Tài Liệu Bồi Dưỡng Cán Bộ Quản Lý, Giáo Viên Về Công Tác Giáo Viên Chủ Nhiệm Trong Trường Trung Học Cơ Sở, Trung Học Phổ Thông

Trước thực tế chất lượng giáo dục nhân cách học sinh còn chưa được như mong đợi và giáo viên chủ nhiệm (GVCN) gặp nhiều khó khăn trong việc quản lí và giáo dục học sinh (HS), Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội thảo về nâng cao năng lực công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học tại TP Đà Lạt (tháng 01/2011) nhằm thăm dò nhu cầu về nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GVCN ngay trong dịp hè năm 2011. Theo đó có13 kĩ năng được chọn ở mức độ ưu tiên hơn (đa số ý kiến cho là rất cần) đó là:

(1) Nhóm kĩ năng giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi công tác chủ nhiệm

- Vai trò, chức năng của GVCN vừa là nhà GD vừa là nhà quản lý tập thể HS

- Kĩ năng tổ chức giáo dục KNS cho HS

- Kĩ năng ngăn ngừa và giải quyết những xung đột trong tập thể lớp

- Kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp

- Kĩ năng giáo dục học sinh cá biệt và HS có hành vi không mong đợi

- Kĩ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp ( kế hoạch năm, học kì, tháng, tuần)

- Kĩ năng xử lí tình huống giáo dục

- Kỹ năng tìm hiểu đặc điểm học sinh

- Đặc điểm tâm lí- xã hội của HS THCS/ THPT hiện nay

- Giáo dục kỉ luật tích cực và xây dựng lớp học thân thiện

(2) Nhóm kĩ năng mềm

- Kĩ năng lắng nghe tích cực và cảm thông

- Kĩ năng kiểm soát/làm chủ cảm xúc của bản thân

- Nhận thức hậu quả sự thiếu trách nhiệm của GVCN

Trên cơ sở đó, Vụ Giáo dục Trung học và nhóm nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu sư phạm, ĐHSPHN đã thống nhất những nội dung này được biên soạn thành: Tài liệu tập huấn và tài liệu tự đọc cho GVCN

Tài liệu tập huấn bao gồm những nội dung sau:

1. Kỹ năng tìm hiểu đặc điểm nhân cách học sinh

2. Kĩ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp ( kế hoạch năm, học kì, tháng, tuần)

3. Kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp

4. Kĩ năng tổ chức giáo dục KNS cho HS (dưới góc độ của GVCN)

5. Kĩ năng ngăn ngừa và giải quyết những xung đột trong tập thể lớp

6. Kĩ năng xử lí tình huống giáo dục

7. Kĩ năng kiểm soát/làm chủ cảm xúc của bản thân

 

doc167 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài Liệu Bồi Dưỡng Cán Bộ Quản Lý, Giáo Viên Về Công Tác Giáo Viên Chủ Nhiệm Trong Trường Trung Học Cơ Sở, Trung Học Phổ Thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 ? Có mối liên hệ nào giữa việc nhận dạng (hay diễn giải) hành vi ( hoặc sự việc) và thái độ và hành vi ứng xử ?
Bách và Đức vừa đi ngang qua chỗ nhóm bạn cùng lớp đang đứng thì thấy An ( người mà Bách không ưa) đưa mắt về phía Bách và Đức và cười. Bách nghĩ rằng An cười đểu mình nên rất tức giận và muốn xông vào đánh An. May quá Đức đã kịp kéo Bách đi qua và giải thích việc An nhìn về phía họ và cười chỉ là sự ngẫu nhiên, mà không hàm chứa ẩn ý nào. Đức còn giải thích thêm, Đức hiểu An không phải là người thiếu thiện chí và nhỏ nhen đâu. Trong số bạn bè cùng lớp Bách tin Đức nhất, vì vậy sự tức giận đã qua đi.
Phiếu bài tập số 2
Đọc mẩu chuyện dưới đây rồi trả lời câu hỏi sau:
Cần tính đến những yếu tố, yêu cầu nào khi quyết định giải quyết vấn đề trong tình huống có liên quan đến học sinh? 
 'Thầy tặng em 20.000 đồng...' 
Tôi bối rối, vì chưa bao giờ gặp tình huống như thế. Không xử thì không được vì em học sinh rất bức xúc và lại trình bày trước lớp. Còn nếu xử thì sẽ mất thời gian, cháy giáo án và chưa hẳn tìm ra được em lấy cắp.
Năm đầu tiên dạy học, trong giờ Giáo dục Công dân, có 1 em hoc sinh đứng dậy:
- Thưa thầy, em bị mất 20.000 đồng.
- Em xem lại có để quên ở đâu không?
- Dạ thưa thầy, em bị mất lần này là lần thứ ba. Lần một là 20.000 đồng, lần hai là 10.000 đồng và bây giờ là 200.000 đồng. Giờ ra chơi, em còn ký tên vào tờ tiền 20.000 đồng để làm dấu. Vậy mà bạn cũng lấy của em.
Thật sự lúc đó, tôi bối rối, vì chưa bao giờ gặp tình huống như thế. Không xử thì không được vì em học sinh rất bức xúc và lại trình bày trước lớp. Còn nếu xử thì sẽ mất thời gian, cháy giáo án và chưa hẳn tìm ra được em lấy cắp.
Tôi đã nói trước lớp: 
Bạn nào lỡ lấy của bạn mình thì cuối giờ gặp riêng thầy và trả lại cho bạn, thầy sẽ giấu tên em. Nếu em cần thì thầy sẽ tặng cho em 20.000 đồng khác.Còn em không nói thì thật sự thầy không biết em là ai nhưng bản thân em biết và người ta sẽ đánh giá là cha mẹ giáo dục mình không tốt. Chỉ có 20.000 đồng mà làm ảnh hưởng đến cha mẹ thì thật là tội lỗi.
Rồi tôi lại tiếp tục bài giảng. 
Ngày hôm sau, tôi gặp em bị mất tiền và nói:
- Bị mất tiền rồi, sao em không cảnh giác, lại để mất đến 3 lần?
- Dạ thưa thầy, bạn ấy đã trả lại em 20.000 đồng rồi ạ.
Biết được tên của học trò lấy tiền của bạn, tôi gặp riêng em:
- Như đã hứa, thầy tặng lại em 20.000 đồng.
- Thưa thầy em không có lấy, chỉ lượm được thôi.
- Thầy gặp riêng là đã tôn trọng em, sao em không nhận lỗi? Còn 2 lần trước sao em không trả cho bạn, hay là em đã xài hết rồi? Thầy sẽ cho để em trả lại cho bạn.
- Dạ, em xin lỗi, em không nhận tiền của thầy. Em sẽ nhịn tiền quà sáng để trả lại cho bạn.
Và tuần sau, tôi gặp lại em bị mất cắp, em ấy cho biết là bạn đã trả lại đủ 3 lần.
Từ đó, tôi rút ra cho bản thân mình bài học quý giá: Hãy dùng tình thương giáo dục, cảm hóa học sinh.
Trần Tuấn Anh (giáo viên Giáo dục công dân, Trường THCS Bạch Đằng, quận 3, TP.HCM) 
Phiếu bài tập số 3
Tình huống 1
Hôm đó, tôi được phân công dạy 1 tiết tại chính lớp mình chủ nhiệm. Tiết dạy có các thầy cô trong tổ ngoại ngữ, các thầy của tôi ở trường ĐH đến dự giờ cùng các bạn trong nhóm thực tập.
Trước giờ lên lớp, mọi người vào lớp ngồi nghe thầy giáo hướng dẫn thực tập giới thiệu về tiết dạy của tôi.
Tôi vừa ngồi xuống ghế (dành riêng cho giáo viên thực tập sắp lên lớp) thì phát hiện ai đó đã kịp bôi mấy cục hắc ín lên mặt ghế và dĩ nhiên là mặt sau của cái quần dài của tôi đã bị "lâm nạn". 
Thấy không thể lên lớp với cái đít quần bị dính bẩn như vậy (dĩ nhiên sẽ làm trò cười cho cả lớp trước mặt các thầy cô dự giờ và tiết dạy sẽ bị ảnh hưởng), tôi lập tức xin gặp riêng thầy hướng dẫn để báo sự việc và xin hoãn tiêt dạy hoặc hủy luôn và thay vào đó bằng 1 tiết dạy môn khác. Nhưng thầy hướng dẫn không đồng ý mà bảo tôi hãy để thầy xử lý.
Thầy trở vào lớp và "sạc" cho cả lớp 1 bài về chuyện ai đó trong lớp đã làm cái chuyện "tày đình" vô văn hóa kia. Xong, thầy bảo tôi bắt đầu giờ dạy.
Tôi đành phải nghe theo và lên lớp trong tâm trạng vừa bực vừa ngượng. 
Còn cả lớp ngồi nghe trong không khí thật nặng nề ngột ngạt. Cuối cùng, giờ giảng cũng kết thúc. Và dĩ nhiên đó là giờ lên lớp tệ nhất trong cuộc đời đi dạy của tôi.
Tình huống 2
Trong lớp có một HS tên là Minh, trùng tên với thầy giáo dạy môn toán. Một lần, thầy đang giảng bài, Minh ngồi không yên, cứ quay lên, quay xuống nói chuyện, làm ồn.
Thầy giáo bực lắm, đi thẳng xuống, xách tai cậu ta đứng lên, hỏi: "Tại sao em làm ồn trong giờ học?”. Không ngờ, cậu đáp ngay: “Thưa thầy, tại bạn Tĩnh chửi em là tiên sư thằng Minh".
Mặt đỏ bừng, ngay lập tức, thầy cho một cái tát như trời giáng, hằn 5 ngón tay lên má, đuổi cậu ra khỏi lớp. Cả lớp chúng tôi sợ xanh mặt, còn cậu kia đi ra khỏi lớp nhưng vẫn ngấm ngầm thách thức sau lưng thầy. 
Nếu thày, cô ở trong tình huống như thầy dạy toán trong mẩu chuyện trên thì sẽ giải quyết như thế nào?
Tình huống 3
Tiết học thứ 2 của buổi sáng hôm ấy, cô giáo Nhung đến lớp sớm hơn một chút nhưng ở lớp lại xẩy ra một hiện tượng lạ. Cửa sổ lẫn cửa chính đều được khép kín. 
Học sinh lớp cô dạy đều đứng ngồi ngoài hành lang, các em đang bàn tán chuyện gì đó, mấy đứa túm tụm lại cửa sổ kính ngó vào trong. Nhưng khi cô lại gần thì lại im lặng, chỉ có đôi ba tiếng thì thầm nho nhỏ. 
Cô Nhung bước vào cửa lớp, cất tiếng hỏi: “Sao lớp mình lại đứng ở ngoài cả thế này?”.
Cả lớp không một tiếng trả lời. Một bạn nam cất tiếng nhưng giữa chừng lại đứt quãng: “Thưa cô, bạn Tuấn và bạn Hiền đang...!”
Cô giáo giật mình, mở cửa lớp. Vừa vào được mấy bước, cô sững người trước cảnh tượng dang diễn ra trước mắt: Tuấn và Hiền đang ôm siết lấy nhau và hôn nhau đắm đuối
Nếu thày, cô ở trong tình huống như cô Nhung trong mẩu chuyện trên thì sẽ giải quyết như thế nào?
Tình huống 4
Vào giờ học, một thầy giáo đang viết trên bảng, ở dưới lớp có tiếng pha trò ồn ào và tiếng cười khúc khích. Thầy bực mình quay xuống thì gặp một bạn đang nói chuyện. Sau đây là cuộc đối thoại giữa hai thầy trò:
- GV: Em đang làm cái gì vậy? Tại sao em cười trong giờ học?
- HS: Chẳng có gì cả! Không phải em!
- GV: ( Bực tức hơn) Nếu không phải em, vậy ai cười?
- HS: Em không biết
- GV: Nếu không biết, mời em ra khỏi lớp.
- HS: Không...vô lý! Em không có lỗi, tại sao em phải ra khỏi lớp.
Không khí lớp lúc này trở nên cực kì căng thẳng. Nếu ở trong tình huống đó Thầy ( cô) sẽ ứng xử như thế nào?
Tình huống 5
Trong lớp thày, cô có HS thường tìm con nhà giàu để kết thân rủ rê vào nhiều trò chơi mới. Ban đầu HS này là người chi tiền, sau khi chơi quen HS này hướng dẫn bạn cách lấy tiền của bố mẹ, người thân để lấy tiền chơi bời. HS này còn bày cách cho bạn bỏ nhà đi với mục đích đe dọa gia đình.
Thầy ( cô) sẽ giải quyết như thế nào?
Tình huống 6
 T thường chủ động cho bạn vay tiền để đánh bao, đánh đề. Khi chưa có tiền trả thường bị T khống chế. Trong lớp T thường trêu các bạn nữ một cách thiếu tế nhị, hoặc gây mất trật tự gây khó chịu, bức xúc cho GV, ảnh hưởng đến việc tiếp th bài của bạn cùng lớp
Nếu T là học sinh của lớp thày, cô thì thầy ( cô) sẽ giải quyết như thế nào?
ĐỌC THÊM NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN SAU
I. Các cách biểu lộ thái độ và cảm xúc
1. Cương quyết:
- Nói với giọng chắc chắn, mạnh mẽ
- Khi bắt đầu câu nói với chủ ngữ” Tôi”, người nói sẽ đảm bảo trách nhiệm về cảm xúc và hành vi của mình. Vì vậy, thay vì nói rằng: “Bạn làm cho tôi rất tức giận”, hãy nói rằng” Tôi đang rất tức giận”. Điều quan trọng là nhấn mạnh bạn có cảm giác như thế nào khi nói từ “ Tôi” thay cho từ “ Bạn”. Điều này giúp cho người nói thể hiện được cảm xúc của bản thân mình mà không cần đổ lỗi cho bất cứ ai. Hãy xem thử một số ví dụ như:”Tôi cảm thấy bực mình.Tôi thật sự rất buồn. Tôi hết sức thất vọng, bối rối và giận dữ”
Khẳng định nguyên nhân của cảm xúc đó và mong muốn tình trạng đó phải thay đổi
- Không nên ép buộc người khác phải thay đổi theo ý mình, nên nhấn mạnh quan điểm của mình chứ không điều khiển người khác
- Chú ý lắng nghe ý kiến của người khác, qua đó nắm được thái độ và quan điểm của họ
- Khi cảm thấy không thể giữ được bình tĩnh hoặc tình huống đã trở nên không thể kiểm soát nổi, hãy nhẹ nhàng rút ra khỏi tình huống đó đúng lúc bằng cách thực hiện phương pháp thở sâu hoặc rời khỏi nơi đó.
- Mỗi con người sẽ trở nên tốt hơn và các mối quan hệ cũng bền vững hơn khi biết quan tâm tới cảm xúc của người khác.
2. Tiêu cực:
- Đề đạt ý kiến với giọng yếu ớt hoặc không nói gì cả
- Không trực tiếp đưa ra ý kiến mà hy vọng rằng người khác sẽ hiểu được cảm xúc của mình thông qua những lời lẽ bóng gió
- Trút hết cảm xúc của mình ra ngoài tức là chẳng nhấn mạnh cảm xúc nào cả
- Không đối mặt trực tiếp vì sợ xảy ra mâu thuẫn, luôn nói sau lưng người khác, và như vậy dù có thể hiện thái độ song không giải quyết được vấn đề
- Khi bạn cố gắng trình bày ý kiến của mình, nhưng người đối thoại lại tỏ ra quá khích và không thèm quan tâm tới. Bạn cảm thấy bất tiện và rút lại ý kiến của mình để tránh xung đột. Bạn là người không có chính kiến
3. Quá khích
- La hét hoặc nói to để chen ngang ý kiến của người khác
- Lăng mạ hoặc dùng những lời lẽ không hay khi nói về người khác
- Không để cho người khác nói, tự độc thoại trong suốt buổi nói chuyện
- Trong những trường hợp kích động, tỏ thái độ đe doạ người khác
- Bộc lộ hết cảm xúc của mình qua hành động và lời nói. đây có thể được gọi là hành vi quá khích tiêu cực.
- Làm một số hành động gây tổn thương cho người khác và cho bản thân
- Trút hết bực tức lên người khác bằng cả lời nói và hành động để nhanh chóng giải toả tâm lý cho bản thân
II. Các bước của kĩ năng thương lượng
Hãy nói rõ điều mình muốn/ hoặc không muốn
Nếu người kia vẫn có thuyết phục, hãy giải thích lí do khiến mình quyết định như vậy
Nếu người kia vẫn có thuyết phục, hãy nói về cảm xúc của người kia, để họ thấy mình hiểu và quan tâm đến những gì họ nghĩ, nhưng không thay đổi ý kiến của mình
Tìm một cách giải quyết khác mà cả hai bên cùng chấp nhận được ( nếu có)
Nếu người kia vẫn cố thuyết phục, hãy quyết định và ngừng thương lượng

File đính kèm:

  • doc2.Tai lieu TH Cong tac GVCN.doc
Bài giảng liên quan