Tài liệu ôn tập pháp luật đại cương

Câu 1: Hãy phân tích nguồn gốc nhà nước theo quan điểm học thuyết Mac-Lenin?

*Nguồn gốc NN theo Mác:

Các học giả theo quan điểm Mac Lênin giải thích nguồn gốc NN bằng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, họ chỉ ra rằng NN ko phải là 1 hiện tượng bất biến, vĩnh cửu mà nó là 1 phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. NN là sản phẩm của XH, nó xuất hiện khi XH phát triển đến 1 trình độ nhất định và do những nguyên nhân khách quan, NN sẽ diệt vong khi những nguyên nhân khách quan đấy ko còn nữa.

Lịch sử Xh loài người đã trải qua 1 thời kỳ chưa có NN, đó là chế độ công xã nguyên thủy. Đây là hình thái kinh tế XH đầu tiên của loài người. XH này chưa có giai cấp, chưa có NN nhưng nguyên nhân làm xuất hiện NN đã nảy sinh từ trong XH này. Vì vậy để giải thích nguồn gốc NN phải phân tích và tìm hiểu toàn diện về điều kiện KT-XH, cơ cấu tổ chức của XH công xã nguyên thủy.

Cơ sở KT của công xã nguyên thủy là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Mọi người đều bình đẳng trong sản xuất và sản phẩm lao động được phân chia theo nguyên tắc bình quân. Do đó XH ko có người giàu, người nghèo, ko phân chia giai cấp, ko có đấu tranh giai cấp. Cơ sở kinh tế đó đã quy định hình thức tổ chức, quản lý của XH đó.

XH công xã nguyên thủy được tổ chức rất đơn giản, thị tộc là tế bào, là cơ sở cấu thành XH. Thị tộc là hình thức tổ chức XH mang tính tự quản đầu tiên. Để tồn tại và phát triển thị tộc cần đến quyền lực và hệ thống quản lý để thực hiện quyền lực đó. Hệ thống quản lý của công xã thị tộc là Hội đồng thị tộc và Tù trưởng.

_Hội đồng thị tộc là cơ quan quyền lực cao nhất của thị tộc bao gồm các thành viên đã trưởng thành.

_Tù trưởng do Hội đồng thị tộc bầu ra, là người đứng đầu thị tộc, có thể bị bãi miễn nếu ko còn đủ tín nhiệm.

Quyền lực trong tổ chức thị tộc là quyền lực XH do tất cả các thành viên tổ chức ra và phục vụ lợi ích của cả cộng đồng.

Tuy rằng trong XH công xã nguyên thủy chưa có NN nhưng quá trình vận động và phát triển của nó đã làm xuất hiện những tiền đề về vật chất cho sự tan rã của tổ chức thị tộc - bộ lạc và sự ra đời NN.

Trong quá trình sống và lao động sản xuất, con người ngày 1 phát triển hơn đã luôn tìm kiếm và cải tiến công cụ lao động làm cho năng suất lao động ngày càng tăng. Đặc biệt sự ra đời của công cụ lao động bằng kim loại làm cho sản xuất ngày càng phát triển, hoạt động kinh tế của XH trở nên phong phú và đa dạng đòi hỏi phải có sự chuyên môn hóa về lao động. Ở thời kỳ này diễn ra 3 lần phân công lao động:

_Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt

 

doc16 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn tập pháp luật đại cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
là loại quan hệ tư tưởng của kiến trúc thượng tầng.
_Quan hệ pháp luật là quan hệ mang tính ý chí và được thể hiện:
+ Ý chí của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó (cụ thể là các quan hệ hợp đồng. VD: quan hệ mua bán của 2 bên)
+ Ý chí của nhà nước: Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh mà quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và thể hiện ý chí của nhà nước.
Trong một số quan hệ pháp luật đặc biệt thì nhà nước tham gia với tư cách là một chủ thể và việc tham gia vào quan hệ đó là hoàn toàn thể hiện ý chí của nhà nước. (VD: Nhà nước tham gia xử các vụ án vi phạm pháp luật giết người)
_Quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở của quy phạm pháp luật. Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điểu chỉnh. Như vậy, một quan hệ xã hội chỉ trở thành quan hệ pháp luật khi có một quy phạm pháp luật tác động lên quan hệ đó và như vật chúng ta có thể hiểu: Quan hệ pháp luật chính là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội.
_Quan hệ pháp luật được tạo bởi những quuyền và nghĩa vụ của chủ thể khi các chủ thể tham gia vào quan hệ đó tức là khi tham gia vào một quan hệ xã hội được điểu chỉnh thì các chủ thể sẽ được hưởng những quyền và phải gánh vác những nghĩa vụ nhất định. Những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đó sẽ được nhà nước đảm bảo thực hiện.
*Điều kiện để xuất hiện một quan hệ pháp luật:
Hội đủ 3 điều kiện sau thì sẽ xuất hiện quan hệ pháp luật:
_Chủ thể pháp luật
_Quy phạm pháp luật
_Sự kiện pháp lý
Câu 15: Điều kiện để các tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể quan hệ pháp luật?
*Định nghĩa quan hệ pháp luật:
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được qui phạm pháp luật điều chỉnh. Nó làm cho các chủ thể tham gia vào quan hệ đó được hưởng những quyền và phải gánh vác những nghĩa vụ nhất định. Những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đó được nhà nước đảm bảo thực hiện.
*Định nghĩa chủ thể: Chủ thể của quan hệ pháp luật là các bên tham gia vào quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và khi đó sẽ được hưởng những quyền và phải gánh vác những nghĩa vụ nhất định.
*Điều kiện để các tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể quan hệ pháp luật:
Chủ thể bao gồm tổ chức và các cá nhân. 
+Tổ chức:
_Được NN thành lập hoặc NN cho phép thành lập 1 cách hợp pháp.
_Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
_Có tài sản riêng thuộc quyền sở hữu của mình hoặc do NN giao cho để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
_Tự nhân danh mình tham gia vào các qhpl, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của mình.
+Cá nhân:
_Công dân VN.
_Người nước ngoài
_Người ko quốc tịch
Tuy nhiên để tham gia vào các quan hệ pháp luật thì tổ chức, các nhân phải đáp ứng điều kiện: Các tổ chức, cá nhân phải có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi:
+Năng lực pháp luật: là khả năng của chủ thể có được các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý mà NN thừa nhận. 
_Đối với cá nhân năng lực pháp luật được xuất hiện khi các nhân đó sinh ra và năng lực đó mất đi khi cá nhân đó chết. 
_Đối với tổ chức thì năng lực pháp luật được xuất hiện khi tổ chức đó thành lập 1 cách hợp pháp.
+Năng lực hành vi: là khả năng của chủ thể, khả năng này được NN thừa nhận, bằng hành vi của mình thực hiện trên thực tế các quyền chủ thể mà nghĩa vụ pháp lý, tức là tham gia vào các quan hệ pháp luật.
_ Đối với cá nhân năng lực hành vi xuất hiện khi cá nhân đó đạt đến độ tuổi nhất định. Tùy từng quan hệ khác nhau thì độ tuổi đó khác nhau.
VD: Quan hệ lao động: 15 tuổi
Quan hệ dân sự: 18 tuổi.
_Ngoài độ tuổi ra năng lực hành vi của mỗi cá nhân được xác định trên khả năng nhận thức.
16: Nêu định nghĩa thực hiện pháp luật? Các hình thức thực hiện pháp luật? Cho ví dụ minh họa?
*Định nghĩa thực hiện pháp luật:
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích mà các chủ thể pháp luật bằng hành vi của mình thực hiện các qui định pháp luật trong thực tế đời sống.
*Các hình thức thực hiện pháp luật:
+ Tuân thủ pháp luật: là hình thức thực hiện những qui phạm pháp luật mang tính chất ngăn cấm bằng hành vi thụ động, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không làm những việc mà pháp luật cấm.
VD: một công dân không thực hiện những hành vi tội phạm được qui định trong bộ luật hình sự, tức là công dân đó tuân thủ những qui định của bộ luật này.
+ Thi hành pháp luật: là hình thức thực hiện những qui định trao nghĩa vụ bắt buộc của pháp luật một cách tích cực trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng những hành động tích cực.
VD: một người thấy người khác đang lâm vào tình trạng có thể nguy hiểm đến tính mạng và người đó cứu giúp, tức là người đó đã bằng hành động tích cự thi hàng qui định về nghĩa vụ công dân của pháp luật nói chung và của luật hình sự nói riêng.
+ Sử dụng pháp luật: là hình thức thực hiện những qui định về quyền chủ thể của pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật chủ động, tự mình quyết định việc thực hiện hay không thực hiện điều mà pháp luật cho phép.
_ Như vậy hình thức này khác với 2 hình thức trên ở chỗ chủ thể không bị buộc không được làm hoặc phải làm một việc nào đó mà được tự do lựa chọn theo ý chí của mình.
VD: việc thực hiện các quyền bầu cử và ứng cử, quyền khiếu nại và tố cáo
+ Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những qui định pháp luật hoặc chính hành vi của mình căn cứ vào những qui định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hay chấm dứt một quan hệ pháp luật.
VD: cơ quan NN có thẩm quyền áp dụng pháp luật tuyên phạt
17: Phân tích khái niệm áp dụng pháp luật? Các trường hợp áp dụng pháp luật? Cho ví dụ?
*Định nghĩa áp dụng pháp luật:
Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những qui định pháp luật hoặc chính hành vi của mình căn cứ vào những qui định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hay chấm dứt một quan hệ pháp luật.
*Đặc điểm áp dụng pháp luật:
+ Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt đối với một chủ thể và trong một quan hệ nhất định.
+ Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính quyền lực nhà nước. Mỗi một cơ quan, loại cơ quan, mỗi cán bộ chỉ được áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định mà nhà nước đã qui định.
VD: Cảnh sát giao thông được xử phạt vi phạm hành chính nhưng chỉ trong giao thông.
+ Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo của người áp dụng pháp luật.
+ Áp dụng pháp luật là hoạt động tuân theo trình tự thủ tục chặt chẽ mà trình tự thủ tục này đã được pháp luật qui định.
*Các trường hợp áp dụng pháp luật:
+ Khi có vi phạm pháp luật xảy ra.
 cảnh sát giao thông áp dụng pháp luật để xử phạt.àVD: 1 người vượt đèn đỏ
+Khi có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý mà các chủ thể không tự giải quyết được. 
VD: 2 công ty ký hợp đồng, có xảy ra tranh chấp không tự giải quyết được. Khi đó nhà nước căn cứ vào qui định pháp luật để đứng ra giải quyết.
+Khi các qui định của pháp luật không thể mặc nhiên được thực hiện bởi các chủ thể khác nếu không có sự can thiệp mang tính tổ chức của nhà nước. 
VD: 1 công dân với những điều kiện nhất định thỉ theo qui định của pháp luật có thể thành lập công ty tư nhân, nhưng nhất thiết phải có quyết định cho phép mở công ty của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Trong trường hợp nhà nước thấy cần thiết phải tham gia vào một số quan hệ pháp luật cụ thể với mục đích kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo tính đúng đắn của hành vi các chủ thể hay xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một sự kiện. 
VD: xác nhận di chúc, đăng ký kết hôn
Câu 18: Nêu định nghĩa vi phạm pháp luật? Dấu hiệu nhận biết? Các bộ phận cấu thành?
*Định nghĩa vi phạm pháp luật:
Vi phạm pháp luật là hành vi trái luật và có lỗi do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện làm xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
*Các dấu hiệu nhận biết:
+ Vi phạm pháp luật là hành vi ( biểu hiện ra bên ngoài, ra thế giới khách quan), nó có thể tồn tại dưới dạng hành động, không hành động. Mọi suy nghĩ của con người không bao giờ được coi là vi phạm pháp luật.
+ Vi phạm pháp luật là hành vi phải trái với yêu cầu cụ thể của pháp luật.
Biểu hiện: -Làm những gì pháp luật cấm
-Không làm những gì mà pháp luật yêu cầu.
-Sử dụng quyền mà pháp luật trao nhưng vượt quá giới hạn.
Đây là hành vi mà chủ thể không xử sự hoặc xử sự không đúng với yêu cầu của pháp luật.
+ Có lỗi của người vi phạm. (Lỗi là khả năng nhận thức và là trạng thái tâm lý của chủ thể về hành vi và hậu quả của hành vi trái pháp luật). 1 hành vi trái luật chỉ được coi là vi phạm pháp luật khi có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó.
+ Hành vi đó phải được thực hiện bởi chủ thể có năng lực hành vi.
-->Tóm lại, một hành vi bị coi là vi phạm pháp luật khi hành vi đó phải đáp ứng được đầy đủ 4 dấu hiệu trên.
*Các bộ phận cấu thành vi phạm pháp luật:
_Mặt chủ quan: được hiểu là những yếu tố bên trong của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Bao gồm lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý do quá tự tin. lỗi vô ý do cẩu thả.
_Mặt khách quan: gồm các dấu hiêu hành vi trái pháp luật, hậu quả, quan hệ nhân quả, địa điểm , thời gian, phương tiện vi phạm
_Chủ thể của vi phạm pháp luật phải có năng lực hành vi.
_Khách thể: là quan hệ XH bị xâm hại. Tính chất của khách thể là tiêu chí quan trọng để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi.
Câu 19: Căn cứ để xác định lỗi trong vi phạm pháp luật? Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp với lỗi cố ý gián tiếp?
Câu 20: Phân tích khái niệm trách nhiệm pháp lý? Các loại trách nhiệm pháp lý?
2 câu này không khó, các bạn tự tìm hiểu

File đính kèm:

  • docPHAP LUAT.doc
Bài giảng liên quan