Tài liệu Thanh tra giáo dục
1. Một số vấn đề về thanh tra giáo dục
Thanh tra, kiểm tra là một khâu của chu trình quản lý. Không có thanh tra, kiểm tra, coi như không có quản lý. Ở đâu có quản lý, ở đó có hoạt động thanh tra, kiểm tra.
“Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân” (Luật Thanh tra 2004, Tr.43).
Thanh tra giáo dục (TTrGD), trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy dịnh của pháp luật là “Thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục” (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2005, được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 25/11/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2010).
cơ sở giáo dục sẽ được củng cố và phát triển. 1.5. QUY TRÌNH TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA (theo Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 của Thanh tra Chính phủ) 1.5.1. Chuẩn bị thanh tra 1.5.1.1. Khảo sát nắm tình hình - Trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra quyết định để khảo sát, nắm tình hình đối tượng thanh tra về những vấn đề: + Tổ chức, bộ máy, cơ chế quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra. + Hệ thống các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động của đối tượng thanh tra; các thông tin có liên quan. + Những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm, đề xuất những nội dung cần thanh tra, dự kiến cách thức tiến hành thanh tra. - Thời gian khảo sát không quá 15 ngày làm việc. 1.5.1.2. Ra quyết định thanh tra Căn cứ kết quả khảo sát và chương trình, kế hoạch thanh tra đã được duyệt thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra quyết định giao đơn vị, cá nhân soạn thảo quyết định thanh tra, quyết định gồm các nội dung sau: - Căn cứ pháp lý; - Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra; - Thời hạn tiến hành thanh tra; - Trưởng Đoàn và các thành viên Đoàn thanh tra; - Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao chỉ đạo, giám sát Đoàn thanh tra (nếu có). 1.5.1.3. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra - Trưởng Đoàn thanh tra chủ trì xây dựng dự thảo kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra gồm: Mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng, thời hạn, phương pháp tiến hành thanh tra, chế độ thông tin báo cáo, việc sử dụng phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất phục vụ hoạt động của Đoàn thanh tra. - Đoàn thanh tra thảo luận dự thảo và thống nhất kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra. - Trưởng Đoàn thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra. Thời gian xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra không quá 5 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra. 1.5.1.4. Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra - Trưởng Đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để phổ biến kế hoạch đã được duyệt, phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm, thành viên của Đoàn; thảo luận phương pháp, cách thức tổ chức thanh tra, sự phối hợp; tổ chức tập huấn nghiệp vụ khi cần thiết. - Từng thành viên Đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công và báo cáo Trưởng Đoàn. 1.5.1.5. Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo - Căn cứ nội dung, kế hoạch thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra chủ trì xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo. - Trưởng Đoàn thanh tra có văn bản gửi đối tượng thanh tra kèm theo đề cương yêu cầu báo cáo ít nhất trước 5 ngày trước khi công bố quyết định thanh tra. 1.5.1.6. Thông báo vè việc công bố quyết định thanh tra - Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra về việc công bố quyết định thanh tra. - Thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra gồm: Đoàn thanh tra, thủ trưởng cơ quan, tổ chức và các cá nhân là đối tượng thanh tra. Trường hợp cần thiết, có thể mời cả đại diện cơ quan, tổ chức và các cá nhân có liên quan. 1.5.2. Tiến hành thanh tra 1.5.2.1. Công bố quyết định thanh tra - Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra. Trong đó nêu rõ mục đích, yêu cầu, cách thức, phương thức làm việc của Đoàn, quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra. - Trưởng Đoàn yêu cầu đại diện thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra báo cáo những nội dung theo đề cương đã gửi. - Trưởng Đoàn thanh tra phân công nhiệm vụ các thành viên Đoàn thanh tra. Lập biên bản công bố quyết định thanh tra. Biên bản được ký giữa Trưởng Đoàn thanh tra và đại diện thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. 1.5.2.2. Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra Trưởng Đoàn thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra. Việc giao nhận, quản lý, khai thác, sử dụng thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật. 1.5.2.3. Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu 1.5.2.4. Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra 1.5.2.5. Sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra trong quá trình thanh tra (nếu cần thiết) 1.5.2.6. Thay đổi Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra; bổ sung thành viên Đoàn thanh tra (nếu cần thiết) 1.5.2.7. Gia thời hạn thanh tra (nếu cần thiết) 1.5.2.8. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra 1.5.2.9. Nhật ký Đoàn thanh tra - Trưởng Đoàn quản lý nhật ký Đoàn thanh tra. - Nhật ký Đoàn thanh tra cần ghi đầy đủ nội dung: Ngày, tháng, năm; các công việc đã tiến hành; tên đối tượng thanh tra được kiểm tra, xác minh, làm việc; ý kiến chỉ đạo, điều hành của người ra quyết định thanh tra, của Trưởng Đoàn (nếu có); khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thanh tra (nếu có); các nội dung khác có liên quan. 1.5.2.10. Kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra - Trưởng Đoàn tổ chức họp Đoàn để thống nhất các nội dung công việc. - Trưởng Đoàn báo cáo với người ra quyết định thanh tra về dự kiến kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra. - Trưởng Đoàn thanh tra thông báo bằng văn bản cho đối tượng thanh tra, nếu cần thiết có thể tổ chức buổi làm việc với đối tượng thanh tra về việc kết thúc thanh tra; buổi làm việc được lập biên bản và được ký giữa Trưởng Đoàn thanh tra và thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra 1.5.3. Kết thúc thanh tra 1.5.3.1. Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra 1.5.3.2. Đánh giá chứng cứ ở Đoàn thanh tra 1.5.3.3. Xem xét báo cáo kết quả thanh tra 1.5.3.4. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra 1.5.3.5. Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra 1.5.3.6. Ký ban hành và công bố kết luận thanh tra 1.5.3.7. Giao trả hồ sơ, tài liệu cho đối tượng thanh tra 1.5.3.8. Tổng kết hoạt động Đoàn thanh tra 1.5.3.9. Lập, bàn giao hồ sơ thanh tra 1.6. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁO DỤC 1.6.1. Có kế hoạch thanh tra rõ ràng, khoa học, phù hợp, làm tiêu chí xác định nhiệm vụ và đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân. Kế hoạch thanh tra phải thể hiện được những nội dung chủ yếu sau: - Mục đích cuộc thanh tra. - Đối tượng thanh tra: Bao gồm cả đối tượng trực tiếp và dự kiến cả những đối tượng liên quan. - Thời gian: Thời gian công bố quyết định; thời gian tiến hành thanh tra; thời gian kết thúc tại nơi thanh tra; thời gian hoàn thành báo cáo, kết luận thanh tra. - Địa điểm thanh tra. - Nội dung thanh tra: Bao nhiêu nội dung, tên cụ thể những nội dung đó. - Phân công người thực hiện theo các nội dung thanh tra. - Dự kiến kết quả đạt được sau thanh tra. Kế hoạch trên do Trưởng Đoàn thanh tra dự thảo, các thành viên Đoàn thanh tra nghiên cứu, thảo luận, Trưởng Đoàn tổng hợp, hoàn thiện, trình người ký quyết định thanh tra phê duyệt. Kế hoạch này chỉ lưu hành trong nội bộ Đoàn thanh tra. 1.6.2. Đánh giá, kết luận chính xác, khách quan, trung thực về các nội dung thanh tra. Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra; đối chiếu với các quy định, quy chế, tiêu chuẩn, định mức hiện hành do cấp có thẩm quyền ban hành để có kết luận chính xác, khách quan, trung thực về mức độ đúng, sai của từng nội dung đã thanh tra. Không có biểu hiện ne tránh, đùn đẩy, nương nhẹ các hành vi vi phạm cũng như biểu hiện trù dập đối tượng thanh tra. 1.6.3. Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có). Trên cơ sở kết luận những nội dung thanh tra có vi phạm, phải chỉ rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân của những vi phạm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 1.6.4. Thực hiện đầy đủ, đúng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị đúng, đầy đủ các biện pháp xử lý. Thanh tra viên, Trưởng Đoàn thanh tra, theo thẩm quyền, thực hiện đúng, đầy đủ các biện pháp xử lý các hành vi vi phạm do pháp luật quy định, không né tránh, đùn đẩy; trường hợp các vi phạm vượt quá thẩm quyền, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. 1.6.5. Đối tượng thanh tra chấp hành đúng, đầy đủ các biện pháp xử lý, không có khiếu nại, tố cáo sau thanh tra về các nội dung đã thanh tra hoặc thành viên Đoàn thanh tra. Hoặc nếu có khiếu nại, tố cáo thì việc xác minh khiếu nại, tố cáo đó kết luận là không có cơ sở. 1.6.6. Nội bộ Đoàn thanh tra đoàn kết, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định, quy chế về thanh tra; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong quá trình tiến hành thanh tra, các thành viên Đoàn thanh tra chấp hành đầy đủ các quy định làm việc, giao tiếp, sinh hoạt được quy định trong quy chế đoàn thanh tra và sự điều hành của Trưởng Đoàn thanh tra. Các nội dung thanh tra đều hoàn thành đúng tiến độ, đạt được mục tiêu đề ra. 1.6.7. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nhất thời gian, kinh phí, nhân lực Tiêu chí này là một tiêu chí chỉ có thể áp dung cho các cuộc thanh tra ít phức tạp, theo kế hoạch. Còn những cuộc thanh tra đột xuất, các cuộc thanh tra xác minh KNTC thì rất khó thực hiện, vì thực tế các cuộc thanh tra này thường kéo dài, rất tốn kém về thời gian, nhân lực và kinh phí. 1.6.8. Hồ sơ thanh tra được lập đầy đủ, bảo quản chặt chẽ; kết thúc thanh tra nộp lưu trữ đúng quy định. Hồ sơ thanh tra gồm: - Quyết định thành lập Đoàn thanh tra. - Kế hoạch thanh tra của Đoàn thanh tra. - Nhật ký Đoàn thanh tra. - Các biên bản thành phần và biên bản tổng hợp của Đoàn thanh tra. - Báo cáo kết quả thanh tra. - Kết luận thanh tra. - Quyết định xử lý sau thanh tra. - Các giấy tờ, tài liệu, tang vật là chứng cứ vi phạm. Các tài liệu trong hồ sơ phải được sắp xếp khoa học trong cặp hồ sơ để có thể dễ tra cứu sau này. Hồ sơ phải ghi rõ tên cuộc thanh tra, ngày tháng năm thanh tra, ngày tháng năm nộp lưu trữ và phải có biên bản giao nhận đầy đủ.
File đính kèm:
- Tai lieu Thanh tra GD.doc