Tài liệu ôn tập Bài 4: Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh - Trường Học Xã Hội Chủ Nghĩa Của Thanh Niên, Người Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Chính Đáng Của Thanh Niên Việt Nam

 Câu hỏi 1: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ra đời như thế nào?

Trả lời:

Trên cơ sở các tổ chức tiền thân của thanh, thiếu niên Việt Nam từ những năm 1925, 1926, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (ngày 3-2-1930), tháng 10 năm 1930 đã diễn ra một sự kiện quan trọng của cách mạng Việt nam và phong trào thanh niên nước ta, đó là Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất thảo luận và thông qua nhiều văn kiện có ý nghĩa lịch sử, trong đó có “Án nghị quyết về cộng sản thanh niên vận động” của Trung ương, toàn thể hội nghị đã nêu bật: “Phải kéo họ ra khỏi ảnh hưởng quốc gia, phong kiến, đế quốc. Muốn được như vậy, chỉ có thể tổ chức ra một đoàn thể của thanh niên mới được”. Đồng thời nghị quyết cũng khẳng định “Việc tổ chức ra Cộng sản Thanh niên Đoàn là một việc cần thiết - quan trọng như việc của Đảng vậy”. Từ đó Đảng chỉ thị: “Thanh niên phải có một đoàn thể độc lập, có cơ quan chỉ huy riêng”

Thực hiện án nghị quyết tháng 10-1930 về công tác thanh niên của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất, các cơ sở Đoàn đã được xây dựng trên khắp cả nước từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên hệ thống của Đoàn chưa được thống nhất và Đoàn chưa có sinh hoạt riêng. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai tại Sài Gòn từ ngày 20 đến 26-3-1931, dười sự chủ trì của đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã dành nhiều thời gian để bàn về công tác xây dựng Đảng và xây dựng Đoàn. Trên cơ sở nghiên cứu bức thư của Ban Chấp hành Quốc tế Thanh niên Cộng sản gửi cho Đảng ta, Hội nghị đã nghiêm túc kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện nghị quyết lần thứ nhất (tháng 10-1930), từ đó, trong án nghị quyết của Trung ương toàn thể Hội nghị lần thứ hai, phần nhiệm vụ cần kíp ghi rõ: “Cần kíp tổ chức ra Cộng sản Thanh niên Đoàn, Đảng cần kíp đánh tan cái thái độ lững lờ, lãnh đạm với vấn đề đó. Lập tức các đảng bộ địa phương phải mau tổ chức những ủy viên tổ chức ra Đoàn, đốc xuất cho chị bộ tổ chức. Đảng bộ các địa phương phải gây ra cơ sở của Đoàn”.

Là người theo dõi sát sao tình hình xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức Đoàn, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đề nghị: “Đảng phải trước tiên thống nhất tổ chức thanh niên và Công hội và những tổ chức đó phải có sinh hoạt độc lập của mình”.

Đến tháng 3-1931, sau một quá trình chuẩn bị, được sự lãnh đạo và tổ chức của Hội Việt Nam cách mạng Đông Dương, của Đảng Cộng sản Đông Dương, cũng như sự lãnh đạo, trực tiếp bồi dưỡng đào tạo của Nguyễn Ái Quốc, tổ chức cơ sở ở nước ta “từ bắt đầu hiếm hoi” với một nhóm nhỏ 8 thiếu niên do Bác Hồ trực tiếp chăm sóc, dìu dắt, sau 5 năm đã phát triển và trưởng thành vượt bậc. Lúc này, trên cả miền Bắc, Trung, Nam của nước ta đã xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với hơn 1500 đoàn viên. Ở một số địa phương đã hình thành Đoàn từ cơ sở huyện, tỉnh, dần dần trở thành lực lượng hùng hậu, lực lượng xung kích của Đảng, cống hiến hết mình trong cuộc kháng chiến, kiến quốc, xây dựng Tổ quốc Việt Nam quang vinh.

Thể theo nguyện vọng và đề nghị của tuổi trẻ khắp cả nước và Ban Bí thư Trung ương Đoàn, được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Bác Hồ kính yêu, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đoàn (tháng 3-1961) đã ra nghị quyết lấy ngày 26-3-1931, một trong những ngày cuối của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai họp tại Sài Gòn, do đồng chí Tổng Bí thi Trần Phú chủ trì bàn về công tác xây dựng Đoàn, làm ngày kỷ niệm thành lập Đoàn. Ngày 26-3 hàng năm đã đi vào lịch sử vẻ vang của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam

 

docx13 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn tập Bài 4: Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh - Trường Học Xã Hội Chủ Nghĩa Của Thanh Niên, Người Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Chính Đáng Của Thanh Niên Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
àn càng thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ của mình động viên đông đảo đoàn viên, thanh niên phát huy vai trò xung kích, sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu vì sự nghiệp đổi mới của Đảng.
 Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, là đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của tuổi trẻ.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội, là nơi để thanh niên có điều kiện để cống hiến, trưởng thành, là môi trường đoàn kết thân ái, mọi người có thể chia sẻ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng, trên cơ sở đó giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Để làm tốt chức năng Đoàn là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, Đoàn cần làm tốt một số việc sau:
Một là: Tạo môi trường giúp thanh niên phát huy vai trò xung kích trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, tổ chức các phong trào, các cuộc vận động và các hoạt động hướng vào mục tiêu tập hợp, đoàn kết các tầng lớp thanh niên, tạo môi trường lành mạnh cho thanh niên, vì sự tiến bộ của thanh niên.
Hai là: Đa dạng hóa các hình thức giáo dục thanh niên, hướng cho thanh niên đến với những giá trị cao đẹp, sống có ích, có trách nhiệm với cộng đồng.
Ba là: Nâng cao các phong trào hành động cách mạng, góp phần đáp ứng nhu cầu chính đáng của thanh niên. Hỗ trợ cho thanh niên nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, giải quyết việc làm, tư vấn nghề nghiệp, tạo môi trường cho thanh niên phát huy tài năng của họ.
Bốn là: Tổ chức cho thanh niên tích cực tham gia cá chương trình kinh tế - xã hội, chủ động đảm nhiệm việc mới, việc khó. Đi đầu xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, bảo vệ môi trường thực hiện văn hóa giao thông, cổ vũ trí thức trẻ tham gia phát triển nông thôn, miền núi.
Câu hỏi 6: Qua quá trình hình thành và phát triển, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã xây dựng và hun đúc nên những truyền thống gì?
Trả lời:
Những truyền thống của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:
Một là: Truyền thống yêu nước nồng nàn, gắn bó thiết tha, trung thành tuyệt đối với Đảng, với nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Hai là: Truyền thống của một đội quân xung kích cách mạng, dám đón lấy những nhiệm vụ nặng nề, dám đi đến những nơi gian khổ, dám suy nghĩ sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.
Ba là: Truyền thống gắn bó đoàn kết trong lớp người cùng lứa tuổi, trong các tổ chức Đoàn, Hội; đoàn kết, gắn bó với nhân dân, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, đặc biệt là những thời điểm đối mặt với kẻ thù hoặc thiên tai, đồng cam cộng khổ, đồng tâm hiệp lực, vì lợi ích của dân tộc và cộng đồng.
Bốn là: Truyền thống hiếu học, ham học, ham hiểu biết để tự mình nâng cao trình độ về mọi mặt, say mê sáng tạo trong hoạt động thực tiễn, cống hiến cho sự nghiệp của Đảng, của dân tộc. Học ở nhà, học ở trường, học trong cuộc sống, để trở thành người có ích cho xã hội.
Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, các thế hệ thanh niên Việt Nam nói chung, thanh niên trong Quân đội nói riêng góp phần làm rạng rỡ dân tộc ta, non sông đất nước ta. Tiếp bước các thế hệ cha anh, lớp thanh niên ngày nay sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng phấn đấu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn.
Câu hỏi 7: Đoàn Thanh niên Quân đội được hình thành và phát triển như thế nào? Phải làm gì để phát huy truyền thống vẻ vang của Thanh niên Quân đội?
Trả lời: 
Truyền thống của Đoàn thanh niên Quân đội
Đầu năm 1952, thời điểm có tính chất quyết định của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta, trước yêu cầu phát triển về tổ chức và hoạt động của Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam trong Quân đội, Tổng cục Chính trị Quan đội nhân dân Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc đã chỉ đạo thành lập tổ chức đoàn trong Quân đội. Thực hiện chỉ đạo của cấp trên, ngày 8-2-1952, Chi đoàn cứu quốc đại hội 29, Tiểu đoàn 183, Trung đoàn 246 bảo vệ Trung ương Đảng, Bác Hồ và Tổng Tư lệnh (nay là Đại đội 9, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 246, Sư 346, Quân khu 1) được thành lập, đánh dấu sự ra đời của tổ chức đoàn trong Quân đội.
Từ một tổ chức đoàn đầu tiên, trong 3 năm (từ năm 1952 đến năm 1954), Tổng cục Chính trị đã chỉ đạo phát triển lên hàng trăm chi đoàn với hàng nghìn đoàn viên, thanh niên ở các đợn vị; lực lượng thanh niên Quân đội đã phát huy tốt vai trò “xung kích giết giặc lập công” tạo khí thế chung cho phong trào thi đua quyết thắng của toàn dân và toàn quân trên chiến trường, góp phần đưa cuộc khán chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong quân đội đã phát triển lên hnag chục nghìn chi đoàn, hàng nghìn liên chi đoàn và đoàn cơ sở với hàng chục vạn đoàn viên, thanh niên. Phát huy mạnh mẽ truyền thống vẻ vang của Quân đội, tuổi trẻ toàn quân anh dũng chiến đấu, hy sinh trên khắp các chiến trường miền Nam và trận địa miền Bắc, cùng với các lực lượng vũ trang và toàn dân xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, cùng sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, cơ quan chính trị các cấp, tuổi trẻ quân đội tiếp tục phát huy mạnh mẽ bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, xung kích, sáng tạo trên mọi lĩnh vực, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; hệ thống tổ chức đoàn và cán bộ đoàn, cán bộ chuyên trách công tác thanh niên được tổ chức từ cơ sở đến toàn quân.
Qua hơn 60 năm truyền thống vẻ vang, Đoàn Thanh niên Quân đội vừa thể hiện đầy đủ những nét tiêu biểu của truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đồng thời thể hiện rõ nét truyền thống tiêu biểu của mình là: “Trung thành, trí tuệ, mẫu mực, quả cảm, xung kích, sáng tạo, quyết thắng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ””.
Những phong trào lớn của thanh niên quân đội
- Phong trào thi đua giết giặc lập công trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1950 -1954).
- Phong trào thi đua 3 nhất (1959 -1962).
+ Nhanh nhất, giỏi nhất, đều nhất.
- Phong trào thanh niên 5 tốt (1961 - 1964).
+ Chính trị, tư tưởng tốt - Kỹ thuật, nghiệp vụ tốt - Kỷ luật, điều lệnh tốt - Rèn luyện thể lực tốt - Sản xuất, Tiết kiệm tốt.
- Phong trào xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch (1962- 1965).
- Phong trào 3 sẵn sàng, 5 xung phong (1964 -1966).
- Phong trào 3 xung kích làm chủ tập thể (1978 - 1980).
- Phong trào thanh niên quân đội phấn đấu xứng danh anh Bộ đội Cụ Hồ (1987 - 1991).
- Phong trào xây dựng chi đoàn văn hóa mới (1992 - 1995)
+ Đẹp người, đẹp doanh trại, đẹp tình quân dân.
- Phong trào thi đi giành 3 đỉnh cao quyết thắng (1997 - 2007)
+ Lý tưởng đẹp - trách nhiệm cao.
+ Học tập tốt - Hành động giỏi.
+ Đoàn kết tốt - kỷ luật nghiêm.
- Phong trào thi đua “ Thanh niên quân đội thi đua rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” (2007 đến nay).
Các Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh toàn quân. 
Đại hội lần thứ I, tổ chức tại thủ đô Hà Nội, từ ngày 8 đến 11-3-1961, có 374 đại biểu chính thức.
Đại hội lần thứ II, tổ chức tại thủ đô Hà Nội, từ ngày 20 đến 22-10-1980, có 400 đại biểu chính thức.
Đại hội lần thứ III, tổ chức tại thủ đô Hà Nội, từ ngày 16 đến 18-11-1987, có 416 đại biểu chính thức.
Đại hội lần thứ IV, tổ chức tại thủ đô Hà Nội, từ ngày 27 đến 29-8-1992, có 300 đại biểu chính thức.
Đại hội lần thứ V, tổ chức tại thủ đô Hà Nội, từ ngày 6 đến 8-11-1997, có 303 đại biểu chính thức.
Đại hội lần thứ VI, tổ chức tại thủ đô Hà Nội, từ ngày 18 đến 20-11-2002, có 306 đại biểu chính thức.
Đại hội lần thứ VII, tổ chức tại thủ đô Hà Nội, từ ngày 7 đến 8-12-2007, có 400 đại biểu chính thức.
Đoàn viên, thanh niên Quân đội là “Trường học đặc biệt” của trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên Việt Nam, vì đây là lực lượng tuổi trẻ được tuyển chọn kỹ lưỡng bảo đảm những tiêu chuẩn cả về chính trị, văn hóa, sức khỏe... để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Khi gia nhập quân đội, họ trở thành những quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam, được giáo dục, rèn luyện về mọi mặt; nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, thuần thục kỹ năng chiến đấu; rèn luyện kỷ luật “sắt”; “kỷ luật tự giác và nghiêm minh” cũng như khả năng chịu đựng khó khăn gian khổ và những áp lực, cường độ cao của điều kiện chiến tranh ác liệt... Do vậy, rất nhiều đoàn viên, thanh niên Việt Nam luôn mơ ước, tự nguyện trở thành người chiến sĩ, người đoàn viên, thanh niên trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Để góp phần xây dựng Đoàn Thanh niên Quân đội thật sự vững mạnh tiêu biểu, mỗi tổ chức đonà và từng đoàn viên, thanh niên cần thực hiện những nội dung sau:
- Phải thườn xuyên học tập, trau dồi, nâng cao giác ngộ, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu lý tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh và mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội đó là: vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; vì “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
- Phải nắm vững, luôn thể hiện lòng tự hào, tự tôn về truyền thống vẻ vnag của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh; truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam và tuổi trẻ Quân đội, nguyện phấn đấu xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới.
- Luôn đề cao ý thức tự chủ, tự lực, tự cường và tinh thần xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ quân đội, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
- Thường xuyên gắn bó chặt chẽ với nhân dân; giúp đỡ nhân dân, bảo vệ nhân dan; đi đầu trong các nhiệm vụ Quân đội xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng; các phong trào “nghĩa tình biên giới hải đảo”, tham gia xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh, nhất là trên cá địa bàn trọng điểm, những nơi đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, v.v...

File đính kèm:

  • docxBÀI 4.docx
Bài giảng liên quan