Tập huấn - Bàn về chuẩn và chuẩn kiến thức kỹ năng
1/ Khái niệm: Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (có thể gọi chung là yêu cầu hoặc tiêu chí), tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó; đạt được yêu cầu của Chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lý hoạt động(công việc, sản phẩm)đó.
BÀN VỀ CHUẨN VÀ CHUẨN KIẾN THỨC,KỸ NĂNG 1/ Khái niệm: Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (có thể gọi chung là yêu cầu hoặc tiêu chí), tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó; đạt được yêu cầu của Chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lý hoạt động(công việc, sản phẩm)đó. 2/ Những yêu cầu cơ bản của chuẩn: 2.1/ Chuẩn phải có tính khách quan, không lệ thuộc vào quan điểm hay thái độ của người sử dụng 2.2/ Chuẩn phải có hiệu lực ổn định cả về phạm vi lẫn thời gian áp dụng. 2.3/ Đảm bảo tính khả thi, có nghĩa là Chuẩn đó có thể đạt được. 2.4/ Đảm bảo tính cụ thể, tường minh và có tính định lượng. 2.5/ Đảm bảo không mâu thuẫn với những Chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoăc những lĩnh vực có liên quan. 3/ Chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục: 3.1/ Chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục(gọi tắt là chuẩn) là mức độ, yêu cầu, và điều kiện mà đối tượng giáo dục được đánh giá phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Chuẩn bao gồm các tiêu chuẩn; mỗi tiêu chuẩn bao gồm các yêu cầu, tiêu chí. Đối tượng được đánh giá chất lượng giáo dục chủ yếu là: Chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu, cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý, nhà giáo, học sinh… 3.2/ Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục là mức độ, yêu cầu và điều kiện đối tượng cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chí có các chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục. 3.3/ Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục là mức độ, yêu cầu và điều kiện đối tượng cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chí. 4/ Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông: 4.1/ Chuẩn KT-KN của chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức(mỗi bài, chủ đề, chủ điểm…). Chuẩn KT-KN của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được. 4.2/ Chuẩn KT-KN của chương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập trong cấp học. 4.3/ Chuẩn KT-KN là căn cứ để: a/ Biên soạn SGK và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá. b/ Chỉ đạo quản lý, thanh, kiểm tra thực hiện dạy học, kiểm tra đánh giá sinh hoạt chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên. c/ Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học đảm bảo chất lượng giáo dục. d/ Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi, đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học. 4.4/ Các mức độ về kiến thức, kỹ năng: a/ Các mức độ của kiến thức: Mức độ cần đạt được về kiến thức được xác định theo 6 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo. Nhận biết: là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin.. từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp. Thông hiểu là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của khái niệm, hiện tượng, sự vật; giải thích được, chứng minh được. Vận dụng là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới: vận dụng nhận biết, hiểu biết thong tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lý hay ý tưởng đẻ giải quyết một vấn đề nào đó. Phân tích là khả năng phân chia một thông tin ra thành các thông tin nhỏ sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. …………… Đánh giá là khả năng xác định giá trị của thong tin: bình xét, nhận định, xác định được giá trị của một tư tưởng, một nội dung kiến thức, một phương pháp Sáng tạo là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thong tin từ các nguồn dữ liệu khác để sán lập hình mẫu mới Tuy nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông, chủ yếu đề cập đến 3 mức độ đầu. các mức độ còn lại chú trọng phát huy năng khiếu, sở trường, năng lực sáng tạo của HS. b/ Các mức độ về kỹ năng:Về kỹ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành, Thông thường kỹ năng được xác định theo 3 mức độ:1-Thực hiện được2-Thực hiện thành thạo3-Thực hiện sáng tạo.Tuy nhiên trong chương trình GDPT, chủ yếu đề cập đến 2 mức độ đầu, GIẢI LAO THEO TRỐNG ~ 20 PHÚT
File đính kèm:
- TAP HUAN.ppt