Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Toán lớp 4
Lời giới thiệu
“TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN MÔN TOÁN LỚP 4”
Một trong những định hướng của đổi mới PPDH hiện nay là tạo điều kiện giúp người học phát huy tính tích cực, độc lập, phát triển năng lực tự học, năng lực tìm tòi, phát hiện, giải quyết vấn đề.
Việc tìm tòi những mô hình tạo cơ hội thuận lợi hơn cho việc đổi mới cách dạy, đổi mới cách học qua đó nâng cao chất lượng dạy học nói chung, dạy học môn Toán nói riêng luôn được quan tâm nghiên cứu.
Mô hình "Trường học mới VNEN" là một trong các mô hình nhà trường hướng tới việc đáp ứng các yêu cầu của đổi mới PPDH , thể hiện ở chỗ : HS được học theo tốc độ phù hợp với trình độ nhận thức của cá nhân ; Nội dung học thiết thực, gắn kết với thực tiễn đời hàng ngày của HS ; Kế hoạch dạy học được bố trí linh hoạt ; Môi trường học tập thân thiện, phát huy tinh thần dân chủ, ý thøc tập thể ; Tài liệu học có tính tương tác cao và là tài liệu hướng dẫn HS tự học ; Chú trọng kĩ năng làm việc theo nhóm hợp tác ; Phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh, cộng đồng và nhà trường ; Tăng quyền chủ động cho GV và nhà trường, phát huy vai trò tích cực, sáng tạo của các cấp quản lí giáo dục địa phương.
i thác, sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học, trước hết là các phương tiện, thiết bị dạy học chủ chốt đã được cung cấp trong “Bộ đồ dùng học tập của HS” và “Bộ đồ dùng biểu diễn của GV” (đã nêu trong “Danh mục tối thiểu thiết bị dạy học môn toán” của Bộ). Đồng thời khuyến khích GV, HS và cha mẹ HS tự làm các đồ dùng dạy học bằng các vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm tại địa phương. b) Đối với lớp 4 VNEN bộ đồ dùng dạy học toán có thể bao gồm: - Bộ đồ dùng dạy học toán lớp 4 (theo Chương trình tiểu học hiện hành) nêu trong thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học . - Giấy A4, giấy bìa, bút màu, kéo cắt, hồ dán, các phiếu học tập, các thẻ... phục vụ việc tổ chức các trò chơi học tập, các hoạt động cá nhân, theo cặp, theo nhóm, hoạt động cả lớp hoặc hoạt động ứng dụng trong những tình huống thực tiễn gắn với đời sống thực tế của HS . Có thể liệt kê một số thiết bị dạy học môn toán dùng cho HS lớp 4: - Mô hình 10 hình tròn và 4 hình vuông được chia thành các phần bằng nhau và đã tô màu vào một số phần. - Mô hình hình bành hành, hình thoi để học sinh nhận biết tổng thể về hai hình này rồi tập phát hiện một số đặc điểm về cạnh của từng hình. - Mô hình cắt, ghép mỗi hình bình hành, hình thoi thành hình chữ nhật (như hình vẽ trong tài liệu Hướng dẫn học toán 4) để HS tự nêu công thức tính diện tích của từng hình. - Mô hình 1m2 để HS nhận biết "độ lớn" thực của 1m2 . c) Ở mô hình VNEN, để hỗ trợ tích cực các hoạt động tự học hiệu quả của HS, trong mỗi lớp học thường bố trí góc thư viện và góc học tập. Góc thư viện với nhiều tài liệu tham khảo cũng chính là nguồn bổ sung phương tiện và đồ dùng dạy học. Tuy nhiên góc thư viện thường lưu giữ các phương tiện, đồ dùng dạy học "tĩnh", có thể được sử dụng trong nhiều bài học, nhiều tiết học với các môn học khác nhau. Góc học tập cho các môn học như môn Toán, Tiếng Việt , Tự nhiên và Xã hội thường có phương tiện, mô hình học tập và những đồ dùng , vật liệu giúp HS thao tác, sử dụng phục vụ cho việc học của từng bài học, từng tiết học (như các mô hình hình học với kích thước thích hợp dùng cho hoạt động nhóm, các sợi dây để đo độ dài, mô hình cân đồng hồ để học về gam... ). Phương tiện, đồ dùng trong góc học tập không chỉ đơn thuần là những phương tiện, thiết bị được cấp phát theo danh mục của Bộ, mà phần lớn là những đồ dùng tự làm của HS, của GV hoặc của cha mẹ HS. Do là những đồ dùng tự làm nên số lượng đủ dùng cho tất cả mọi HS trong lớp, phong phú, đa dạng về chất liệu, thể loại, gần gũi với đời sống thực tế của HS và là sản phẩm của chính mình nên được các em HS giữ gìn, bảo quản. d) Căn cứ quy trình 5 bước của việc dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động ; căn cứ quy trình tổ chức 10 bước tự học cho HS, cùng những phân tích ở trên, chúng tôi nhận thấy quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học tổ chức hoạt động tự học của HS trong dạy học môn toán ở mô hình VNEN cần được tổ chức theo một số bước đại quát như sau: Bước 1: HS nhận biết nhiệm vụ học tập, mục tiêu bài học. Nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng học tập cho cả nhóm. Mục đích của bước này là HS nhận biết mục tiêu, nhiệm vụ học tập, chọn lựa phương tiện, thiết bị dạy học chứa đựng thông tin về nội dung toán cần học. Nhiệm vụ học tập, nhận thức thường là những yêu cầu (hoặc nêu dưới dạng câu hỏi) đòi hỏi HS phải quan sát, phân tích, so sánh rồi nêu lên những nhận xét của mình (có thể thông qua phiếu học tập được chuẩn bị sẵn). GV cần trợ giúp một cách hợp lí cho HS tri giác các dấu hiệu bản chất, các đặc điểm đặc trưng của tri thức toán (như khái niệm, quy tắc, cách tính...) chứa đựng trong phương tiện, thiết bị dạy học. Nếu thấy cần thiết GV có thể hướng dẫn cụ thể hoặc làm mẫu cho HS. Bước 2: Cá nhân từng HS thao tác trên các phương tiện, thiết bị dạy học Mục đích của bước này là thông qua thao tác trên các đồ dùng dạy học, HS hoàn thành được nhiệm vụ nhận thức và bước đầu rút ra được những nhận xét về tri thức toán học cần học. Đây là pha hoạt động đặc biệt, trong đó hoạt động học tập của HS khác với hoạt động truyền thống. Mọi HS đều được thao tác trực tiếp trên các đồ dùng dạy học. GV tổ chức cho HS thao tác, quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá. Mỗi HS độc lập suy nghĩ để tìm ra câu trả lời cho các yêu cầu đã nêu. Sau đó các em có thể trao đổi với bạn trong lớp hoặc với các thành viên trong nhóm về các kết quả của mình. Chia sẻ những ý tưởng, khẳng định những kết luận đúng đắn và kịp thời khắc phục những sai sót của mình hoặc của bạn mình. GV đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển quá trình thao tác, suy nghĩ của HS, là người đưa ra những hướng dẫn kịp thời để hỗ trợ cho HS khám phá kiến thức, kích thích hứng thú học tập của HS, tạo điều kiện để phát huy khả năng của HS trong hoạt động học tập. Bước 3: Thảo luận, giải quyết vấn đề Đối với những kiến thức trọng tâm của bài học, sau khi HS đã thực hiện xong các nhiệm vụ phát hiện, khám phá, trong một số trường hợp cần thiết, GV có thể tổ chức hoạt động thảo luận cho cả lớp theo tiến trình : - Yêu cầu một số HS (nhóm HS) trình bày kết quả của mình. - Cả lớp cùng quan sát, chú ý, nhận xét kết quả của bạn, ở đây cần tạo điều kiện cho các em nêu lên các cách giải quyết khác nhau của mình. - Chốt lại cách giải quyết vấn đề, thống nhất kết quả và nhắc nhở cá nhân hoặc nhóm HS điều chỉnh những kết quả sai (nếu có). - Thực hành củng cố, vận dụng tri thức mới. e) Dưới đây chúng tôi xin nêu một ví dụ về tiến trình khai thác, sử dụng đồ dùng dạy học thông qua trích đoạn dạy học bài "Góc nhọn. Góc tù. Góc bẹt" ở lớp 4. Bài 24. GÓC NHỌN. GÓC TÙ. GÓC BẸT Mục tiêu Em nhận biết được góc nhọn, góc tù, góc bẹt HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG V.1.4. Phân tích tiến trình khai thác, sử dụng đồ dùng dạy học Tiến trình Hoạt động của HS (1) HS nhận biết nhiệm vụ học tập, mục tiêu bài học. Nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng học tập cho cả nhóm. - HS đến góc học tập để lấy các tờ giấy có lưới ô vuông, đã chấm sẵn các điểm như trong sách -Lấy thước kẻ, ê ke, bút chì để nối các điểm (2) Cá nhân từng HS thao tác trên các phương tiện, thiết bị dạy học 1. a)Dùng thước kẻ, bút chì để nối các điểm để có : góc vuông, góc không vuông, góc đỉnh I b) Đọc tên mỗi góc vừa vẽ được c) Dùng ê ke kiểm tra các góc và nêu nhận xét 2. HS đọc và nghe thầy cô hướng dẫn để nhận biết góc vuông, góc nhọn, góc tù (3) Thảo luận, giải quyết vấn đề Thực hành củng cố, vận dụng tri thức mới. - HS thực hành nhận biết góc vuông, góc nhọn, góc tù trong các góc cho trước, trong các hình tam giác cho trước - HS thực hành vẽ thêm đoạn thẳng để có góc vuông, góc nhọn, góc tù - HS vận dụng nhận biết hình ảnh của góc vuông, góc nhọn, góc tù trong cuộc sống V.2. Vận dụng, điều chỉnh, bổ sung nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng HS và điều kiện vùng miền Quá trình dạy học theo mô hình VNEN không phải là quá trình "đóng kín", áp đặt một cách cứng nhắc mà là một quá trình linh hoạt và có tính "mở". Giáo viên cần căn cứ vào đặc điểm của HS, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp từng trường để chủ động lựa chọn hay tiến hành những điều chỉnh, thay thế hoặc bổ sung cụ thể về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, tuy nhiên phải trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: - Bảo đảm Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn Toán hiện hành, - GV phải xác định được các đơn vị kiến thức, kĩ năng cơ bản, trọng tâm trong mỗi bài học, phải hiểu được quá trình tìm tòi dẫn đến kiến thức của HS. - Nội dung điều chỉnh phải phù hợp với thực tế đời sống, với truyền thống văn hóa của cộng đồng dân cư nơi HS sinh sống, phù hợp với đặc điểm và trình độ HS trong lớp học. Người ta có thể nghĩ tới một số cách tìm tòi thông tin, tư liệu để điều chỉnh về nội dung, phương pháp dạy học môn toán như sau: - Tìm cách kết nối, liên hệ giữa các kiến thức toán học dạy học trong nhà trường với thực tiễn đời sống hàng ngày của HS. Ví dụ, xuất phát từ một nội dung dạy học môn toán, xác định những hoạt động thực tiễn liên hệ với nó, phân tích thành các hoạt động thành phần rồi căn cứ vào mục tiêu dạy học mà tổ chức cho HS thực hành trải nghiệm . - Căn cứ trên nhu cầu thực tiễn về cân, đo, đong, đếm, nhận dạng các hình; khai thác thông tin, số liệu về văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, giao thông vận tải..., các thông tin liên quan đến các sự kiện thời sự, chính trị hàng ngày, đặc biệt nhu cầu về tính toán trong đời sống hàng ngày để đề xuất các bài tập hay tình huống học tập toán học cho HS. Ở đây thường yêu cầu HS giải bài toán có nội dung thực tiễn. - Tìm những thông tin thực tế tại làng bản, xóm thôn hoặc địa phương (chứ không phải là những bài tập có tính chất mô phỏng toán học của thực tiễn) để giới thiệu cho HS . Ví dụ: có thể cho HS đọc đoạn văn sau: "Đến với Mù Căng Chải dù chỉ một lần du khách cũng cảm nhận được sự giàu có của thiên nhiên, sự đặc sắc của văn hóa, sự ấm áp của tình người. Các vận động địa chất đã tạo cho Mù Căng Chải những đỉnh núi cao như: Púng Luông (2985m), Phu Ba (2512m), Mồ Dề (2100m) Qua đèo Khau Phạ (cao 2100m) mờ trong sương trắng là tới đất Mù Căng Chải (nơi mà người dân Yên Bái vẫn gọi là “biển mây Khau Phạ”). Từ đây, cứ từ đèo này qua đèo khác, núi này qua núi khác, du khách sẽ cảm nhận rõ nét sự thay đổi của độ cao, hai bên đường là những triền ruộng bậc thang làm choáng ngợp lòng người ". - Nhận biết những cơ hội có thể vận dụng tri thức toán học vào các môn học khác trong nhà trường hoặc những hoạt động ngoài nhà trường như thực hành thu thập số liệu, đối chiếu, kiểm tra và hiệu chỉnh số liệu.... Thông qua các hoạt động này còn hình thành được phẩm chất mong muốn ứng dụng tri thức được học vào thực tế đời sống cho HS. Ngoài ra, GV cần sử dụng một cách có hiệu quả các thiết bị dạy học được cung cấp đồng thời GV và HS có thể làm thêm, điều chỉnh, bổ sung, thay thế các đồ dùng dạy học, các trò chơi, câu đố,... phù hợp với nội dung học tập và điều kiện cơ sở vật chất của lớp học, phù hợp với đặc điểm và trình độ HS trong lớp học của mình.
File đính kèm:
- SGV Toan 4EN (18g00, 9.6.2013).doc