Tập bài giảng Phương pháp dạy học ngữ văn

HỌC PHẦN I

 Chương I - NHỮNG VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN

Bài 1 : ĐỐI TƯỢNG – NHIỆM VỤ CỦA MÔN PHƯƠNG PHÁP

DẠY NGỮ VĂN (3 Tiết)

??

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1- Giúp sinh viên nhận diện đối tượng nghiên cứu của môn phương pháp dạy học Ngữ văn

 2- Giúp sinh viên hiểu rõ nhiệm vụ của môn phương pháp dạy học Ngữ văn trong nhà trường sư phạm.

B. NỘI DUNG BÀI DẠY:

1. Phương pháp nghiên cứu khoa học:

 Bất kỳ ngành khoa học nào ra đời với tư cách là một hệ thống tri thức khoa học độc lập riêng biệt phải hội đủ 3 điều kiện:

 +Có đối tượng nghiên cứu riêng biệt mà không có ngành khoa học nào khác tiếp cận tới (Trả lời câu hỏi nghiên cứu cái gì? )

 +Có vai trò nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cuộc sống đặt ra (Trả lời câu hỏi nghiên cứu nhằm mục đích gì?)

 +Hình thành hệ thống nghiên cứu đặc thù (Nghiên cứu như thế nào?)

 2. Phương pháp dạy học Ngữ văn là gì?

 +Phương pháp dạy học ngữ văn là một khoa học mang tính nghiệp vụ sư phạm ở nhà trường sư phạm ( Môn học mang đặc trưng dạy nghề)

 +Phương pháp dạy học ngữ văn nghiên cứu đặc trưng và quy luật của quá trình dạy học Ngữ văn trong nhà trường THCS (Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh), nghiên cứu các nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học ngữ văn.

 

doc51 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 775 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập bài giảng Phương pháp dạy học ngữ văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
là thao tác quen thuộc của người giáo viên văn học, nhiều khi nĩ trở thành bí quyết trong giờ giảng văn, khơng cĩ giờ giảng văn nào thành cơng mà lại thiếu đi những lời bình đầy cảm xúc sâu lắng của giáo viên. Đây là phương pháp mang tính đặc thù của việc dạy tác phẩm văn học.
 +Người giáo viên thơng qua sự hiểu biết rung cảm về tác phẩm cĩ nhiệm vụ làm cho học sinh cộng hưởng những rung cảm ấy, gieo vào con tim các em cái hồn cảm xúc ấy. Bình văn thực chất là nĩi lại nội dung cảm thụ văn học của mình đến người nghe. Do vậy khi giảng bình địi hỏi sự rung động thẩm mỹ thực sự từ cả hai phía:
 - Chủ thể người dạy: thể hiện qua lời bình của giáo viên xuất phát từ sự rung động tâm hồn
 - Chủ thể người học: sự rung cảm của học sinh trước tác phẩm và lời bình của giáo viên.
 “Bình thơ từ chỗ mình cảm thấy hay, làm thế nào cho người khác cũng cảm thấy hay” (Hồi Thanh)
 3.2-Định hướng phương pháp giảng bình:
 + Phương pháp này thường sử dụng song hành với phương pháp tái tạo hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Sau khi cho học sinh nhận diện,quan sát phát hiện và cắt nghĩa các hình ảnh, chi tiết từ ngữ trong tác phẩm, giáo viên cĩ thể giảng bình để học sinh cảm thụ sâu hơn thế giới nghệ thuật.
 +Người bình (Giáo viên) phải là người am hiểu và cảm thụ sâu sắc tác phẩm, phải là bạn tri âm với tác giả mới tạo ra tiếng nĩi tri âm đồng điệu với người nghe (Học sinh). Người giáo viên phải cĩ vốn hiểu biết về tác phẩm nhuần nhuyễn đến độ biến thành rung động cảm xúc, tình cảm chủ quan mới cĩ khả năng gây cảm và truyền cảm.(Hai tố chất tri thức và cảm xúc).
 +Xác lập được mối quan hệ mơi giới giữa người nghe và người bình. Giáo viên khơng được vượt quá giới hạn của người bình nghĩa là khơng để cho tiếng nĩi cảm xúc chủ quan của mình lấn át, nĩi lạc tiếng nĩi của tác giả.
 “Bình thơ cũng như đệm đàn cho người ta hát, lên dây chùng một tí hay căng một tí cũng đều lạc điệu. Bình thơ mà nĩi chưa đến thì khơng đạt. Nĩi quá đi là tán. Phải biết dừng lại đúng chỗ, đúng lúc để người nghe suy nghĩ mở rộng”
 “Người đệm đàn, người bình thơ phải biết lùi lại để đưa tiếng hát, tiếng thơ lên trước. Đệm đàn chớ để tiếng đàn lấn tiếng hát”
 (Hồi Thanh)
 +Tạo sự cộng hưởng động điệu giữa người nghe và người bình. Một giời bình tác phẩm thành cơng là khoảng cách cảm thụ thẩm mỹ giữa người nghe và người bình càng rút ngắn, tránh hiện tượng “Đàn gảy tai trâu”.
 +Kết hợp nhuần nhuyễn giữa Giảng và Bình. Nhờ bình mà giảng thêm sâu nhưng bình phải dựa trên giảng. Giảng mà khơng bình thì ý gọn mà khơ, bình khơng giảng ý miên man xa vời. phải giảng cho vỡ nghĩa để hiểu từ đĩ mới cảm được.
 +Chọn lựa khai thác những chi tiết hình ảnh ngơn từ thật đặc sắc để bình. Đĩ là những điểm sáng thẩm mỹ tạo nên điểm nhấn của cảm hứng chủ đạo.
 3.3-Một số cách thức giảng bình quen thuộc:
 +Dùng một lời tâm sự hay một câu chuyện khác cĩ ý tưởng liên quan đến nội dung cần bình cĩ tác dụng khơi gợi sâu xa.
 +Dùng những lời nhận định đánh giá (Khen hoặc chê) của các nhà phê bình văn học cĩ liên quan đến nội dung cần bình để làm cơ sở cho việc giảng bình
 +Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu các tác phẩm gần gũi về đề tài, cảm hứng để phục vụ cho việc bình.
III-Thiết kế giáo án và tiến trình tổ chức dạy học tác phẩm:
 1-Thiết kế giáo án:
 1.1-Quan niệm về giáo án:
 +Giáo án là mô hình thiết kế hình dung trước công việc mà GV tổ chức cho HS học tập trên lớp. Đây không phải là bài chuẩn bị nội dung kiến thức thuần tuý mà GV sẽ giảng trên lớp mà còn là sự định hướng tổ chức hoạt động dạy học, giáo án phải chú ý đến tình huống SP
 +Không thể có giáo án chung cho tất cả GV mà chỉ có thể nêu lên những định hướng lớn. Mỗi GV phải tự thiết kế phương án dạy học sáng tạo bài giảng của mình cho phù hợp với đối tượng học sinh. Cần quan niệm giáo án động “thiên biến vạn hóa”. Sách GV hay tài liệu thiết kế bài dạy chỉ mang tính chất tham khảo.
 1.2-Một số điểm lưu ý khi soạn giáo án:
 + Xác định các đơn vị kiến thức trong bài dạy (cả ba phân môn) để nhận diện khả năng tích hợp. Tìm những điểm đồng quy và đồng tâm để thực hiện tích hợp.
 +Các nội dung tích hợp được thể hiện và khai thác trên tinh thần tích cực hóa hoạt động học tập của hS
 +Định hình hệ thống hoạt động (việc làm) của HS khi triển khai bài dạy dưới dạng các câu hỏi (Như thông tin về 1 lệnh cho HS thực hiện).
 +Hệ thống câu hỏi đa dạng định hướng HS thu thập thông tin, xử lý thông tin, phân tích tìm hiểu, khám phá phát hiện trao đổi và rút ra kết luận.
 +Hình thành cho HS cách học, cách tiếp cận và khai thác 1 vấn đề, hình thành cách làm và ứng dụng
 1.3- Thế nào là một giáo án tốt ?
 +Thể hiện đáp ứng yêu cầu đổi mới: làm nổi rõ hoạt động dạy và học
 +Mức kiến thức đảm bảo đáp ứng yêu cầu mục tiêu cần đạt của bài học đặt ra trong sách giáo khoa.
 +Thể hiện được tính tích hợp trong bài dạy
 +Xây dựng hệ thống câu hỏi khoa học trên tinh thần đổi mới:
 * Dựa trên câu hỏi SGK mang tính khái quát gợi ý phần nội dung cốt lõi trong văn bản cần phân tích.
 * Số lượng, loại hình câu hỏi, phương thức hỏi phải phù hợp với nội dung kiến thức và đối tượng HS để thiết kế.
 * Chú ý đến những tình huống dạy học để dự kiến khả năng giải quyết
 +Giáo án thể hiện rõ các mục ghi bảng một cách khoa học, hợp lý, logic (Ghi bảng nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào đối tượng hs cụ thể). Lưu ý không nên chép cả đoạn dài trên bảng, việc hs có chép bài được không còn tuỳ theo năng lực của GV.
 +Nội dung ghi trong giáo án:
 -Ghi các ý chốt
 -Ghi lời bình (co thể là toàn bộ ý chính, có thể chỉ ghi ý.
 -Thể hiện được các hoạt động của thầy và trò
 -Hoạch định thời lượng đối với từng phần (Dự kiến)
 Bài dạy theo PP dạy học tích cực chú trọng đến hoạt động của HS chiếm tỉ lêï cao so với hoạt động của GV. Để có một tiết học trên lớp, GV cần phải đầu tư công sức và thời gian rất nhiều trong khâu soạn giáo án. So sánh 2 kiểu giáo án:
Giáo án theo cách dạy thụ động
Giáo án theo cách dạy tích cực
1-GV dự kiến chủ yếu những hoạt động trên lớp của chính mình (Thuyết trình, giảng giải, đặt câu hỏi, viết bảng, vẽ sơ đồ.). Hoạt động của HS mờ nhạt, chủ yếu chỉ là sự trả lời câu hỏi theo hướng GV định sẵn.
1-Những dự kiến của GV chủ yếu tập trung vào các hoạt động của HS (quan sát, thảo luận, giải quyết tình huống có vấn đề). Giáo án phải hoạch định được việc tổ chức các hoạt động của HS như thế nào.
2-GV tính toán kỹ trình tự triển khai bài giảng của chính mình sao cho hợp lý, tiết kiệm thời gian để hoàn thành tiết học đúng giờ
2-GV phải suy nghĩ công phu về những khả năng diễn biến các hoạt động đề ra cho HS, dự kiến những giải pháp điều chỉnh để đảm bảo tiến độ bài dạy
3-Thông tin bài học đi theo một chiều, chủ yếu là từ thầy đến trò. GV có thể hoàn toàn kiểm soát được tiến độ bài học. GV vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mình đẻ làm cho HS hiểu và nhớ nội dung quy định trong sách giáo khoa
3-Bài học được xây dựng từ những đóng góp của HS thông qua những hoạt động do GV tổ chức. Khai thác vốn hiểu biết và và kinh nghiệm của từng HS, tăng cường mối liên hệ ngược từ trò đến thầy, mối liên hệ ngang giữa trò với trò.
4-Giáo án thiết kế tính, cố định cho mọi tiết dạy, mọi đối tượng HS
5-Giáo án thiết kế động, thay đổi tuỳ theo từng đối tượng, thể hiện sự phân hóa trong dạy học
 1.4- Cấu trúc giáo án dạy tác phẩm văn học:
MƠ HÌNH CẤU TRÚC:
Tên bài:
Tuần:  Tiết: 
Ngày dạy:..
 A-Mục tiêu cần đạt:
 +Kiến thức
 +Kỹ năng, phương pháp
 +Thái độ
 B-Sự chuẩn bị:
 +Giáo viên: Các tư liệu, phương tiện dạy học phục vụ bài dạy
 + Học sinh : Soạn bài
 C-Tổ chức hoạt động dạy học:
 I-Ổn định tổ chức
 II-Kiểm tra bài cũ
 III- Dạy bài mới
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động 
 GV giới thiệu bài, ghi tên bải lên bảng
Tên bài học
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu chú thích
I-Đọc và tìm hiểu chú thích:
 1-Tác giả: Tiểu sử, sự nghiệp
 2-Tác phẩm: Thể loại, bố cục
Hoạt động 3: Hướng dẫn Đọc - Hiểu văn bản
II-Đọc – Hiểu văn bản:
 1-
 2- Ghi các nội dung phân tích tác phẩm
 3-
Hoạt động 4: Củng cố thực hiện ghi nhớ
III-Tổng kết
Hoạt động 5: Luyện tập
IV-Luyện tập
Hoạt động 6: Hướng dẫn học ở nhà
2-Tiến trình tổ chức dạy tác phẩm văn học:
 2.1- Lời giới thiệu bài mới, ghi tên bài học lên bảng
 2.2-Tìm hiểu tác giả tác phẩm (Dựa trên chú thích trong sách giáo khoa)
 +Tác giả: Tìm hiểu tiểu sử, thân thế và sự nghiệp sáng tác
 +Tác phẩm: tìm hiểu hồn cảnh sáng tác, thể loại tác phẩm, giới thiệu nội dung khái quát tác phẩm
 2.3-Tiến hành đọc sáng tạo tác phẩm
 +GV hướng dẫn học sinh cách đọc (Chú ý cách ngắt nghỉ, sắc thái giọng điệu làm nổi bật cảm hứng tư tưởng, tính cách nhân vật, tâm trạng của nhà văn.
 +GV đọc mẫu, gọi học sinh đọc
 2.4-Tìm bố cục bài văn, xác định nội dung chính của từng đoạn theo bố cục đã chia.
 2.5-Phân tích văn bản tác phẩm:
 +Gợi ý học sinh tìm hiểu phân tích các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ gĩp phần thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm (Phân tích dựa trên bố cục đã chia)
 +Giáo viên tiến hành giảng bình để mở rộng đào sâu nội dung tác phẩm
 +Giáo viên chốt ý cần phân tích dưới dạng tiểu kết.
 2.6-Tổng kết:
 +Cho học sinh đọc ghi nhớ và giáo viên tiến hành đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa
 +Tổng kết làm nổi bật ý nghĩa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật tác phẩm. 
 +Củng cố dặn dị (Cĩ thể cho HS tiến hành đọc lại một đoạn tác phẩm sau khi phân tích)

File đính kèm:

  • docBAI GIANG PPDH NGU VAN I.doc
Bài giảng liên quan