Tài Liệu Bồi Dưỡng Chính Trị Hè Cho Cán Bộ, Giáo Viên Năm 2010

Thăng Long - Hà Nội nằm trong vùng tam giác châu thổ Sông Hồng, đất đai mầu mỡ, trù phú. Đỉnh tam giác là thành phố Việt Trì, cạnh Đông Bắc của tam giác là núi và thung lũng vươn dài từ dãy núi Tam Đảo cho đến vịnh đảo Đông Bắc nước ta. Cạnh Tây Nam của tam giác được giới hạn bởi những dải núi đá vôi và sông suối Hương Sơn, Ninh Bình. Cạnh đáy của tam giác châu thổ là biển Đông. Trung tâm có núi Nùng, phía Bắc có Hồ Tây, phía Đông có sông Hồng, phía Tây có sông Nhuệ, ở giữa là sông Tô Lịch. “Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời” (Chiếu hỏi ý kiến quần thần về việc dời đô Hoa Lư về định đô ở thành Đại La của Lý Công Uẩn).

II- THĂNG LONG - HÀ NỘI, NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

Theo chính sử của nước ta, mùa thu năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên kinh thành là Thăng Long, nay là Hà Nội. Với bề dày ngàn năm, Thăng Long - Hà Nội là nơi địa linh nhân kiệt, hội tụ tinh hoa văn hoá dân tộc, tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới, hình thành văn hiến Thăng Long - Hà Nội, toả chiếu mọi miền Tổ quốc.

 

doc91 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài Liệu Bồi Dưỡng Chính Trị Hè Cho Cán Bộ, Giáo Viên Năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 được phân công. 
4. Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu, được đồng nghiệp, người dân tín nhiệm và trẻ yêu quý;
b) Tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, khoẻ mạnh và thường xuyên rèn luyện sức khoẻ; 
c) Không có biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, trong chăm sóc, giáo dục trẻ;
d) Không vi phạm các quy định về các hành vi nhà giáo không được làm.
5. Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp; tận tình phục vụ nhân dân và trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Trung thực trong báo cáo kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công;
b) Đoàn kết với mọi thành viên trong trường; có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ;
c) Có thái độ đúng mực và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cha mẹ trẻ em;
d) Chăm sóc, giáo dục trẻ bằng tình thương yêu, sự công bằng và trách nhiệm của một nhà giáo.
Điều 6. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức
1. Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau: 
a) Hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non;
b) Có kiến thức về giáo dục mầm non bao gồm giáo dục hoà nhập trẻ tàn tật, khuyết tật; 
c) Hiểu biết mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non;
d) Có kiến thức về đánh giá sự phát triển của trẻ. 
2. Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Hiểu biết về an toàn, phòng tránh và xử lý ban đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ; 
b) Có kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ;
c) Hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ;
d) Có kiến thức về một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và xử lý ban đầu.
3. Kiến thức cơ sở chuyên ngành. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Kiến thức về phát triển thể chất; 
b) Kiến thức về hoạt động vui chơi; 
c) Kiến thức về tạo hình, âm nhạc và văn học; 
d) Có kiến thức môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và phát triển ngôn ngữ.
4. Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Có kiến thức về phương pháp phát triển thể chất cho trẻ;
b) Có kiến thức về phương pháp phát triển tình cảm - xã hội và thẩm mỹ cho trẻ;
c) Có kiến thức về phương pháp tổ chức hoạt động chơi cho trẻ;
d) Có kiến thức về phương pháp phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ.
5. Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Có hiểu biết về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và giáo dục của địa phương nơi giáo viên công tác;
b) Có kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, phòng chống một số tệ nạn xã hội; 
c) Có kiến thức phổ thông về tin học, ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc nơi giáo viên công tác; 
d) Có kiến thức về sử dụng một số phương tiện nghe nhìn trong giáo dục.
Điều 7. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm
1. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo năm học thể hiện mục tiêu và nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ của lớp mình phụ trách;
b) Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo tháng, tuần;
c) Lập kế hoạch hoạt động một ngày theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực của trẻ; 
d) Lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ để thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ. 
2. Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Biết tổ chức môi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ;
b) Biết tổ chức giấc ngủ, bữa ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ;
c) Biết hướng dẫn trẻ rèn luyện một số kỹ năng tự phục vụ;
d) Biết phòng tránh và xử trí ban đầu một số bệnh, tai nạn thường gặp đối với trẻ.
3. Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Biết tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ;
b) Biết tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp;
c) Biết sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi (kể cả đồ dùng, đồ chơi tự làm) và các nguyên vật liệu vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ;
d) Biết quan sát, đánh giá trẻ và có phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp.
4. Kỹ năng quản lý lớp học. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Đảm bảo an toàn cho trẻ;
b) Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý nhóm, lớp gắn với kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ;
c) Quản lý và sử dụng có hiệu quả hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm, lớp; 
d) Sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích chăm sóc, giáo dục.
5. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm;
b) Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mở, thẳng thắn;
c) Gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ;
d) Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác, chia sẻ.
CHƯƠNG III
TIÊU CHUẨN XẾP LOẠI,
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN MẦM NON
Điều 8. Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí, yêu cầu, lĩnh vực của Chuẩn
1.Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí của Chuẩn
a) Điểm tối đa là 10;
b) Mức độ: Tốt (9 -10); Khá (7 - 8); Trung bình (5 - 6); Kém (dưới 5).
2. Tiêu chuẩn xếp loại các yêu cầu của Chuẩn
a) Điểm tối đa là 40;
b) Mức độ: Tốt (36 - 40); Khá (28 - 35); Trung bình (20 - 27); Kém (dưới 20).
3. Tiêu chuẩn xếp loại các lĩnh vực của Chuẩn.
a. Điểm tối đa là 200;
b. Mức độ: Tốt (180 - 200); Khá (140 - 179); Trung bình (100 - 139); Kém (dưới 100).
Điều 9. Tiêu chuẩn xếp loại chung cuối năm học
 1. Loại Xuất sắc: là những giáo viên đạt loại tốt ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;
2. Loại Khá: là những giáo viên đạt từ loại khá trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;
3. Loại Trung bình: là những giáo viên đạt từ loại trung bình trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm, trong đó không có lĩnh vực nào xếp dưới loại trung bình;
4. Loại Kém: là những giáo viên có một lĩnh vực xếp loại kém hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người khác, an toàn tính mạng của trẻ;
b) Xuyên tạc nội dung giáo dục;
c) Ép buộc trẻ học thêm để thu tiền;
d) Nghiện ma tuý hoặc tham gia đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác;
đ) Vắng mặt không có lý do chính đáng trên 60% tổng số thời lượng học tập bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trên 60% các cuộc sinh hoạt chuyên môn định kỳ.
Điều 10. Quy trình đánh giá xếp loại
1. Định kỳ vào cuối năm học, Hiệu trưởng nhà trường tiến hành tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non. Cụ thể như sau:
a) Căn cứ vào nội dung từng tiêu chí, yêu cầu của Chuẩn, giáo viên tự đánh giá, xếp loại theo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8, Điều 9 của văn bản này;
b) Tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia nhận xét, góp ý kiến và ghi kết quả đánh giá vào bản đánh giá, xếp loại của giáo viên. 
c) Hiệu trưởng thực hiện đánh giá, xếp loại:
- Xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của giáo viên và những ý kiến đóng góp của tổ chuyên môn; khi cần thiết có thể tham khảo thông tin phản hồi từ đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng;
- Thông qua tập thể Lãnh đạo nhà trường, đại diện Chi bộ, Công đoàn, Chi đoàn, các tổ trưởng hoặc khối trưởng chuyên môn để đánh giá, xếp loại;
- Trường hợp cần thiết có thể trao đổi với giáo viên trước khi quyết định đánh giá, xếp loại để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của giáo viên;
- Ghi nhận xét, kết quả đánh giá, xếp loại từng lĩnh vực và kết quả đánh giá, xếp loại chung vào bản đánh giá, xếp loại của từng giáo viên;
- Công khai kết quả đánh giá giáo viên trước tập thể nhà trường.
d) Trong trường hợp chưa đồng ý với kết luận của hiệu trưởng, giáo viên có quyền khiếu nại với Hội đồng trường. Nếu vẫn chưa có sự thống nhất, giáo viên có quyền khiếu nại để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Trong trường hợp giáo viên được đánh giá gần sát với mức độ tốt, khá hoặc trung bình, việc xem xét nâng mức hay giữ nguyên dựa trên sự phấn đấu của mỗi giáo viên, hiệu trưởng nhà trường quyết định những trường hợp cụ thể và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo căn cứ vào Quy định này chỉ đạo tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non hằng năm ở địa phương và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non, tham mưu với chính quyền địa phương xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên mầm non của địa phương.
Điều 12. Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo
1. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào Quy định này chỉ đạo tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non hàng năm ở địa phương và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Giáo dục và Đào tạo.
2. Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên, tham mưu với uỷ ban nhân dân quận, huyện xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên mầm non của địa phương; đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp.
Điều 13. Trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường
1. Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm hướng dẫn giáo viên mầm non, tự đánh giá và tổ chức đánh giá, xếp loại từng giáo viên theo quy định của văn bản này và báo cáo kết quả thực hiện về Phòng Giáo dục và Đào tạo.
2. Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non, tham mưu với phòng giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương để có các biện pháp quản lý, bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên mầm non của trường.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thiện Nhân-Đã ký

File đính kèm:

  • docTAI LIEU CHINH TRI HE 2010 28062010.doc
Bài giảng liên quan