Tăng cường kỹ năng hoạt động xã hội cho cán bộ, đoàn viên thanh niên

 “Xã hội là một tập hợp lớn nhất những con người sống vì hoạt động với các mối quan hệ tương hỗ với nhau( vị thế, vai trò, khuôn mẫu, cơ cấu, tương quan, các nhiệm vụ chung, ) để nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội và cùng chia sẻ những giá trị trong một nền văn hóa chung”.

 “Kỹ năng hoạt động xã hội là sự vận dụng bước đầu những kiến thức xã hội vào thực tế cuộc sống bằng tổng hợp các thao tác đã được quy trình hóa”. Đó là những kỹ năng: giao tiếp, ứng xử, xử lý tình huống; kỹ năng lắng nghe, kỹ năng tìm hiểu vấn đề, kỹ năng biện hộ, kỹ năng sống, kỹ năng nói, kỹ năng viết, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng bày tỏ ý kiến, kỹ năng tuyên truyền, kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng học tập, lao động, kỹ năng xây dựng gia đình trẻ KHH, kỹ năng văn hoá, văn nghệ; kỹ năng hoạt động TDTT, kỹ năng công tác Đoàn-Đội-HộiLHTN, kỹ năng tham gia giao thông, kỹ năng tham gia cải cách hành chính,.

 

doc4 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1007 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng cường kỹ năng hoạt động xã hội cho cán bộ, đoàn viên thanh niên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Tăng cường kỹ năng hoạt động xã hội cho cán bộ, ĐVTN.
 “Xã hội là một tập hợp lớn nhất những con người sống vì hoạt động với các mối quan hệ tương hỗ với nhau( vị thế, vai trò, khuôn mẫu, cơ cấu, tương quan, các nhiệm vụ chung,) để nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội và cùng chia sẻ những giá trị trong một nền văn hóa chung”.
 “Kỹ năng hoạt động xã hội là sự vận dụng bước đầu những kiến thức xã hội vào thực tế cuộc sống bằng tổng hợp các thao tác đã được quy trình hóa”. Đó là những kỹ năng: giao tiếp, ứng xử, xử lý tình huống; kỹ năng lắng nghe, kỹ năng tìm hiểu vấn đề, kỹ năng biện hộ, kỹ năng sống, kỹ năng nói, kỹ năng viết, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng bày tỏ ý kiến, kỹ năng tuyên truyền, kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng học tập, lao động, kỹ năng xây dựng gia đình trẻ KHH, kỹ năng văn hoá, văn nghệ; kỹ năng hoạt động TDTT, kỹ năng công tác Đoàn-Đội-HộiLHTN, kỹ năng tham gia giao thông, kỹ năng tham gia cải cách hành chính,......
Từ đó ta có phát triển kỹ năng hoạt động xã hội là: Tăng cường TT-GD, cỗ vũ, hỗ trợ, tạo điều kiện giúp ĐV,TN nắm vững, mở rộng, nâng cao hiểu biết ngày càng đầy đủ các kiến thức xã hội để vận dụng được những kiến thức đó vào thực tế cuộc sống ngày càng đúng đắn, đầy đủ, hoàn thiện bằng tổng hợp các thao tác đã được quy trình hóa. 
Trước hết ĐV, TN cần nắm vững những kỹ năng cơ bản sau:
I- Kỹ năng giao tiếp cơ bản:
Trong khi tiếp cận và giúp đỡ TTN có hoàn cảnh khó khăn, ngươì nhân viên xã hội cần phải biết kết hợp, sử dụng thật khéo léo, linh hoạt các kỹ năng công tác xã hội để thực hiện kế hoạch, hành động đặt ra. Nhu cầu của TTN có hoàn cảnh khó khăn rất đa dạng, phong phú, song điều mà họ quan tâm chính là thái độ của nhân viên xã hội đối với họ như thế nào? Nhân viên xã hội cần chủ động thiết lập mối quan hệ thân tình, thiện chí đối với họ, chấp nhận và dần dần thay đổi nhận thức và hành vi của mình theo hướng tiến bộ. Những kỹ năng giao tiếp cơ bản là:
1, Tạo ấn tượng ban đầu.
- Lần đầu tiên khi tiếp cận với TTN có hoàn cảnh khó nkhăn bao giờ cũng gây ấn tượng đặc biệt và ảnh hưởng đến các diễn biến sau đó. Nó chỉ quan trọng trong sự nhìn nhận, đánh giá của họ đối với nhân viên xã hội.
- Nhân viên xã hội cần thanh thản, tự tin, lời nói, giọmg nói nhẹ nhàng, mạch lạc, cách ăn mặc gọn gàng,cần cởi mở khi tiếp xúc với họ để tạo ấn tượng tích cực ban đầu.
2, Nhân viên xã hội(NVXH) cần có sự hiểu biết về bản thân.
- Nhận thức được về chính bản thân mình sẽ giúp cho NVXH nhận thức rõ về cách thức nhìn nhận các vấn đề của TTN có hoàn cảnh khó khăn, thông thường có 3 mức độ:
+ Mức độ cá nhân: Tùy theo kinh nghiệm sống của từng người.
+ Mức độ văn hóa: Theo sự đào tạo chuyên môn hay nghiệp dư. NVXH cần phải có cách nhìn nhận vấn đề theo cách riêng của mình. Cần thay đổi cách nhìn theo mức độ công việc: Nhìn nhận khách quan, dẹp bỏ cái tôi, nhìn cái cũ bằng con mắt mới và nhìn vấn đề của TTN có hoàn cảnh khó khăn từ nhiều góc độ khác nhau.
3, Kỹ năng truyền thông.
NVXH phải là người biết truyền đạt các thông điệp, lời nói, biết quan sát và cảm nhận ý nghĩa bên trong từ các thông điệp phát ra từ đối tượng và phải biết cách phản hồi để họ nhận thức vấn đề và bản thân họ hơn. Cách thức phản hồi, gồm:
+ Đông viên họ khai thác sức mạnh và tiềm năng của chính bản thân mình.
+ Cung cấp thông tin, dữ kiện cho đối tượng hơn là chỉ để khuyên nhủ, đề nghị giải pháp.
+ Chuyển dần từ những diễn tả chung tới những nét đặc thù.
+ Tìm hiểu sự im lặng của đối tượng khi tiếp cận.
+ Phải biết đặt câu hỏi cho phù hợp điều kiện hoàn cảnh.
+ Chuyển dịch trọng tâm của sự căng thẳng khi giao tiếp.
II- Kỹ năng lắng nghe.
1, Sự lắng nghe của NVXH chứng tỏ mình đang quan tâm đến đối tượng, làm cho họ có cảm giác được quan tâm, được tôn trọng. Từ đó họ sẽ dễ thổ lộ những khúc mắc của mình.
- “Nghe là một tiến trình sinh lý. Lắng nghe là một tiến trình sinh lý”.
- Để lắng nghe có hiệu quả, khi tiếp cận đối tượng NVXH cần chú ý:
+ Không chỉ nghe lời nói mà còn nghe tâm trạng của đối tượng.
+ Phản hồi hay khuyến khích đối tượng thổ lộ bằng những lời nói ngắn ngắn gọn, sát ý.
+ Chú ý đến những cử chỉ truyền thông bằng lời: chăm chú nhìn, nghiêng về đối tượng.
+ Hỏi thêm những câu hỏi cho rõ vấn đề (không nên hỏi quá nhiều). Phản hồi điều mình cảm nhận được để biết chắc về đối tượng muốn nói đã được tiếp nhận.
2, Những trở ngại chính khi lắng nghe.
 Thói quen đề nghị nhiều hơn nghe; nghe nhưng không tập trung; sự dửng dưng: buồn, chán, mệt mỏi, không quan tâm; sự thiếu kiên nhẫn, mất bình tĩnh; những thành kiến tiêu cực: từ chối nghe những điều mình không thích; thiếu quan sát các cử chỉ, hành vi, giọng nói, sự cường điệu, nét mặt,
 Những thói quen không tốt: giả bộ chú ý cắt ngang, đoán trước thông điệp, không chú ý từ đầu, không có phản hồi.
Những trở ngại khách quan: tiếng ồn, không khí ngột ngạt, thiếu ánh sáng.
III- Kỹ năng tìm hiểu vấn đề.
- Đánh giá vấn đề là một bước quan trọng trong tiến trình giải quyết vấn đề của TTN có hoàn cảnh khó khăn. đánh giá đúng tính chất của vấn đề mà đối tượng thường quan tâm sẽ giúp NVXH chủ động trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch hoạt động.
- Tiến trình khám phá vấn đề gồm 5 bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị.
Trước khi gặp đối tượng kiểm tra lại nguồn thông tin về TTN; xác định mục đích; chuẩn bị thái độ; vai trò của nhân viên XH; cảm giác, suy nghĩ của mình về đối tượng mà mình sắp gặp; dẹp mọi riêng tư để tập trung vào công việc.
Bước 2: Xác định.
NVXH cần xác định thật chắc chắn vấn đề mà đối tượng thường quan tâm, nêu cụ thể cho từng trường hợp.
Bước 3: Đồng hóa.
NVXH phải trả lời được câu hỏi khi tiếp cận đối tượng: “Nếu là loại đối tượng A thì sẽ phản ứng thế nào?” NVXH cần có sự đồng cảm về đối tượng.
Bước 4: Tách rời.
NVXH cần phải tách rời khỏi đối tượng cụ thể để nhìn lại những bước mình đã làm, nhìn lại bằng lý trí, phân tích những ảnh hưởng, phản ứng của đối tượng.
Bước 5: Cởi mở.
NVXH tiếp cận với TTN có hoàn cảnh khó khăn, cần phải cởi mở hoàn toàn để tiếp nhận những thông tin từ phía họ.
IV- Kỹ năng biện hộ.
1, Biện hộ.
Là một chức năng quan trọng của nhân viên XH, mà bản chất của nó là NVXH cần phải đứng về phía thân chủ, nhưng không làm tổn hại đến lợi chung của cộng đồng, của xã hội. Nhân viên XH cần phải kết hợp khả năng vốn có của bản thân với cộng đồng để cùng giải quyết các vấn đề cơ bản của TTN có hoàn cảnh khó khăn.
2- Nhân viên XH cần có những kỹ năng sau đây để biện hộ khi giúp TTN có hoàn cảnh khó khăn: Nắm bắt thông tin; thuyết phục, thương lượng; tiếp cận từ thấp đến cao.
3- Nhân viên XH cần tránh:
+ Xử lý vấn đề một cách cảm tính, thiếu tôn trọng đối tượng.
+ Tình trạng bế tắc khi tiếp cận với TTN có hoàn cảnh khó khăn.
Tóm lại: Công tác tác xã hội ngày nay nhấn mạnh rất nhiều đến vai trò trọng yếu của đối tượng(thân chủ) cần phải nhớ đến “ hệ sinh thái”: cá nhân, gia đình, xã hội, nền văn hóa, và vận dụng thật tốt các kỹ năng để tiếp cận các vấn đề của TTN có hoàn cảnh khó khăn.
 ( Việt Thao- Sưu tầm).

File đính kèm:

  • docky nang hoat dong xa hoi cho TN.doc