Tài liệu Biên soạn ma trận đề sau thẩm định

 MỤC LỤC Trang

Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

 1. Định hướng chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá 4

 2. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá 6

Phần thứ hai: BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

 I. Kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra 13

Bước 1. Xác định mục tiêu kiểm tra 13

Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra 13

Bước 3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra) 14

Bước 4. Viết đề kiểm tra từ ma trận 34

Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm 36

Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra 38

 II. Ví dụ minh họa 37

 Ví dụ 1. Xây dựng ma trận đề kiểm tra học kì I Địa lí 12 (CT Chuẩn) 40

 Ví dụ 2. Xây dựng đề kiểm tra học kì I Địa lí 10-Chương trình chuẩn 47

 Ví dụ 3. Xây dựng đề kiểm tra 1 tiết, học kì II Địa lí 11-Chương trình chuẩn 54

Ví dụ 4. Xây dựng đề kiểm tra 1 tiết, học kì II Địa lí 12-Chương trình chuẩn 60

 Phần thứ ba: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, SỬ DỤNG THƯ VIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

 1. Về dạng câu hỏi 67

 2. Số lượng câu hỏi 67

 3. Yêu cầu về câu hỏi 68

 4. Định dạng văn bản 68

 5. Sử dụng câu hỏi của môn học trong thư viện câu hỏi 70

Phần thứ tư: HƯỚNG DẪN TẬP HUẤN TẠI ĐỊA PHƯƠNG

 1. Nhiệm vụ của chuyên viên và giáo viên cốt cán 70

 2. Nhiệm vụ của cán bộ quản lí 71

 3. Nhiệm vụ của giáo viên 71

 Phụ lục 72

 

doc116 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Biên soạn ma trận đề sau thẩm định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
hoạt động Tân kiến tạo theo chu kì và có cường độ khác nhau.
	B. ngoại lực làm cắt xẻ các bề mặt địa hình trong giai đoạn Tân kiến tạo.
	C. vận động tạo núi Anpi yếu.
	D. các hoạt động uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma...ở giai đoạn Tân kiến tạo.
Câu 2: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là do vị trí
	A. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.
	B. nằm ở bán cầu Đông.
	C. nằm ở bán cầu Bắc.
	D. nằm trong vùng nội chí tuyến.
Câu 3. Chứng minh địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 4: Khu vực đồi núi nước ta có những thế mạnh và hạn chế gì đối với việc phát triển kinh tế - xã hội?
Câu 5: Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta.
Câu 6: Giải thích quá trình hình thành đất feralit. Tại sao nói quá trình hình thành đất feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta?
Câu 7: Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta?
Câu 8. Tại sao vào cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc gây mưa ở vùng ven biển Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng, trong khi đó miền Nam hầu như lại không chịu ảnh hưởng?
Câu 9. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy giải thích tại sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa? Tính chất này được biểu hiện như thế nào?
Câu 10. Giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên. 
Câu 11. Phân tích tác động của gió mùa Đông Bắc tới đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta. 
Mức độ nhận thức vận dụng:
Câu 1. Dựa vào bảng số liệu sau:
Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm ở nước ta (0C)
Địa điểm
Nhiệt độ trung bình tháng I
Nhiệt độ trung bình tháng VII
Nhiệt độ trung bình năm
Lạng Sơn
13,3
27,0
21,2
Hà Nội
16,4
28,9
23,5
Huế
19,7
29,4
25,1
Đà Nẵng
21,3
29,1
25,7
Quy Nhơn
23,0
229,7
26,8
TP. Hồ Chí Minh
25,8
27,1
27,1
Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam và giải thích.
Câu 2. Trình bày các nhân tố tác động đến sự hình thành đặc điểm khí hậu Việt Nam.
 Câu 3: Nêu sự biến động và suy giảm tài nguyên rừng nước ta. Trình bày ý nghĩa và các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng. 
Mức độ nhận thức vận dụng sáng tạo:
Câu 1: Trình bày sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc.
Câu 2: So sánh đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất.
Câu 3: Đặc điểm địa hình và khí hậu ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Câu 4: Tại sao nói khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng không nhiều và việc khai hoang đất đồi núi làm nông nghiệp cần phải hết sức thận trọng?
Câu 5: Nêu những điểm khác nhau giữa thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với thiên nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Chủ đề Địa lí Vùng kinh tế-Trung du và miền núi Bắc Bộ
Mức độ nhận thức biết: 
Câu 1. Khu vực Tây Bắc bao gồm
	A. 6 tỉnh B. 4 tỉnh
	C. 7 tỉnh D. 5 tỉnh
Câu 2. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng thưa dân, mật độ dân số ở khu vực trung du là
	A. 500 người/km2 B.100-300 người/km2
	C. 50-100 người/km2 D. 300-500 người/km2 
Câu 3. Cây công nghiệp được trồng với diện tích lớn nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
	A. cà phê B. hồi
	C. thảo quả D. chè
Câu 4. Đàn gia súc ở Trung du miền núi Bắc Bộ có số lượng lớn nhất cả nước là
	A. trâu B. bò
	C. dê D. lợn
	Mức độ nhận thức hiểu: 
Câu 1. Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: Nêu và đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí của vùng đến việc phát triển kinh tế – xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
	Câu 2. Phân tích thế mạnh về khai thác và chế biến khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Những khó khăn trong khai thác khoáng sản của vùng.
	Câu 3. Phân tích các điều kiện thuận lợi, khó khăn và hiện trạng phát triển, phân bố cây công nghiệp, rau quả cận nhiệt và ôn đới của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
	Mức độ nhận thức vận dụng:
Câu 1. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học :
	a. Hãy xác định quy mô, cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả. 
	b. Nguyên nhân hình thành cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp trên.
Mức độ nhận thức vận dụng sáng tạo:
Câu 1. Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc.
Câu 2. So sánh tiềm năng phát triển kinh tế giữa tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
4. Các phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
(Hoạt động cả lớp)
Ông/ Bà hãy đánh giá thực trạng tình hình đổi mới kiểm tra đánh giá của bản thân, hay của trường, địa phương mình phụ trách hoặc giảng dạy.
Ưu điểm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Nhược điểm: 
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
(Hoạt động cả lớp)
Trong KTĐG, Ông/ Bà thường biên soạn đề KT theo quy trình nào ?
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
(Hoạt động nhóm)
- Xây dựng 01 đề kiểm tra theo quy trình
- Nhóm 1, 2 biên soạn đề kiểm tra học kì II Địa lí 10.
- Nhóm 3, 4 biên soạn đề kiểm tra học kì II Địa lí 11.
- Nhóm 5, 6 biên soạn đề kiểm tra học kì II Địa lí 12.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
(Hoạt động nhóm)
- Dựa vào các câu hỏi và bài tập cho sẵn, xác định câu hỏi và bài tập ở mức độ nhận thức nào? 
- Sửa chữa những sai sót của câu hỏi và bài tập cho sẵn.
- Hãy đề xuất cách sử dụng câu hỏi và bài tập.
	- Cho các câu hỏi và bài tập dưới đây, HV xếp các câu hỏi và bài tập này vào các mức độ nhận thức
Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp
	Câu 1. Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ. Tại sao có sự phân hoá đó
	Câu 2. Phân tích các thế mạnh về tự nhiên và hiện trạng phát triển công nghiệp khai thác than và dầu khí ở nước ta.
	Câu 3. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm. Những ngành công nghiệp nào được xác định là ngành trọng điểm ở nước ta hiện nay. Tại sao nước ta phải đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
	Câu 4. Tại sao công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta.
	Câu 5. Tại sao Hà Nội, Hải Phòng lại là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng.
	Câu 6. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học
	a. Kể tên 5 nhà máy thủy điện đang hoạt động có công suất vào loại lớn nhất nước ta hiện nay.
 	 b. Trình bày đặc điểm phân bố các nhà máy nhiệt điện ở nước ta.
	Câu 7. Tại sao các nhóm hàng công nghiệp nhẹ - tiểu thủ công nghiệp và thủy sản là những hàng hóa xuất khẩu chủ lực và có tốc độ tăng nhanh trong những năm gần đây. 
	Câu 8.
	a. Nêu điểm chung của các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.
	b. Phân tích thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp điện lực với tư cách là một ngành công nghiệp trọng điểm.
	Câu 9: Cho bảng số liệu sau:
Số lượng quần áo may sẵn phân theo thành phần kinh tế của nước ta (Đơn vị : triệu cái)
Thành phần kinh tế 
1995
2006
Tổng cộng
Trong đó:
- Khu vực kinh tế Nhà nước
- Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước
- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
172
72
73
27
1 155
145
426
584
	a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu số lượng quần áo may sẵn phân theo thành phần kinh tế năm 1995 và 2006.
 	b. Dựa vào biểu đồ nhận xét và giải thích.
	Câu 10. Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng nước ta năm 1996 và 2006 (Đơn vị %)
Năm 1996
Năm 2006
Đồng bằng sông Hồng
17,1
20,6
Trung du và miền núi Bắc Bộ
6,9
4,7
Bắc Trung Bộ
3,2
2,2
Duyên hải Nam Trung Bộ
5,3
4,4
Tây Nguyên
1,3
0,7
Đông Nam Bộ
49,6
55,2
Đồng bằng sông Cửu Long
11,2
8,7
Không xác định
5,4
3,5
	1. Xếp thứ tự từ cao đến thấp tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng nước ta năm 1996 và 2006.
	2. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu công nghiệp phân theo vùng kinh tế nước ta giai đoạn 1996-2006.
	- Thực hành soạn câu hỏi và bài tập, sử dụng câu hỏi và bài tập để dưa vào ma trận đề kiểm tra

File đính kèm:

  • docTailieubiensoanmatrande_sauthamdinh.doc