Tạo trò chơi ô chữ trong powerpoint

 Trò chơi ô chữ là một hình thức rèn luyện kiến thức vừa chơi vừa học khá thú vị cho học sinh, nếu không có các phần mềm chuyên dụng (như Violet hay Hotpotatoes) các thầy cô vẫn có thể thiết kế bằng PowerPoint2003 khá dễ dàng.

1. Phác hoạ trước hình dạng của mẩu ô chữ: đếm số dòng và số cột tạo thành bảng chứa ô chữ đó. Ví dụ để tạo ô chữ như (hình A.1) gồm 2 từ khoá : LINUS (dọc) và VISTA (ngang) thì phải tạo một Table 5 dòng x 5 cột.

 

doc10 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 2518 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tạo trò chơi ô chữ trong powerpoint, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TẠO TRÒ CHƠI Ô CHỮ TRONG POWERPOINT
 Trò chơi ô chữ là một hình thức rèn luyện kiến thức vừa chơi vừa học khá thú vị cho học sinh, nếu không có các phần mềm chuyên dụng (như Violet hay Hotpotatoes) các thầy cô vẫn có thể thiết kế bằng PowerPoint2003 khá dễ dàng.
1. Phác hoạ trước hình dạng của mẩu ô chữ: đếm số dòng và số cột tạo thành bảng chứa ô chữ đó. Ví dụ để tạo ô chữ như (hình A.1) gồm 2 từ khoá : LINUS (dọc) và VISTA (ngang) thì phải tạo một Table 5 dòng x 5 cột. 
Hình A.1: Phác hoạ mẫu ô chữ sẽ thiết kế
2. Khởi động PowerPoint > vào Insert > Table để chèn vào một Table 5 dòng x 5 cột.
3. Điều chỉnh kích thước sao cho Table trở thành một hình vuông.
4. Phủ khối chọn các ô không chứa từ khoá để tiến hành thao tác bỏ viền khung cho các ô đó.
  - Nhấp phải chuột vào các  ô cần bỏ viền khung, chọnBorders and Fill (xem hình A.2).
Hình A.2: Thao tác bỏ viền khung
  - Trên thẻ Borders lần lượt bỏ đi các viền khung tuỳ biến bằng cách nhấp chọn vào các nút đường viền tương ứng (xem hình A.3).
Hình A.3: Thao tác trên thẻ Borders
  * Chú ý: Thao tác này phụ thuộc vào vị trí của từ khoá nằm trên bảng.
  - Tiến hành loại bỏ các viền khung với phương pháp tương tự đến khi Table ban đầu chỉ còn lại các ô ứng với ô chữ do các từ khoá tạo thành (xem hình A.4).
Hình A.4: Table sau khi đã xử lý
5. Tiến hành tạo nội dung cho các từ khoá (ví dụ ở đây là LINUS & VISTA) bằng cách tận dụng chức năng WordArt trong PowerPoint.
  - Nên tạo riêng từng âm của từ khoá để có thể dễ dàng điều chỉnh kích thước cho phù hợp với ô đã thiết kế.
  - Đặt từng âm vào đúng từng vị trí trong ô chữ.
  - Sử dụng kỹ thuật Group các âm lại thành một từ khối thống nhất để tiện việc di chuyển (xem hình A.5)
Hình A.5: Nhóm các từ khoá vào đúng vị trí trên ô chữ
  * Chú ý: Tại các chổ giao nhau của hai từ khoá ta phải thiết kế chữ đó lại hai lần, ví dụ ở đây đối với chữ “I” tôi phải thiết kế lại hai lần, sau đó đặt chúng chồng khớp lên nhau.
6. Tiếp theo tiến hành thiết kế nội dung các gợi ý và các nút lệnh tương ứng (ví dụ ở đây tôi thiết kế 2 nút lệnh cho một câu hỏi: nút gợi ý và nút đáp án) với thứ tự của từ khoá bằng cách dùng các Textbox và AutoShapes.
7. Hoàn chỉnh xong vị trí phù hợp cho các đối tượng trên Slide trình diễn ta bắt đầu thiết kế hiệu ứng cho các nút lệnh.
* Tạo hiệu ứng cho nút gợi ý:
1. Nhấp phải chuột vào nút gợi ý “?” của câu một chọn Custom Animation.
2. Chọn một hiệu ứng tuỳ biến cho nút (ở đây tôi chọn Exit > Blinds), xem hình A.6.
Hình A.6: Tạo hiệu ứng cho nút gợi ý
* Chú ý: Thao tác chọn hiệu ứng là tuỳ biến, tuy nhiên khuyến khích chọn ở mục Exit để các nút lệnh được chọn sẽ biến mất sau đó tránh cho ta nhầm lẫn khi thao tác.
3. Rê chuột vào hiệu ứng vừa mới tạo (ở phía của sổ bên phải) để làm xuất hiện tên cụ thể tương ứng, ví dụ ở đây là Rectangle 14: ? (xem hình A.7)
Hình A.7: Quan sát kỹ và nhớ tên hiệu ứng đã thiết lập
4. Nhấp phải chuột vào tên hiệu ứng này chọn Effect Options.
5. Ở thẻ Effect có thể thiết lập âm thanh cho hiệu ứng.
6. Nhấp thẻ Timing > Triggers > Start Effect on click of > chọn tính năng có tên trùng với hiệu ứng thiết lập ban đầu cho nút lệnh (Rectangle 14: ?), xem hình A.8.
Hình A.8: Thao tác trên thẻ Timing
7. Nhấp chọn TextBox chứa nội dung gợi ý của câu hỏi thứ nhất và cũng tạo cho đối tượng này một hiệu ứng tuỳ biến, ví dụ Entrance > Checker Board (có tên là Shape 71).
8. Nhấp phải chuột vào tên hiệu ứng này và chọn Start With Previous (xem hình A.9).	
Hình A.9: Thiết lập hiệu ứng cho TextBox gợi ý
9. Tiếp theo ấn giữ trái chuột vào tên hiệu ứng Shape 71 và kéo thả xuống dưới sao cho hiệu ứng này phải có vị trí nằm phía dưới hiệu ứng của nút “?” đã thiết lập ban đầu (xem hình A.10)
Hình A.10: Thao tác kéo thả thay đổi vị trí
* Chú ý: Cả hai hiệu ứng lúc này đều phải nằm dưới mụcTrigger: Rectangle 14: ?
* Tạo hiệu ứng cho nút đáp án:
1. Việc tạo hiệu ứng cho nút đáp án của câu hỏi một cũng tiến hành các bước tương tự như khi thiết lập với nút gợi ý “?”: tạo hiệu ứng tuỳ biến cho nút nhấp đáp án, tạo hiệu ứng cho từ khoá đáp án xuất hiện (chữ WordArt).
2. Điểm khác nhau ở đây là phải tạo thêm một hiệu ứng thứ ba có vị trí nằm sau hiệu ứng xuất hiện của dòng từ khoá WordArt đáp án, hiệu ứng này có tác dụng khi từ khoá đáp án xuất hiện trên Slide trình diễn cũng là lúc TextBox chứa gợi ý sẽ biến mất (nếu không thiết lập khi chạy tiếp gợi ý của câu hỏi thứ hai sẽ xảy ra hiện tượng chồng chéo: nhiều TextBox gợi ý sẽ xuất hiện đan xen vào nhau trên cùng Slide trình diễn).
3. Nhấp chọn TextBox gợi ý của câu hỏi thứ nhất và thiết lập một hiệu ứng biến mất (Exit) tuỳ biến, nhấp phải vào hiệu ứng vừa tạo chọn Start with Previous.
4. Tiến hành thao tác dùng chuột nắm và kéo thả hiệu ứng này xuống vị trí dưới cùng (vị trí thứ ba) chung nhóm với hai hiệu ứng đã thiết lập cho nút đáp án (hình A.11).
Hình A.11: Thao tác kéo thả thay đổi vị trí
--> Mô tả hoạt động: Khi nhấp chuột vào nút giải đáp thì từ khoá đáp án của câu hỏi một là VISTA sẽ xuất hiện; đồng thời lúc này TextBox chứa nội dung gợi ý của câu cũng sẽ biến mất: để lại giao diện nền trắng cho nội dung gợi ý câu số 2 xuất hiện sau đó.
* Chú ý: Tất cả các thao tác thiết lập hiệu ứng sẽ nằm theo một thứ tự nhất định (tạo trước nằm phía trên, tạo sau nằm phía dưới); có thể điều chỉnh bằng cách kéo thả.
-  Tiếp tục tương tự như vậy ta lần lượt thiết kế hiệu ứng cho các nút lệnh của từ khoá thứ hai, ba, tư.... n của ô chữ.
8. Tiến hành thiết kế lại giao diện Slide trình diễn sau khi hoàn tất các thiết kế cần thiết cho ô chữ chính .
--> Chú ý: Như ví dụ gợi ý trên thì trung bình với một từ khoá ta phải thiết kế một cặp nút lệnh và 5 hiệu ứng đi kèm (hai cho nút gợi ý và 3 cho nút đáp án). Dựa vào nền tảng của mẫu thiết kế này ta có thể dễ dàng làm được những mẫu ô chữ độc đáo khác trong PowerPoint.

File đính kèm:

  • docHD tao tro choi o chu.doc