Tài liệu nghiệp vụ công tác Hội nông dân Việt Nam
Bài 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NÔNG DÂN
VÀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN
I. KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và dân tộc một di sản tư tưởng to lớn và vô cùng quý giá. Trong đó những nội dung tư tưởng của Người về nông dân Việt Nam, về vận động nông dân có một vị trí rất quan trọng và còn nguyên giá trị trong giai đoạn hiện nay.
1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện, sâu sắc của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam.
2. Nguồn gốc Tư tưởng Hồ Chí Minh
2.1. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống yêu nước, cần cù lao động, anh dũng sáng tạo trong dựng nước và giữ nước, truyền thống đoàn kết, truyền thống văn hoá nhân ái của dân tộc Việt Nam.
Trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thì tinh thần yêu nước giữ vị trí hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
ối sắp xếp hợp lý và đảm bảo tính lôgíc của bài diễn thuyết. Việc lập kế hoạch bài diễn thuyết còn giúp cho diễn giả chủ động lường trước được những tình huống có thể xảy ra trong quá trình diễn thuyết để có biện pháp xử lý kịp thời. Một kế hoạch bài diễn thuyết khoa học là phải đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa nội dung, phương pháp, phương tiện, thời gian phân bố cho từng phần và nó được chia ra làm 4 cột theo mẫu dưới đây: Nội dung Phương pháp Phương tiện Thời gian - Nội dung 1 Hỏi đáp Mic 15’ - Nội dung 2 Thuyết trình Mic + projector 20’ 2. Thực hiện buổi diễn thuyết 2.1. Mở đầu bài diễn thuyết Một sự mở đầu tốt đẹp, hấp dẫn sẽ phá tan được sự lo lắng, e ngại, thăm dò của công chúng đối với người diễn thuyết; đồng thời tạo ra được bầu không khí tích cực, tin cậy, hợp tác giữa người nói và người nghe. Đây là điều kiện rất quan trọng tạo nên sự thành công của buổi diễn thuyết. Ngược lại, nếu mở đầu kém hiệu quả có thể làm cho người nghe thất vọng, không muốn hợp tác và như vậy, sẽ ảnh hưởng xấu trong suốt quá trình diễn thuyết. Phần mở đầu có ý nghĩa rất quan trọng vì nó mở cái tai nghe của công chúng. Nếu có một sự mở đầu tốt, sẽ tạo được ấn tượng tốt ngay từ đầu. Mở đầu nên giới thiệu một cách khái quát những nội dung chính sẽ đề cập. Sau đó trình bày theo đúng trình tự nội dung. Phân biệt một cách rạch ròi giữa những cái quan trọng, chủ yếu với những cái thứ yếu. Sau mỗi phần cần chốt lại ý chính để công chúng ghi nhớ. Vậy phải làm gì khi mở đầu? Có rất nhiều cách để mở đầu, ví dụ có thể có các cách sau: + Tự giới thiệu về bản thân và năng lực của người diễn thuyết. Song với cách này phải làm rất khéo léo và lựa chọn ngôn từ thể hiện sự khiêm tốn. + Nêu câu hỏi hoặc kể một câu chuyện mang tính thời sự về chủ đề diễn thuyết + Tổ chức trò chơi hướng vào chủ đề diễn thuyết + Nêu ra các cách tiếp cận khác nhau về chủ đề diễn thuyết... Lựa chọn cách mở đầu nào cũng phải bám sát đối tượng và căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng. Ngay trong phần mở đầu bài diễn thuyết, cần giới thiệu rõ mục tiêu, nội dung để công chúng dễ theo dõi và hiểu được ý nghĩa của buổi diễn thuyết. 2.2. Trình bày bài diễn thuyết Khi trình bày, cần bám sát vào kế hoạch bài diễn thuyết và đảm bảo kết cấu của bài. Nêu, phân tích các luận cứ một cách rõ ràng và lấy dẫn chứng chứng minh. - Về sử dụng ngôn ngữ bằng lời Khi diễn thuyết cần sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác, mạch lạc, đáng tin cậy, sinh động và xúc tích. Các lập luận cần phù hợp với tình huống bài diễn thuyết, chú ý đến tính liên tục và dễ hiểu. Không tung ra quá nhiều thông tin làm cho công chúng có cảm giác như bị “lạc trong rừng”. Không nên sử dụng ngôn ngữ quá cầu kỳ, phức tạp. Cách diễn đạt luôn thay đổi về tốc độ, nhịp điệu, có điểm nhấn (nhất là ở những ý quan trọng) cho phù hợp với nội dung và biểu cảm tình cảm. + Âm lượng vừa đủ, tốc độ nói vừa phải để tất cả công chúng đều nghe rõ. Tránh nói quá to hoặc quá nhỏ, hay nuốt mất âm cuối câu. Các trường hợp này sẽ gây ức chế đối với người nghe và làm giảm tính hiệu quả của bài diễn thuyết. Do vậy, người diễn thuyết phải xác định rõ chất giọng của mình để có biện pháp luyện tập hoặc điều chỉnh cho thích hợp. + Ngoài những kiến thức vững vàng về chủ đề, khi diễn thuyết cần thể hiện tình cảm, sự tự tin và lòng đam mê đối với chủ đề mà mình đang trình bày. Cần nhớ rằng: công chúng không chỉ nghe bằng tai, bằng mắt, mà còn nghe bằng trái tim. + Trong khi diễn thuyết, cần thoát ly bài diễn thuyết đã được chuẩn bị sẵn (hoặc là thoát ly giáo án - nếu đó là một lớp học). + Tuyệt đối không thuyết trình một chiều mang tính áp đặt. Hoặc nói liên hồi không ngừng nghỉ, hãy để cho mình và những người tham dự có chút thời gian suy ngẫm. + Kết hợp nhuần nhuyễn với các phương pháp khác và trực quan hoá một cách phù hợp để tạo điều kiện và môi trường cho người nghe tham gia vào buổi diễn thuyết chủ động, tích cực, nhờ vậy, người nghe mới tiếp thu được một cách hiệu quả. + Bao quát tốt và tạo điều kiện cho người nghe ở các vị trí khác nhau có thể tham gia một cách tích cực. + Nên chốt kiến thức thường xuyên sau mỗi phần nội dung để công chúng dễ ghi nhớ và theo dõi kịp bài diễn thuyết. Kết thúc bài diễn thuyết cần có tóm tắt toàn bộ nội dung và đưa ra một lời kêu gọi. - Về ngôn ngữ không lời: Ngôn ngữ không lời đóng vai trò đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của bài diễn thuyết. Do vậy, người diễn thuyết cần biết sử dụng ngôn ngữ không lời một cách hiệu quả và phù hợp. Ngôn ngữ không lời thể hiện qua trang phục, điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, thái độ của người diễn thuyết. Do vậy, cần chú ý lựa chọn trang phục lịch sự, phù hợp với đối tượng để thể hiện sự tôn trọng người nghe. Khi diễn thuyết không nên mặc quần áo quá chật, nhất là vùng bụng để thở thoải mái. Cần tạo lập mối quan hệ tốt với công chúng bằng ánh mắt. Nhìn người nghe để họ có cảm giác ta đang trao đổi với họ, nhưng không nhìn đăm đắm quá lâu vào một người vì như vậy làm cho họ sợ. Tránh nhìn lên trần nhà hoặc nhìn xuống. Hãy rời bục diễn thuyết để đến gần hơn với người nghe. Điều này tạo cảm giác thân thiện, gần gũi giữa người diễn thuyết và người nghe. 2.3. Kết thúc bài diễn thuyết Kết thúc bài diễn thuyết là lúc lưu giữ lại thông tin và đóng lại cái tai nghe của công chúng. Do vậy phần này cũng có vai trò rất quan trọng. Nếu kết thúc dở, sẽ gây cảm giác khó chịu đối với người nghe và họ sẽ nhớ rất lâu cái cảm giác đó, đồng thời làm mất đi tất cả những gì tốt đẹp mà diễn giả đã cố gắng đạt được ở những phần trước. Có nhiều cách để kết thúc, như tóm tắt những nội dung chính cần ghi nhớ bằng cách trực quan hoá; bằng một cấu đố vui; hoặc bằng một trò chơi v.v... IV. BIỆN PHÁP ỔN ĐỊNH TÂM LÝ KHI DIỄN THUYẾT TRƯỚC CÔNG CHÚNG Hầu như người diễn thuyết nào trước khi xuất hiện trước công chúng đều có cảm giác hồi hộp, lo lắng, tim đập nhanh. Bạn đừng quá lo lắng về điều này mà hãy biết tận dụng nó một cách hiệu quả. Bởi vì, chính sự hồi hộp này sẽ giúp bạn có được sự tập trung cần thiết mà bạn cần phải có để trình bày bài diễn thuyết của mình một cách tâm huyết và thuyết phục hơn. Nếu sự hồi hộp, căng thẳng này cản trở bạn, thì bạn có thể sử dụng một số biện pháp sau để làm cho sự hồi hộp, căng thẳng đó trở nên hữu ích đối với bạn. - Đối với cái đầu: chuẩn bị tốt về mặt tinh thần và khêu gợi những điều tích cực bằng cách hãy nhớ lại buổi diễn thuyết thành công nhất của mình, hoặc hồi tưởng về những tình huống căng thẳng mà mình đã vượt qua để tạo cảm giác thoải mái. Hãy khắc sâu trong đầu rằng: tôi có thể làm được, tôi sẽ thành công và tôi có thể đáp ứng được sự trông đợi từ phía các bạn (người nghe). Khi ta nghĩ như vậy có nghĩa là ta đã khắc sâu trong não những tinh thần tích cực và ta sẽ vượt qua được sự hồi hộp và căng thẳng. - Đối với tình cảm: Tuần tự thư giãn cơ bắp; hít thở thoải mái và cố tình thở phào để tạo cảm giác nhẹ nhõm, thư thái. Hãy dùng điệu bộ làm cho cơ thể đang căng thẳng trở nên thanh thản, thư thái hơn. - Đối với ngôn từ: chú ý diễn đạt rõ ràng, chậm rãi để người nghe theo kịp lời nói của bạn. - Về tư thế: Khi xuất hiện ban đầu, hãy đứng vững trên đôi chân của bạn, đừng ngọ ngoạy và hãy để tay thoải mái lên bục hoặc mặt bàn (nếu có). Khi đứng tự do không bị che chắn, thì dáng đứng phải thẳng. Hai bàn chân cách nhau khoảng 10cm, tạo thế trụ vững. Bụng, vai, ngực thẳng để thở cho thoải mái. Nếu có cảm giác run tay, hãy vẫy tay thật mạnh song không để cho ai nhìn thấy./. 10 TẬT NÊN TRÁNH KHI DIỄN THUYẾT 1. Ăn mặc luộm thuộm Người nhà diễn thuyết xuất chúng luôn chú trọng đến cách ăn mặc khi xuất hiện trước công chúng. 2. Bồn chồn luôn cử động, lắc lư Những người diễn thuyết thành công không bao giờ để các cử chỉ vặt vãnh chiếm hữu mình. Họ không bao giờ vặn bàn tay, mân mê thứ gì đó trên tay, lắc lư cơ thể khi phát biểu. Tất cả những hành động này tố cáo bạn đang căng thẳng, bất an và không tự tin. Giải pháp đơn giản là tuyệt đối tránh những hành động trên. 3. Phát biểu như đọc từ văn bản viết sẵn Khi diễn thuyết không bao giờ được đọc theo văn bản viết sẵn, hay lệ thuộc vào slide power point. Thỉnh thoảng bạn có thể nhìn vào những điểm nhấn như gạch đầu dòng. Hãy nhớ những ý chính vào đầu trước khi diễn thuyết. 4. Lẩn tránh tiếp xúc mắt với khán giả Tiếp xúc bằng mắt là công cụ quan trọng để xây dựng niềm tin, sự tín nhiệm và mối quan hệ. Hãy nhìn vào ánh mắt của người nghe ít nhất 90% thời gian nói, liếc vào bản ghi chú hay Slide vài giây mỗi lần là đủ. Hãy luôn ghi nhớ là mình đang diễn thuyết trước công chúng, chứ không phải là vật thể nào khác. 5. Không tập dượt trước những gì sẽ phát biểu Muốn buổi diễn thuyết thành công, người diễn thuyết cần phải được tập dượt trước. 6. Đứng yên như pho tượng Những nhà diễn thuyết xuất sắc không đứng yên như lính chào vì làm như vậy bài diễn thuyết của họ sẽ trở nên nhạt nhẽo. Thay vào đó, họ di chuyển qua lại, sử dụng cử chỉ đôi tay một cách chừng mực, không lạm dụng, quá đà giọng nói và cử chỉ của họ rất linh hoạt. 7. Lạm dụng Slide Không đọc từng chữ trên slide và phải hiểu slide chỉ là công cụ hỗ trợ cho lời nói chứ không thể thay lời nói. Đừng viết quá nhiều từ trên slide. 8. Nói dông dài Bài diễn thuyết ngắn gọn, rõ ràng và cô đọng sẽ đem lại hiệu quả cao cho buổi diễn thuyết. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khán giả mất dần sự tập trung khi bài nói dài quá 18 phút. 9. Không tạo được không khí phấn khích Khi diễn thuyết phải biết cách huy động sự chú ý của người nghe từ lúc mới bước vào cửa. Hãy giao lưu với người nghe mỗi khi có triệu chứng gà gật xuất hiện. Đây là cách để cho người tham gia vào bài phát biểu của mình để tạo không khí. 10. Kết thúc bài phát biểu một cách nhạt nhẽo Nghiên cứu cho thấy, không phải phần giữa bài diễn thuyết thường dùng để chuyển tải những ý quan trọng mới lưu lại cho người nghe, mà chính phần kết thúc mới được họ lưu giữ nhiều nhất. Tính bất ngờ của phần kết thúc chính là bản lĩnh, năng lực của người diễn thuyết./. ( Trần Việt Thao- VP.Tỉnh đoàn Thanh Hoá- sưu tầm & thiết kế tài liệu ).
File đính kèm:
- Nghiệp vụ công tác Hội nông dân VN.doc