA TRONG NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC

2.3. KỸ THUẬT ĐẶT CÂU HỎI

2.4. KỸ THUẬTCHỌN MẪU ĐIỀU TRA

3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG KẾT KINH NGHIỆM GIÁODỤC

3.1. KHÁI NIỆM

3.2. MỤC ĐÍCH CỦA TỔNG KẾT KINH NGHIỆM GIÁO DỤC

3.3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TỔNG KẾT KINH NGHIỆM

4. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

4.1. KHÁI NIỆM

4.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

4.3. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

5. PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA

6. NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM

7. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT

7.1. PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP LÝ THUYẾT

7.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI HỆ THỐNG HÓA LÝ THUYẾT

7.3. MÔ HÌNH HÓA

CHƯƠNG V.

XỬ LÝ THÔNG TIN

I. ĐẠI CƯƠNG VỀ THÔNG TIN VÀ XỮ LÝ THÔNG TIN

II. QUI TRÌNH XỮ LÝ THÔNG TIN

1. MÃ HÓA SỐ LIỆU

2. THỐNG KÊ XỮ LÝ THÔNG TIN

3. TRÌNH BÀY BẰNG BIỂU ĐỒ

CHƯƠNG VI.

CÔNG BỐ VÀ TRÌNH BÀY CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA

HỌC GIÁO DỤC

I. KHÁI NIỆM CHUNG

II. CÁC LOẠI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. BÀI BÁO KHOA HỌC

2. CHUYÊN KHẢO KHOA HỌC

3. CÁC LOẠI LUẬN VĂN KHOA HỌC

3.1. KHÁI NHIỆM VỀ LUẬN VĂN KHOA HỌC

3.2. CÁC THỂ LOẠI CỦA LUẬN VĂN KHOA HỌC

III. TRÌNH BÀY CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

1. HÌNH THỨC VÀ CẤU TRÚC CỦA CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

2. NGÔN NGỮ KHOA HỌC

2.1. VĂN PHONG

2.2. SƠ ĐỒ, HÌNH, ẢNH

3. TRÍCH DẪN KHOA HỌC

pdf76 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
nghị phải thật hết sức thận trọng, chỉ nêu những đề nghị có 
cơ sở khoa học liên quan đến toàn bộ nội dung vấn đề đã dược nghiên cứu và gắn liến 
với chủ đề đó. Nội dung đề nghị thường liên quan đến: 
ƒ Vận dụng các kết quả thu được. 
ƒ Tiếp tục nghiên cứu ở những mặt khác. 
(3) Phần tài liệu tham khảo và phụ lục 
Trang tài liệu tham khảo: 
Trang 73 
Tài liệu tham khỏa bắt buộc phải có trong luận văn. Yêu cầu không phải là hình 
thức mà chính vì tài liệu tham khảo là toàn bộ phần hửu cơ của luận văn, phản ánh tính 
sáng tạo và tính tự lập, nhiệt tình khoa học, thể hiện mối liên hệ giữa người nghiên 
cứu với khoa học. Phần này có thể ghi theo từ nhóm tài liệu như: tài liêu trong nước, 
tài liêu nước ngoài; các văn bản, sách các loại tùy vào só luợng của các tài liệu đã 
tham khảo trích dẫn trong luận văn. 
- Các ghi các thư mục tài liêu tham khảo như sau: 
Tác giả: ....... . Tựa sách ....... . Nhà xuất bản, nơi suất bản, năm. 
- Khi có sự tham khảo nhiều sách của một tác giả, thi cách ghi các thư mục có thể 
nhu sau: 
Tác giả: .......(năm). Tựa sách ....... . Nhà xuất bản, nơi suất bản, năm. 
- Nếu tác giả gồm nhiều người, chỉ cần ghi họ tên tác giả thứ nhất rồi ghi tiếp „và 
những người khác“ Cách ghi các phần còn lại (tựa sách, nhà xuất bản, nơi và 
năm) như ơ phần trên 
- Nếu là sách của tập thể tác giả thì chi ghi tên của chủ biên, ví dụ: 
Tác giả: .......(chủ biên) . Tựa sách ....... . Nhà xuất bản, nơi suất bản, năm. 
- Nếu sách có nhiều tác giả có ghi rõ chủ đề nào của ai thì có thể ghi như sau: 
Tác giả: ....... . Tựa chủ đề ....... . Trong: họ và tên chủ biên (chủ biên). Tựa 
sách. Nhà xuất bản, nơi suất bản, năm. 
- Nếu tài liệu đăng trên các tạp chí thì ghi: 
Tên tác giả. Tựa bài. Tên tạp chí, số, năm 
- Nếu là tài liệu dịch thì ghi thêm Họ và Tên sau tựa sách như sau: 
Tác giả: ...... Tựa sách ..... (Họ và Tên người dịch). Nhà xuất bản, nơi suất bản, 
năm. 
Trang phụ lục: 
 Các tài liệu liên quan đến công trình nghiên cứu vì quá dài nên không thể trích 
dẫn, đặt vào trong các phần nội dung luận văn, nhưng cần thiết giúp người đọcnắm dữ 
kiện, luận cứ chính xác. Phụ lục có thể trình bày theo từng nhóm, phần tùy theo lĩnh 
vực của tài liệu và ghi theo thứ tự phụ đính A – Z. ví dụ: 
- Phụ đính A: Chương trình môn học 
- Phụ đính B: Nội dung văn bản liên quan đến xây dựng chương trình đào tạo. 
Trang 74 
- Phụ đính C: Số liệu thống kệ về thực trạng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dạy 
kỹ thuật... 
5. NGÔN NGỮ KHOA HỌC 
5.1. VĂN PHONG 
Luận văn khoa học là một ấn phẩm công bố kết quả nghiên cứu của tác giả. Nội 
dung ấn phẩm chứa đựng nội dung thông tin khoa học có giá trị. Mục đích chính của 
ấn phẩm không chỉ cho người hướng dẫn hay phản biện đọc, mà chính là để cho đọc 
giả, những người quan tâm thông hiểu nội dung trình bày trong luận văn. Chính vì 
vậy, ngôn ngữ trình bày phải chính xác, trong sáng, dể hiểu. Những lối trình bày trí 
tượng tượng dồi dào, lối văn linh hoạt, phóng túng, tất cả đều bị hạn chế tối đa trong 
khi trình bày kết quả công trinh nghiên cứu. 
Lời văn trong tài liệu khoa học thường được dùng ở thể bị động. Trong tài liệu 
không nên viết „chúng tôi đã thực hiện cuộc điều tra trong 3 tháng“, mà viết „Cuộc 
điều tra đã thực hiện được trong 3 tháng“ Trong trường hợp cần nhấn mạng chủ thể 
thì cần trình bày ở dạng chủ động. 
Văn phong phải trình bày một cách khách quan kết quả nghiên cứu, tránh thể 
hiện tình cảm chủ quan của người nghiên cứu đối với đối tượng, khách thể nghiên cứu. 
5.2. SƠ ĐỒ, HÌNH, ẢNH 
Các loại sơ đồ, biểu đồ, là các hình ảnh trực quan về mối liên hệ giữa các yếu tố 
trong hệ thống hoặc liên hệ giữa các công đoạn trong một quá trình. Sơ đồ được sử 
dụng trong trường hợp cần cung cấp một hình ảnh khái quát về cấu trúc của hệ thống, 
nguyên lý vận hành của hệ thống. 
Hình vẽ cung cấp một hình ảnh tương tự đối tượng nghiên cứu về mặt hình thể 
và tương quan trong không gian, nhưng không quan tâm đến tỉ lệ hình học. Hình vẽ 
được sử dụng trong trường hợp cần cung cấp những hình ảnh tương đối xác thực của 
hệ thống. 
Ảnh được sử dụng trong trường hợp cần thiết để cung cấp các sự kiện một cách 
sống động. 
Sơ đồ, hình, ảnh phải được đánh số theo thứ tự và được họi chung là „hình“. 
Trang 75 
6. TRÍCH DẪN KHOA HỌC 
Khi sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác thì người nghiên cứu phải có 
trách nhiệm ghi rõ xuất sứ cảu tài liệu đã trích dẫn, là một nguyên tắc hết sức quna 
trọng. Tài liệu mà tác giả đã trích dẫn cần ghi theo một số nguyên tắc về mô tả tài liệu. 
3 Trích dẫn được sử dụng trong các trường hợp sau: 
- Trích dẫn để làm luận cứ cho việc chứng minh một luận điểm. 
- Trích dẫn để bác bỏ khi phát hiện cho sai trong nghiên cứu của đồng nghiệp. 
- Trích dẫn để phân tích đối tượng nghiên cứu. 
Khi viết trích dẫn, người nghiên cứu cần tôn trọng nguyên tắc bảo mật của 
nguồn tài liệu được cung cấp, nếu nơi cung cấp có yêu cầu này. Người nghiên cứu cần 
hỏi ý kiến nơi cung cấp tài liệu và làm rõ, tài liệu đó có thuộc bí mật quốc gia, bí mật 
của một hãng, bí mật của cá nhân hay không, đồng thời xin phép được sử dụng trong 
các ấn phẩm công bố. 
Nơi cung cấp thông tin có thể cho phép sử dụng tài liệu trên nhiều mức độ, như: 
về nguyên tắc có được công bố không? Nếu được công bố, thì công bố đến mức độ 
nào? Có trường hợp, vì lợi ích khoa học, người viết cần nêu một sự kiện nào đó để nêu 
bài học chung, mà không cần nêu đích danh tác giả, thì nguyên tắc bảo mật cũng được 
thực hiện. Việc bảo mật trong trường hợp này xuất phát từ sự cần thiết bảo vệ lợi ích 
chung của khoa học, nhưng vẫn giữ thể diện của đồng nghiệp. 
3 Ý nghĩa của việc trích dẫn: 
Ý nghĩa khoa học: Viết đầy đủ, rõ ràng xuất xứ của trích dẫn khoa học là sự 
thể hiện tính chuẩn xác khoa học của tác giả. Nó giúp người đọc dễ tra cứu lại các tư 
tưởng, các luận điểm, các tác phẩm mà tác giả đã trích dẫn. Nếu trích dẫn mà không 
ghi rõ tác phẩm được trích dẫn, trích dẫn ý sai với tinh thần nguyên bản,thì người 
đọc không biết được phần nào là luận điểm của tác giả, phần nào là tác giả trích dẫn 
của đồng nghiệp, đến khi cần tra cứu lại thì không thể tìm được tài liệu gốc. 
Ý nghĩa trách nhiệm: Với một trích dẫn khoa học ghi rõ tên tác giả của trích 
dẫn, đồng nghiệp biết rõ được trách nhiệm của người đã nêu ra luận điểm được trích 
dẫn. Điều này cần được đặc biệt chú ý khi lặp lại một trích dẫn mà đồng nghiệp đã 
thực hiện. 
Ý nghĩa pháp lý: Thể hiện sự tôn trọng quyền tác giả khi công bố là phải ghi rõ 
trích dẫn xuất xứ. Nếu trích dẫn nguyên văn của tác giả khác thì cần cho toàn bộ đoạn 
Trang 76 
trích dẫn vào ngoặc kép và ghi rõ xuất xứ. Nếu chỉ trích dẫn một ý tưởng thì cần ghi rõ 
ý đó, tư tưởng đó là của tác giả nào, lấy từ sách nào. 
Ghi trích dẫn là sự thể hiện ý thức tôn trọng pháp luật về quyền tác giả. Nếu 
không ghi trích dẫn, người viết hoàn toàn có thể bị tác giả kiện và bị xử lí theo các luật 
lệ về sở hữu trí tuệ. 
Ý nghĩa đạo đức: Viết đầy đủ, chuẩn xác các trích dẫn khoa học là thể hiện sự 
tôn trọng những cam kết về chuẩn mực đạo đức trong khoa học. Những loại sai phạm 
cần tránh trong trích dẫn khoa học là chép toàn văn một phần hoặc toàn bộ công trình 
của người khác mà không ghi trích dẫn; lấy ý, hoặc nguyên văn của tác giả mà không 
ghi trích dẫn xuất xứ. Dù có ghi tên tác phẩm vào mục: “Tài liệu tham khảo”, nhưng 
không chỉ rõ những điều đã trích dẫn cũng vẫn là vi phạm. 
Nơi ghi trích dẫn 
Trích dẫn khoa học có thể ghi cuối trang, cuối chương hoặc cuối tài liệu, tùy 
thói quen của người viết và tùy nguyên tắc do các cơ quan liên quan quy định. 
Trích dẫn khoa học ghi ở cuối trang được gọi là cước chú. Cước chú cũng được 
dùng để giải thích thêm một thuật ngữ, một ý, một câu trong trang mà, vì lý đó không 
thể viết chèn vào mạch văn làm mất cân đối phần chính của bài. Mỗi trích dẫn được 
đánh số chỉ dẫn bằng một con số đặt cao trên dòng chữ bình thường. Trong các 
chương trình soạn thảo của máy tính, người ta đã đặt sẵn chế độ đánh số cước chú và 
có thể tự động điều chỉnh trong toàn bộ tác phẩm. 
3 Mẫu ghi trích dẫn 
Các nhà xuất bản thường có những truyền thống khác nhau. Một số nhà xuất 
bản và cơ quan khoa học ở nước ta có quy định về cách ghi trích dẫn. Vì dụ, quy định 
về cách ghi trích dẫn của một số nhà xuất bản được ghi: 
Tác giả: ....... . Tựa sách ....... . Nhà xuất bản, nơi suất bản, năm, trang. 
Tác giả: ....... . Tựa sách ....... . Nhà xuất bản, nơi suất bản, năm, trang đến 
Vài điểm lưu ý khi ghi trích dẫn 
1. Sử dụng một cách đánh số trích dẫn thống nhất trong toàn bộ tài liệu. Phân biệt 
cách ghi các loại sách, sách nhiều tập, tạp chí, báo hàng ngày. 
2. Cách ghi số chỉ dẫn tài liệu tham khảo có thể như sau: 
Khi ghi trích dẫn ở cuối trang thì hoặc ghi dãy số liên tục từ đầu cho đến hết tài 
liệu, hoặc bắt đầu lại thứ tự theo từng trang. Tuy nhiên, nên sử dụng cách đánh số tự 
Trang 77 
động của chương trình soạn thảo trên máy tính. Chương trình này giúp tự động sắp 
xếp tài liệu tham khảo khi tác giả cần thêm hoặc bớt. 
Khi ghi trích dẫn ở cuối chương hoặc cuối sách thì mỗi tài liệu có thể chỉ cần 
liệt kê một lần theo thứ tự chữ cái, nhưng trong số chỉ dẫn ở mỗi đoạn trích, cần ghi 
kèm số trang. Ví dụ, đoạn văn được trích dẫn ở trang 254 trong tài liệu số 15 được ghi 
trong dấu ngoặc vuông là [15,254]. Tuy nhiên cách này chỉ thuận lợi trong trường hợp 
đánh máy cơ khí, không tận dụng được mặt ưu việt trong cách đánh số trong phần 
mềm soạn thảo văn bản của máy tính. 
Khi trích dẫn nhiều lần một tài liệu, trước đây người ta dùng những kí hiệu latin 
như ibid., op.cit., loc.cit. để tránh lặp lại trích dẫn cũ. Hiện nay, xu hướng dùng kí hiệu 
tiếng Việt dưới dạng như: 
Td: Đã dẫn: Xem (15), tr. 254. 
CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP 
1. Hãy trình bày các đặc trưng của bài báo khoa học! 
2. Luận văn khoa học là gì? Nó gồm những loại nào? 
3. Hãy trình bày những yêu cầu chung về hình thức và nội dung luận văn. 
Trang 78 

File đính kèm:

  • pdfPP nghiên cứu Khoa học giáo dục.pdf
Bài giảng liên quan