Tài liệu tuyên truyền về biến đổi khí hậu

Trong mấy thập kỷ qua, nhân loại đã và đang phải trải qua các

biến động bất thường của khí hậu toàn cầu. Trên bề mặt trái đất,

khí quyền và thuỷ quyển không ngừng nóng lên làm xáo động môi

trường sinh thái và gây ra nhiều hệ luỵ đến đời sống con người.

Biến đổi khí hậu đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu.

Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm

trọng bởi các vấn đề của biến đổi khí hậu như: Mưa acid, bão lũ,

hạn hán, động đất, cháy rừng, nước biển dâng,. Vì vậy, ứng phó

với biến đổi khí hậu vừa là vấn đề cấp bách, vừa là vấn đề có tính

chiến lược lâu dài, đòi hỏi sự tham gia của các cấp, các ngành, của

cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và mỗi người dân.

 

doc71 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tuyên truyền về biến đổi khí hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
đắp cao nền đường kết hợp làm các cầu cạn vượt lũ để cứu

hộ nhân dân khi có lũ và đưa ra các biện pháp kỹ thuật chống
xói lở cho công trình.
- Ưu tiên sử dụng các loại vật liệu có khả năng chống
chịu tốt với những tác động của BĐKH trong sản xuất công
nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông như mặt đường
bê tông xi măng chịu tác động tốt của nắng nóng và lũ lụt.
- Tăng cường công tác quy hoạch dân cư, khu đô thị, khu
công nghiệp, cụm công nghiệp có tính đến ảnh hưởng của
thiên tai tại các vùng nhạy cảm như vùng đồi núi có độ dốc
lớn, vùng ven sông thấp.
- Nâng cấp và xây mới hệ thống thoát nước ở các cụm,
khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp đặc biệt ở các
đô thị dễ bị ngập lụt.
2.4- Y tế, sức khỏe cộng đồng
a. Định hướng
- Đánh giá tác động của BĐKH tới mô hình bệnh tật, tới
sức khỏe người dân, tập trung vào các bệnh do nhiệt độ cao,
sóng nhiệt, bệnh truyền qua nước, truyền qua vật chủ trung
gian, dinh dưỡng cộng đồng.
- Đánh giá khả năng ứng phó với BĐKH của ngành y tế.
- Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu, lập bản đồ các khu
vực bị ảnh hưởng bởi BĐKH đến sức khỏe trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc.
b. Giải pháp
- Xây dựng hệ thống cảnh báo tình hình dịch bệnh trong
bối cảnh BĐKH. Xây dựng và triển khai các hoạt động cấp
cứu ứng phó với các thảm hoạ, thiên tai (tai nạn, chấn thương,
126 127
TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
dịch bệnh).
- Xây dựng và lựa chọn các mô hình cung cấp dịch vụ y tế
đáp ứng với thiên tai, thảm họa do BĐKH gây nên.
- Xây dựng và triển khai các mô hình chăm sóc sức khoẻ
cộng đồng: Nước sạch và vệ sinh môi trường, vệ sinh cá
nhân, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, thích ứng với biến đổi khí
hậu tại các vùng bị ảnh hưởng. Tổ chức các cuộc diễn tập của
ngành Y tế ứng phó với các tác động của BĐKH.
- Xây dựng khu dân cư xanh và sạch ở nơi tập trung dân
cư; nâng cao nhận thức công chúng, bồi dưỡng kiến thức về
vệ sinh và văn hóa gia đình thông qua chương trình nước
sạch vệ sinh môi trường cấp nhà nước và cấp địa phương.
- Xây dựng và thực hiện chương trình và kế hoạch hành
động kiểm soát y tế trong các khu vực có nguy cơ dịch bệnh
nhằm đưa ra kịp thời các giải pháp ứng phó và ngăn chặn kịp
thời dịch bệnh lây lan.
- Quy hoạch đô thị cần phải tránh hiệu ứng “đảo nhiệt”
trong các thành phố bằng cách phân tán các công trình xây
dựng, thay các đô thị tập trung bằng tăng các đô thị vệ tinh.
- Tăng cường năng lực cho các cơ sở y tế xã, phường thuộc
các địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.
- Phát triển và tăng cường năng lực dự báo và cảnh báo
về khả năng bùng phát và lan truyền nhiều loại dịch bệnh, ô
nhiễm không khí.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phổ biến thông tin về
BĐKH và dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
- Thiết lập hệ thống theo dõi và kiểm kê thường xuyên

diễn biến dịch bệnh trong tỉnh. Trên cơ sở đó, tạo cơ sở dữ
liệu nhằm đánh giá và phát hiện kịp thời những biến động của
sức khoẻ cộng đồng.
- Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức, thay đổi
hành vi cho cán bộ công chức trong ngành Y tế.
- Đào tào, bồi dưỡng nâng cao khả năng ứng phó với
những hậu quả do BĐKH gây ra, tăng cường khả năng đáp
ứng nhanh.
- Đầu tư củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin
và truyền thông nâng cao nhận thức người dân về chăm sóc
khỏe cộng đồng. Bổ sung trang thiết bị hiện đại, phù hợp,
đảm bảo mạng lưới thông tin liên lạc thông suốt phục vụ kịp
thời thông tin tuyên truyền về tình hình dịch bệnh đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đối
nội, đối ngoại. Ngành y tế phải có phương án dự phòng nhằm
phản ứng nhanh khi xảy ra các thiên tai, thảm họa.
2.5- Theo đơn vị hành chính
a. Định hướng
Mỗi huyện, thị xã, thành phố có những đặc thù, khó khăn
riêng trong việc ứng phó với BĐKH, do vậy, phải có đầu tư,
tập trung giải quyết các vấn đề khác nhau với sự hỗ trợ về
mọi mặt của các ngành dọc, sự phối hợp của các tổ chức đoàn
thể cùng với sự tham gia của mỗi người dân.
b. Giải pháp
- Rà soát và điều chỉnh lại quy hoạch cây trồng và lịch
thời vụ sao cho thích hợp với hoàn cảnh BĐKH ở cấp huyện.
- Chú trọng cải tiến kỹ thuật canh tác, bảo đảm năng suất
128 129
TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
cây trồng ổn định trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt hơn,
nhiều thiên tai hơn.
- Tiếp nhận kỹ thuật nuôi trồng thủy sản chú trọng cải tiến
kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với những thay đổi dưới
tác động của BĐKH.
- Có kế hoạch dài hạn bảo đảm an ninh lương thực trước
sự gia tăng bão lụt và các thiên tai khác.
- Chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.
- Phát triển trồng cây phân tán trong các hộ gia đình và
trên diện tích đất chưa sử dụng.
- Xây dựng các dự án, sử dụng năng lượng mặt trời giảm
tiêu thụ nhiên liệu sinh khối trong sinh hoạt dân dụng, tưới
tiêu, góp phần giảm thiểu năng lượng điện.
- Điều chỉnh hoặc thay đổi một số quy hoạch, kế hoạch
của địa phương và lồng ghép phù hợp với bối cảnh BĐKH.
- Quy hoạch và tổ chức các khu dân cư, đặc biệt ở các
vùng trũng, thấp, dễ bị ngập lụt, sạt lở để phòng tránh, giảm
thiểu tối đa các tác động tiêu cực trong bối cảnh BĐKH.

của BĐKH (vùng hay ngập lũ xây dựng cao tầng; xây dựng
kiên cố, thiết bị dạy học trang bị loại có chất liệu chịu nước
...); đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất trường học.
- Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, để đào tạo cán bộ kỹ
thuật có khả năng phân tích dự báo, đề ra các giải pháp đối phó
với sự BĐKH phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
- Phát triển sinh kế, cải thiện đời sống, ổn định nơi sinh
sống cho người dân địa bàn lâm nghiệp nhạy cảm với tác
động của BĐKH nhằm quản lý rừng bền vững.
- Xây dựng chiến lược, hành động ở cấp độ hộ gia đình
trong mọi lĩnh vực nhằm ứng phó với BĐKH.
- Xây dựng các dự án, chương trình nhằm giảm thiểu tác
động tới nhóm dễ bị tổn thương, chú trọng vào trẻ em, phụ
nữ và người già.
- Huy động sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ
trong việc giảm thiểu và thích ứng với BĐKH./.
- Nâng cao nhận thức của cả cộng đồng về BĐKH, ứng
phó với BĐKH.
- Tổ chức phòng tránh dịch bệnh có hiệu quả, nhất là các
bệnh nhiệt đới ngày càng gia tăng.
- Giảm tỷ lệ nghèo đói, nâng cao năng lực ứng phó, thích
nghi của người dân vùng xa, vùng khó khăn, hay gặp thiên
tai, lũ lụt.
- Thực hiện xây dựng kiên cố hóa trường, lớp học và nhà
công vụ cho giáo viên phù hợp với sự thay đổi dưới tác động
130 131
TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH : Biến đổi khí hậu
BVTV : Bảo vệ thực vật
CCN : Cụm công nghiệp
ĐDSH : Đa dạng sinh học
HST : Hệ sinh thái
KT-XH : Kinh tế – xã hội
KTTV : Khí tượng Thủy văn
NTTS : Nuôi trồng thủy sản
SXKD :Sản xuất kinh doanh
TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TNMT : Tài nguyên môi trường
UNFCCC : Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi
khí hậu

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu - Báo
cáo chuyên đề Trường đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí
Minh - Năm 2009.
2. Sổ tay cán bộ tuyên giáo về Bảo vệ Môi trường - Ban
Tuyên giáo TW- Năm 2009.
3. Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt
Nam - Bộ Tài nguyên và Môi trường - Năm 2009.
4. Quyết định số 2139/QĐ-TTg, ngày 5/12/2011 của Thủ
tướng Chính phủ về ban hành Chiến lược Quốc gia về Biến
đổi khí hậu.
5. 
GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ - Biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
6. Báo cáo Kế hoạch hành động ứng phó với Biến đổi khí
hậu của tỉnh Vĩnh Phúc- UBND tỉnh Vĩnh Phúc- Năm 2011.
ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm
YTDP : Y tế dự phòng
GTSX : Giá trị sản xuất
GTVT : Giao thông vận tải
NDD : Nước dưới đất
VQG : Vườn quốc gia
PCCC : Phòng cháy và chữa cháy
IPCC : Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
132 133
TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
MỤC LỤC

- Các nhiệm vụ chiến lược
- Tổ chức thực hiện

54
70
Trang
PHẦN III: BĐKH VÀ TÁC ĐỘNG Ở VĨNH PHÚC
75
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.
I. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. Định nghĩa
2. Nguyên nhân
3. Một số hiện tượng của Biến đổi khí hậu
II. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. Tác động lên môi trường
2. Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
III. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT
1. Phương hướng chiến lược
2. Biện pháp
3
4
4
4
4
5
18
18
22
29
29
30
I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 75
1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên 75
2. Các nguồn tài nguyên. 82
II. BIỂU HIỆN CỦA BĐKH VÀ CÁC KỊCH BẢN BĐKH CHO
VĨNH PHÚC 86
1. Biểu hiện của BĐKH của tỉnh Vĩnh Phúc 86
2. Các kịch bản BĐKH của tỉnh Vĩnh Phúc 88
III- KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH Ở 92
VĨNH PHÚC
1. Đánh giá tác động của BĐKH đến tỉnh Vĩnh Phúc 92
2. Định hướng kế hoạch hành động cho các ngành, lĩnh vực 115
đến 2020
PHẦN II: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM 31
I. THỰC TRẠNG BĐKH Ở VIỆT NAM
II. XU THẾ BĐKH Ở VIỆT NAM
III. TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG CỦA BĐKH Ở VIỆT NAM
1- Những tác động nghiêm trọng
2- Dự báo những tác động tiềm tàng của BĐKH đối với các lĩnh
vực và khu vực
IV. CÁC KỊCH BẢN BĐKH CHO VIỆT NAM
V. CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BĐKH
- Quan điểm chiến lược
- Mục tiêu chiến lược
31
32
33
33
35
43
49
52
53
134 135
TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TÀI LIỆU
TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN
Phan Văn Phóng
UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ
CHỈ ĐẠO NỘI DUNG
Nguyễn Tuấn Khanh
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ
BIÊN TẬP
Đỗ Văn Lợi
Trương Thị Nhu
Nguyễn Thị Duyên
TRÌNH BÀY, SỬA BẢN IN
Trương Thị Nhu
Nguyễn Thị Duyên
In 2.500 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. In tại Công ty TNHH Phương Mai.
Giấy phép xuất bản số: 72/GP-STTTT do sở Thông tin và Truyền thông
Vĩnh Phúc cấp ngày 09 tháng 11 năm 2012. In xong và nộp lưu chiểu
tháng 11 năm 2012.
136

File đính kèm:

  • docbien-doi-khi-hau1.doc
Bài giảng liên quan