Tài Liệu Tập Huấn Về Kỹ Năng Sống
Tập huấn về kỹ năng sống là một quá trình đan xen việc dạy, học và thực hành nhằm tập trung vào việc tiếp thu kiến thức, quan điểm và các kỹ năng để nhằm hỗ trợ các hành vi từ đó giúp chúng ta có trách nhiệm lớn hơn đối với chính cuộc sống của chúng ta qua việc đưa ra những chọn lựa để có cuộc sống lành mạnh hơn, chống chịu được những áp lực tiêu cực lớn hơn và giảm thiểu các hành vi có hại.
Tập huấn về kỹ năng sống là một quá trình tăng sức mạnh (Empowering).
Mọi người được khuyến khích để nhận biết và hiểu được nguyên nhân sâu xa của vấn đề hay tình thế khó khăn, và rồi tận dụng các kỹ năng khác nhau để nhằm làm thay đổi cách nghĩ, cảm nhận hay cư xử để giúp giải quyết vấn đề hay tình thế khó khăn. Việc đưa ra những phương án và có những quyết định tích cực có thể là do cá nhân hoặc là cùng với người khác qua hành động tìm kiếm sự giúp đỡ.
Tập huấn về kỹ năng sống là một công cụ hữu ích được thiết kế chuyên biệt nhằm nâng cao nhận thức và đưa ra các phương thức nhằm thay đổi hành vi theo chiều hướng tích cực.
Cuốn tài liệu này được phát triển như một phần của các khóa tập huấn có sự tham khảo ý kiến từ nhóm Cán bộ chủ chốt đến từ các vùng miền khác nhau của Việt Nam. Cuốn tài liệu này được phát triển với ý định nâng cao kỹ năng sống cho những người đang làm công tác giúp đỡ trẻ em và thanh thiếu niên.
cần phải làm gì. Họ có thể gặp nguy hiểm”. Nói cho các học viên biết rằng trẻ em hay thanh thiếu niên có thể nói cho một người mà các em tin tưởng rằng các em có “Một vấn đề khẩn cấp”. Điều này luôn luôn là tốt để có thể có ngay sự giúp đỡ đối với vấn đề hay tình cảnh đó. Suy nghĩ về câu hỏi sau đây (10 phút) ? Những phẩm chất nào mà anh/chị muốn một người có để anh/chị có thể nói với họ về một tình huống khẩn cấp của cá nhân. Câu trả lời được gợi ý: Hiểu; Tin tưởng; Tử tế; Có thể hành động cho tôi; Giúp ích Bài tập Bàn tay an toàn cá nhân: Hoạt động cá nhân và theo đôi (30 phút) Đưa cho mỗi người một mảnh giấy và yêu cầu họ vẽ hình bàn tay họ in lên tờ giấy. Nhắc bàn tay lên khỏi tờ giấy và giải thích rằng các học viên sẽ viết lên những bàn tay đó. Yêu cầu các học viên viết vào phần các ngón tay tên của 5 người mà họ có thể đến gặp khi họ gặp tình huống khẩn cấp. Giải thích cho các học viên biết là họ chỉ có thể viết tên của người trong gia đình vào 2 ngón tay. Còn các ngón khác phải viết tên của những người không thuộc gia đình mình mà họ có tin tưởng. Ví dụ, người hàng xóm, giáo viên, đồng nghiệp, chuyên gia trợ giúp. Khi các học viên vẽ xong. Yêu cầu cho người bên cạnh mình xem và giải thích tại sao lại chọn những người đó để ghi vào các ngón tay. Gọi những bàn tay vẽ đó là “BÀN TAY AN TOÀN CÁ NHÂN”. Hoạt động này có thể được sử dụng với tất cả mọi đối tượng thuộc các nhóm tuổi khác nhau để xác lập và xây dựng mạng lưới hỗ trợ cho thanh thiếu niên. Nói “Không” như thế nào (20 phút) Đưa ra một mệnh đề chung chung cho các học viên và hỏi xem các học viên đồng ý hay không đồng ý. “Đối với nhiều người Nói không dường như là rất khó”. Gật đầu một cách quyết đoán khi anh/chị nói câu này. đây là một cách giao tiếp rất có hiệu quả nhằm để khai thác những phản hồi giống nhau từ các học viên. Đánh giá các câu trả lời của các học viên. Xem bao nhiêu người nói “Vâng, tôi đồng ý”/gật đầu hoặc bao nhiêu người nói “Không, tôi không đồng ý”/lắc đầu theo cách tiêu cực. Giải thích rằng nói “Không” hoặc không đồng ý là khó cho mọi người, đặc biệt là khi có áp lực phải đồng ý. Nhấn mạnh rằng áp lực nhóm mà thanh thiếu niên phải đối mặt sẽ kéo theo những hành vi có nguy cơ. Phát tài liệu 6.3: Bài tập nói “Không” Phát tài liệu cho tất cả các học viên hoặc sử dụng giấy kính trong chiếu qua đầu. Yêu cầu các học viên tự trả lời các câu hỏi. Khi họ đã trả lời xong, yêu cầu các học viên thảo luận các câu trả lời của họ với những học viên trong nhóm khác. Yêu cầu các học viên trở lại với nhóm lớn và đặt câu hỏi. ? Anh/chị đã biết thêm được gì về chính anh/chị và người khác qua bài tập này? Câu trả lời được gợi ý: Rất khó để có thể nói không với ai đó; có khi bạn phải nói “có” cho dù là bạn không muốn; Tôi không bao giờ có thể nói không. Nói cho các học viên biết rằng việc nói “Không” là khó đối với anh/chị; Anh/chị không chỉ ở một mình; mọi người luôn gặp phải tình thế như thế. Mọi người muốn được yêu thích và chấp nhận bởi người khác. Nhưng nói “có” khi anh/chị thực sự muốn nói “không” có thể gây hại cho sức khỏe sinh lý của anh/chị, và dẫn đến những ảnh hưởng đối với sức khoẻ thể chất. Bài tập – Thực hành nói: Không (10 phút) NÓI CHO CÁC HỌC VIÊN BIẾT RẰNG, HÔM NAY ANH CHỊ SẼ THỰC HÀNH CHO CẢ LỚP VỀ VIỆC NÓI TỪ “KHÔNG”. Đọc một mệnh đề và sau đó để cho các học viên nói mệnh đề sau khi anh/chị đọc. KHÔNG! Tôi không thích. KHÔNG! Tôi không muốn làm việc. KHÔNG! Tôi có thứ khác để làm rồi. KHÔNG! Tôi sẽ không tham gia cùng bạn được. KHÔNG! Tôi sẽ không giữ bí mật. KHÔNG, CẢM ƠN! KHÔNG! KHÔNG! KHÔNG! Yêu cầu các học viên thực hành các cách nói không khác nhau Lớn tiếng – KHÔNG Nhẹ nhàng – KHÔNG Giận Giữ - KHÔNG Khẳng định – KHÔNG NÓI ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG “NGÔN NGỮ CỬ CHỈ” (GIAO TIẾP KHÔNG LỜI) KHI NÓI “KHÔNG”. VÍ DỤ, KHOANH TAY TRƯỚC NGỰC, VẺ NGHIÊM NGHỊ, QUAY NGƯỜI ĐI CHỖ KHÁC, LẮC ĐẦU TIÊU CỰC, ĐIỆU BỘ DÙNG CÁNH TAY/BÀN TAY. KIẾN THỨC GỢI Ý Thừa nhận và tăng cường các hành vi bảo vệ cho một người có thể giúp cho họ trở nên mạnh mẽ hơn trong cách họ phản ứng lại với các tình huống khi họ không cảm thấy thoải mái với các tình huống đó. Việc này có thể giúp cho họ bảo vệ được chính họ và cả người khác. Việc này được sử dụng trong công tác tham vấn để nhằm tăng cường quyền năng cho trẻ em và người lớn có quyền được cảm thấy an toàn và cho phép họ nói với nhau về cảm xúc và những hành động của mình trong những tình huống khó khăn thử thách. Việc sử dụng hình thức tập huấn về hành vi bảo vệ đối với thân chủ thì có rất nhiều lợi ích, Việc này sẽ làm tăng quyền năng của của thân chủ để họ có thể tự giúp đỡ được bản thân và giúp họ có được sự tự tin và khả năng để xác định tình huống nào là an toàn, tình huống nào là không an toàn. Việc này còn giúp cho họ có khả năng có được hành động phù hợp và nâng cao khả năng giao tiếp cũng như kiến thức của họ về những phản ứng của chính họ. Một nhà tham vấn có thể giúp tăng cường việc tự bảo vệ của thân chủ, điều này sẽ giúp thúc đẩy sự an toàn của xã hội và cộng đồng. Sự tin tưởng Tin tưởng vào người khác và vào chính bạn nếu có một cảm xúc cơ bản về tất cả mọi người. Phần này sẽ đi vào tìm hiểu những khó khăn trong việc phát triển lòng tin và việc giữ được lòng tin với người khác. Điều này sẽ khuyến khích mọi người tin tưởng ở chính cảm xúc của họ và có thể cho họ những gợi ý để phản ứng lại. Nhà tham vấn cần sử dụng khái niệm này với cả người lớn và trẻ em. Nhà tham vấn cũng có thể khuyến khích người lớn sử dụng khái niệm này với chính con cái họ. Điều này sẽ giúp phát triển một môi trường tin cậy hơn cho trẻ em, người lớn và trong xã hội. LẼ PHẢI THÔNG THƯỜNG Nhà tham vấn có thể sử dụng hiểu biết về lẽ phải thông thường để giúp cho thân chủ của mình hiểu và tin tưởng những phản ứng của họ nhằm đối mặt với các tình huống và hành động theo như bản năng của họ. Có điều quan trọng là một thân chủ cần có đủ sức mạnh để lắng nghe những phản ứng của cơ thể hay đầu óc của họ, đó chính là những bản năng cơ bản của con người. Nhà tham vấn có thể giúp thân chủ hiểu được điều này. Nếu thân chủ cảm thấy nguy hiểm hay có cảm giác không tốt từ người khác, có thể là do một điều gì đó hay một nơi nào đó, rất quan trọng cho thân chủ hiểu được và phản ứng với cảm giác này. Mạng lưới an toàn/sinh Nhiều người thấy rất khó có thể tin cậy vào người khác theo như những kinh nghiệm, cảm xúc hay mối quan tâm của họ. Thường thì mọi người đều cần có một ai đó đáng tin cậy để trao đổi cùng, mà đặc biệt trong đó là đối tượng trẻ em dễ bị xâm hại và những nạn nhân của nạn bạo lực gia đình vì những đối tượng này gần như bị cô lập hoàn toàn. Đó là rất quan trọng để phát triển một mạng lưới con người mà ở đó một người có thể tin tưởng và tiếp xúc tìm lời khuyên hay trợ giúp khi cần thiết, hoặc giả trong trường hợp thân chủ cảm thấy rằng sự an toàn của chính họ đang bị đe dọa. Tất cả mọi người cần phải được khuyến khích để suy nghĩ về những mạng lưới an sinh và từ đó có thể hướng đến một kế hoạch an sinh cho cá nhân. Những kỹ năng này là rất hữu ích cho việc xây dựng sự tự tin của cá nhân và cam kết cho sự an toàn qua việc xem xét các chiến lược ngăn ngừa thực tế cũng như là việc chuẩn bị cho thân chủ, điều này có thể giúp cho sự an toàn của thân chủ không bao giờ bị đe dọa. Nói KHÔNG như thế nào? Anh/chị đã bao giờ lưu ý đến mọi người nói “Có” đối với điều gì đó mà họ thực lòng muốn nói “không” chưa? Những bài tập này là để giúp cho những nhà tham vấn hiểu được những phản ứng của chính họ nhằm giúp cho thân chủ của mình. Trong một số trường hợp, đối với đối tượng cụ thể nào đó thì nói KHÔNG là rất khó. Có những thời điểm mà con người vượt qua được sự hối thúc tự nhiên của họ và làm điều gì đó mà thực sự họ không muốn làm. Rất là quan trọng để tin tưởng vào những bản năng tự nhiên của chính anh/chị và phản ứng lại theo cách mà có lợi cho anh/chị. Bài này là nhằm chỉ ra cho nhà tham vấn thấy rằng, trong nhiều trường hợp thì rất khó cho thân chủ nói KHÔNG. Vì vậy nhà tham vấn có thể giúp cho thân chủ hiểu được những cảm xúc cơ bản của chính họ và giúp cho họ có khả năng đưa ra được lựa chọn về những gì họ muốn làm. Phát tài liệu 6.1 Những hành vi bảo vệ là gì? Những hành vi bảo vệ là các kỹ năng mà một người sử dụng trong những tình huống khó khăn. Cá nhân có hành động phản ứng lại để tránh khỏi bị làm tổn thương, gây hại hay huỷ hoại. Kiến thức về hành vi bảo vệ giúp con người ta: Thừa nhận sức mạnh bảo vệ của họ Dạy cho trẻ biết cách tự bảo vệ chính mình Tìm hiểu về các hành động khác nhau Phát tài liệu 6.2 “LẼ PHẢI THÔNG THƯỜNG CÓ THỂ GIÚP TÔI ĐƯỢC AN TOÀN” Sử dụng lẽ phải thông thường có thể giúp tôi: Suy nghĩ một lát về những gì đang diễn ra Xác định xem tình huống đó an toàn hay nguy hiểm như thế nào Suy nghĩ về những gì sẽ xảy ra định đoạt xem điều gì là đúng đối với mình tìm kiếm lời khuyên nếu mình thấy cần hành động theo quyết định của chính mình Phát tài liệu 6.3 NÓI KHÔNG Anh/chị có thể nói KHÔNG 1. Anh/chị được mời đến một bữa tiệc của những người bạn thân nhưng họ không muốn anh/chị mang theo con cái đến và anh/chị không muốn đến mà không có bọn trẻ. Có/Không 2. Em trai của anh/chị muốn mượn xe của anh/chị. Hai lần trước cậu ấy đã gây tai nạn và đã không sửa chữa lại xe của anh/chị. Có/Không 3. Anh/chị đến thăm mẹ của mình ở một thị trấn khác vào mỗi dịp cuối tuần và con trai anh/chị cũng muốn anh/chị tham dự vào buổi bãi khóa ở trường học. Có/Không 4. Hàng xóm của anh/chị muốn tặng anh/chị một món quà khá đắt tiền vì anh ta muốn trở thành bạn thân của anh/chị. Anh/chị không muốn kết bạn với anh ta. Có/Không 5. Những người bạn mà anh/chị thường đi chơi cùng mời anh/chị tham gia vào một hoạt động cùng với họ. Hoạt động này có thể gây cho anh/chị nhiều rắc rối. Họ muốn anh/chị đến và nói cho anh/chị biết là “nó sẽ rất vui đấy”. Có/Không 6. Có người mà anh chị đã quen biết từ rất lâu và anh/chị cũng tin tưởng người ấy, người ấy muốn anh/chị sờ vào người ấy theo cách kích thích tình dục. Anh/chị không muốn làm việ đó. Có/Không
File đính kèm:
- Tap huan ky nang song.doc