Tài liệu ôn thi cấp tốc tốt nghiệp THPT môn Vật lý

1.Phương trình dao động : x = Acos(t + )

2. Các đại lượng đặc trưng của dao động điều hòa

+ Li độ x: là độ lệch của vật khỏi vị trí cân bằng

+ Biên độ A : là giá trị cực đại của li độ, luôn dương

+ Pha ban đầu : xác định li độ x tại thời điểm ban đầu t = 0

+ Pha của dao động (t + ): xác định li độ x của dao động tại thời điểm t .

+ Tần số góc : là tốc độ biến đổi góc pha.  = = 2f. Đơn vị: rad/s

 Biên độ và pha ban đầu có những giá trị khác nhau , tùy thuộc vào cách kích thích dao động.

 Tần số góc có giá trị xác định(không đổi) đối với hệ vật đã cho

 

doc69 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu ôn thi cấp tốc tốt nghiệp THPT môn Vật lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
khối lượng m ≥ mp
Có hai nhóm barion: nuclôn (n, p) và hipêron, cùng các phản hạt của chúng.
d) Các loại tương tác cơ bản
Loại
tương tác
Cường độ
tương tác
Bán kính
tác dụng
Hạt truyền
tương tác
Hấp dẫn
10-39
Gravitôn
Điện từ 
10-2
Phôtôn
Mạnh
1
10-15 m
Gluôn
Yếu
10-14
10-18 m
Hạt W±, Z0
e) Hạt quac Tất cả các hađrôn đều cấu tạo từ các hạt nhỏ hơn, gọi là quac. Có sáu hạt quac (kí hiệu là u, d, s, c, b, t) và sáu phản quac, mang điện tích . Các hạt quac đã được quan sát thấy trong thí nghiệm, nhưng đều ở trạng thái liên kết. 
Các barion là tổ hợp của ba quac. Chẳng hạn prôtôn được tạo từ ba quac (u, u, d), nơtron tạo nên từ ba quac (u, d, d).
Kí hiệu các quac
Điện tích
Khối lượng (tính theo me)
u (up)
d (down)
+ 2/3
- 1/3
10
20
s (strange)
c (charm)
- 1/3
+ 2/3
200
3000
b (bottom)
t (top)
- 1/3
+ 2/3
9000
60000
2. HỆ MẶT TRỜI
a) Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời, tám hành tinh lớn, hàng ngàn tiểu hành tinh, các sao chổi, thiên thạch,Tất cả các hành tinh đều chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều (chiều thuận) và gần như trong cùng một mặt phẳng. Mặt Trời và các hành tinh đều tự quay quanh mình nó và đều quay theo chiều thuận (trừ Kim Tinh).
Vài số liệu về Mặt Trời và Trái Đất
Mặt Trời
Trái Đất
- Bán kính RT ≈ 109 RĐ
- Khối lượng MT ≈ 333000 MĐ
- Nhiệt độ mặt ngoài ≈ 6000 K
- Bán kính RĐ ≈ 6400 km
- Khối lượng MĐ ≈ 5,98.1024 kg
- Bán kính quỹ đạo ≈ 150.106 km (1 đvtv)
1 năm ánh sáng ≈ 63241 đơn vị thiên văn
1 đơn vị thiên văn = 1,49597892.1011m ≈ 150 triệu km
Vài số liệu về các hành tinh:
Hành tinh
m/MĐ
Khoảng cách
đến Mặt Trời (đvtv)
n (số vệ tinh)
Khối lượng riêng (103 kg/m3)
1. Thủy tinh
2. Kim tinh
3. Trái Đất
4. Hỏa tinh
5. Mộc tinh
6. Thổ tinh
7. Thiên vương tinh
8. Hải vương tinh
0,055
0,81
1
0,11
318
95
15
17
0,39
0,72
1
1,52
5,20
9,54
19,2
30,0
0
0
1
2
63
34
27
13
5,4
5,3
5,5
3,9
1,3
0,7
1,2
1,7
b) Cấu trúc của Mặt Trời 
	Mặt Trời được cấu tạo gồm hai phần: quang cầu và khí quyển.
	- Quang cầu: còn gọi là quang quyển, có dạng một đĩa sáng tròn, bán kính khoảng 7.105 km.
	- Khí quyển Mặt Trời được phân ra hai lớp: sắc cầu ở trong và nhật hoa ở ngoài.
c) Sao chổi và thiên thạch
	- Sao chổi là những khối khí đóng băng lẫn với đá, có đường kính vài kilômet, chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo elip rất dẹt. Chu kỳ chuyển động của sao chổi quanh Mặt Trời khoảng từ vài năm đến 150 năm. Đám khí và bụi bao quanh sao bị áp suất do ánh sáng Mặt Trời gây ra đẩy dạt về phía đối diện với Mặt Trời tạo thành cái đuôi có dạng như một cái chổi.
	- Thiên thạch là những khối đá chuyển động quanh Mặt Trời với tốc độ hàng chục km/s theo các quỹ đạo rất khác nhau. Khi một thiên thạch bay vào bầu khí quyển của Trái Đất thì nó bị ma sát mạnh, nóng lên và bốc cháy, để lại một vệt sáng dài mà ta gọi là sao băng. 
3. SAO, THIÊN HÀ
a) Sao là thiên thể nóng sáng, giống như Mặt Trời, nhưng ở rất xa chúng ta. Có một số sao đặc biệt: sao biến quang (sao có độ sáng thay đổi), sao mới (sao có độ sáng đột ngột tăng lên hàng vạn lần, hàng triệu lần), punxa, sao nơtron (là sao bức xạ năng lượng dưới dạng những xung sóng điện từ rất mạnh) 
Ngoài ra, trong hệ thống các thiên thể trong vũ trụ còn có lỗ đen và tinh vân. Lỗ đen là một thiên thể có trường hấp dẫn lớn đến nỗi thu hút mọi vật thể, kể cả ánh sáng. Vì vậy, lỗ đen không bức xạ bất kỳ sóng điện từ nào. Tinh vân là các đám bụi khổng lồ được rọi sáng bởi các ngôi sao gần đó hoặc những đám khí bị ion hóa được phóng ra từ một ngôi sao mới hay sao siêu mới.
b) Thiên hà là một hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân. Có ba loại thiên hà chính: thiên hà xoắn ốc, thiên hà elip, thiên hà không định hình. Thiên Hà của chúng ta thuộc loại thiên hà xoắn ốc, chứa vài trăm tỉ sao, có đường kính khoảng 100 nghìn năm ánh sáng, là một hệ phẳng giống như một cái đĩa. Hệ Mặt Trời của chúng ta cách trung tâm Thiên Hà khoảng 30 nghìn năm ánh sáng. 
4. THUYẾT BIG BANG
	Thuyết Big Bang cho rằng vũ trụ được tạo ra bởi một vụ nổ lớn cách đây khoảng 14 tỉ năm, hiên nay đang giãn nở và loãng dần.
	Hai sự kiện thiên văn quan trọng xác nhận tính đúng đắn của thuyết Big Bang là:
	- Vũ trụ giãn nở.
	- Việc phát hiện bức xạ nền của vũ trụ của hai nhà vật lý người Mĩ là Pen-zi-at (Penzias) và Uyn-xơn (Wilson) năm 1965.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM : 
I. HẠT SƠ CẤP
1. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hạt sơ cấp?
	A. Tập hợp các mêzôn và các barion có tên chung là các hađrôn.
	B. Tất cả các hađrôn đều cấu tạo từ các hạt quac.
	C. Phần lớn các hạt quac ở trạng thái liên kết, một số ít hạt quac ở trạng thái tự do.
	D. Các barion là tổ hợp của ba quac.
2 Pôzitrôn là phản hạt của
	A. êlectron	B. prôtôn	C. nơtrinô	D. nơtron
3. Có bốn loại tương tác cơ bản đối với các hạt sơ cấp, được kí hiệu: (1) tương tác mạnh; (2) tương tác yếu; (3) tương tác điện từ; (4) tương tác hấp dẫn. Tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân thuộc loại tương tác nào kể trên?
	A. (1)	B. (2)	C. (3)	D. (4)
4. Các hạt sơ cấp đã biết được sắp xếp thành các loại sau theo khối lượng nghỉ tăng dần: (1) prôtôn, (2) lepton, (3) hađrôn. Hạt nơtrinô (được nhà vật lý Pauli, người Áo, tiên đoán sự tồn tại trong phân rã β) thuộc loại nào kể trên?
	A. (1)	B. (2)	C. (3)	D. tổ hợp của (1 ) và (3)	
5. Cho ba loại hạt sau: (1) phôtôn, (2) lepton, (3) hađrôn. Hạt pôzitrôn thuộc loại hạt nào kể trên ?
A. (1)	B. (2)	C. (3)	D. tổ hợp của (1 ) và (3)
6. Nhà vật lý Ghen-man đã nêu lên giả thuyết: “ Tất cả các hađrôn đều cấu tạo từ các hạt nhỏ hơn, gọi là quac. Có sáu hạt quac, kí hiệu là: u, d, s, c, b, t”. Theo giả thuyết này, prôtôn được tạo nên từ ba quac nào kể trên?
	A. (u, u, d)	B. (u, u, t)	C. (u, d, d)	D. (s,u, d)
7. Hạt sơ cấp nào sau đây có số lượng tử spin s là sô nguyên không âm?
	A. Êlectron	B. Prôtôn	C. Pôzitrôn	D. Phôtôn
8. Các hạt sơ cấp nào dưới đây có năng lượng bằng 0 hoặc xấp xỉ bằng 0?
	(1) êlectron; (2) prôtôn; (3) pôzitrôn; (4) nơtrinô; (5) phôtôn
	A. (1) và (4)	B. (4) và (5)	C. (3) và (5)	D. (3), (4) và (5)
9. Trong các hạt sơ cấp sau đây: nơtrôn, pôzitrôn, nơtrinô, phôtôn. Hạt sơ cấp nào có thời gian sống trung bình ngắn hơn các hạt còn lại?
	A. nơtrôn	B. phôtôn	C. nơtrinô	D. pôzitrôn
10. Kí hiệu các lực như sau: (1) lực Lo-ren; (2) lực hạt nhân; (3) lực liên kết hóa học; (4) lực liên kết trong phân rã β; (5) trọng lực. Lực nào kể trên thuộc loại tương tác điện từ?
	A. (1) và (2)	B. (1), (3) và (5)	C. (1) và (3)	D. (1), (3) và (4)
11. Phát biểu nào sau đây là sai?
	A. Mỗi hạt sơ cấp có một phản hạt; hạt và phản hạt có khối lượng bằng nhau.
	B. Êlectron là một nuclôn có điện tích âm.
	C. Phôtôn là một hạt sơ cấp không mang điện.
	D. Prôtôn là hạt sơ cấp bền, không phân rã thành các hạt khác.
12. Phần lớn các hạt sơ cấp đều có một phản hạt; hạt và phản hạt tương ứng luôn luôn có.
	A. khối lượng bằng nhau.	B. điện tích giống nhau.
	C. mômen từ riêng giống nhau.	D. spin giống nhau.
13. Barion, gồm các hạt có đặc trưng nào sau đây?
	A. có khối lượng bằng hoặc lớn hơn khối lượng của prôtôn.
	B. có điện tích giống nhau.
	C. có thời gian sống trung bình ngắn hơn 10-6s.
	D. có spin giống nhau.
14. Điều nào sau đây là sai khi nói về các hađrôn?
	A. Một số hađrôn có khối lượng bằng hoặc lớn hơn khối lượng của prôtôn.
	B. Một số hađrôn có khối lượng nhỏ hơn khối lượng nuclôn.
	C. Hađrôn gồm các mêzôn và barion.
	D. Tương tác giữa các hađrôn thuộc loại tương tác yếu.
II. HỆ MẶT TRỜI
15. Trong các hành tinh sau đây thuộc hệ Mặt Trời, hành tinh nào có bán kính xấp xỉ bán kính của Trái Đất?
	A. Kim tinh. 	B. Thổ tinh.	C. Hỏa tinh.	D. Thủy tinh.
16. Trong các hành tinh sau đây thuộc Hệ Mặt Trời, hành tinh nào ở xa Mặt Trời nhất?
	A. Hỏa tinh. 	B. Thiên vương tinh.	C. Kim tinh.	D. hải vương tinh.
17. Đường kính của Trái Đất ở xích đạo có giá trị nào sau đây?
	A. 3 200 km.	B. 6 375 km.	C. 12 756 km.	D. 1 600 km.
17. Để đo khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời, người ta dùng đơn vị thiên văn (kí hiệu đvtv). 1 đvtv xấp xỉ bằng.
	A. 15 triệu km.	B. 150 triệu km.	C. 1,5 triệu km.	D. 300 triệu km.
18. Mặt Trời là thiên thể trung tâm của Hệ Mặt Trời. Nó có khối lượng lớn hơn khối lượng của Trái Đất vào khoảng?
	A. 33 000 lần	.	B. 333 000 lần.	C. 300 000 lần.	D. 3,3 triệu lần.
19. Hành tinh có khối lượng lớn nhất trong Hệ Mặt Trời là
A. Mộc tinh.	B. Thổ tinh.	C. Hải vương tinh	D. Thiên vương tinh.
20. Trong các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, hành tinh ở gần Trái Đất nhất là
	A. Hỏa tinh. 	B. Thủy tinh.	C. Kim tinh.	D. Mộc tinh.
21. Trong các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, hành tinh nào gần Mặt Trời nhất?
	A. Hỏa tinh.	B. Thủy tinh.	C. Kim tinh. 	D. Trái Đất.
22. Cấu trúc nào sau đây nằm ngoài thiên hà?
	A. Punxa.	B. Sao siêu mới.	C. Quaza.	D. Lỗ đen.
23. Điều nào sau đây không đúng khi đề cập về lỗ đen?
	A. Là một thiên thể được cấu tạo từ các nơtron.
	B. Không bức xạ bất kì một loại sóng điện từ nào.
	C. Được hình thành do sự va chạm của thiên thể với nhau tạo thành các lỗ lớn trên bề mặt một số hành tinh.
	D. Có trường hấp dẫn rất lớn, thu hút mọi vật thể, kể cả ánh sáng.
24. Đường kính của Thiên Hà của chúng ta vào khoảng
	A. 200 nghìn năm ánh sáng.	B. 100 nghìn năm ánh sáng.
	C. 10 000 năm ánh sáng.	D. 1 triệu năm ánh sáng.
25. Điều nào sau đây không đúng khi đề cập về Thiên Hà?
	A. Là hệ thống gồm nhiều loại sao và tinh vân.
	B. Đường kính của thiên hà vào khoảng 100 000 năm ánh sáng.
	C. Thiên Hà của chúng ta là loại thiên hà hình elip.
	D. Toàn bộ các sao trong mỗi thiên hà đều quay quanh trung tâm thiên hà. 
27. Trong các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, hành tinh nào có khối lượng riêng nhỏ nhất?
A. Mộc tinh.	B. Thổ tinh.	C. Kim tinh.	D. Hỏa tinh.
28. Trong các hành tinh sau đây thuộc Hệ Mặt Trời, hành tinh nào có bán kính lớn nhất?
	A. Thủy tinh.	B. Thổ tinh.	C. Hỏa tinh.	D. Mộc tinh.
 C. CÂU HỎI ÔN CHƯƠNG VIII:
Hạt sơ cấp là gì?
Kể tên một số hạt sơ cấp và phân loại chúng ?
Trình bày sơ lược về cấu tạo của hệ Mặt Trời.
Sao là gì, thiên hà là gì ?

File đính kèm:

  • docvatly 12.doc
Bài giảng liên quan