Tập huấn Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập môn giáo dục công dân trung học cơ sở

- Hiểu được một số kiến thức cơ bản về đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân (GDCD) trường Trung học cơ sở (THCS).

- Hiểu được một số kiến thức cơ bản về đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh (HS) THCS.

- Hiểu được các bước tiến hành khóa tập huấn ở địa phương

 

ppt100 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập huấn Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập môn giáo dục công dân trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
u thời gian.+ Không tạo được điều kiện cho học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề. 5.1.3. Bài tập tình huốnga) Phân loại tình huống : - Tình huống định hướng học sinh nhận xét, đánh giá, - Tinh huống định hướng học sinh đề xuất cách ứng xử, - Tình huống cho trước cách ứng xử để học sinh lựa chọn cách ứng xử phù hợp.* Tình huống định hướng học sinh nhận xét, đánh giá: Ví dụ : Sau buổi học, để về nhà nhanh, Hoàng đã đi vào đường ngược chiều nên bị chú công an viết giấy xử phạt vi phạm hành chính.	 Mẹ Hoàng cho rằng chú công an xử phạt như vậy là sai. Vì Hoàng mới 15 tuổi, chưa đến tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính. 	Theo em, ý kiến của mẹ Hoàng là đúng hay sai ? Vì sao ? (Bài tập tình huống dùng kiểm tra bài 15, lớp 9 : Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân)* Tình huống định hướng học sinh đề xuất cách ứng xử :Ví dụ 1 : Đã một tháng nay, nhà ông Ba có nhiều người lén lút ra vào. Bí mật theo dõi, Hưng biết ông Ba thường xuyên tổ chức đánh bạc và cá độ bóng đá.Theo em, Hưng nên làm gì? (Bài tập tình huống dùng kiểm tra bài 13, lớp 8 : Phòng, chống tệ nạn xã hội)Tình huống định hướng học sinh đề xuất cách ứng xử có cấu trúc, gồm :+ Nội dung của tình huống (sự kiện, vấn đề... cần giải quyết)+ Câu hỏi nghiên cứu/câu hỏi định hướng giải quyết tình huống.* Tình huống cho trước cách ứng xử để học sinh lựa chọn cách ứng xử phù hợp :Ví dụ :	Nếu tình cờ phát hiện có kẻ buôn bán ma tuý, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây mà em cho là phù hợp nhất ? (hãy khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn)A. Lờ đi coi như không biết để tránh bị trả thù ;B. Không làm gì vì đây là việc làm quá sức với học sinh lớp 8 ;C. Báo ngay cho cha mẹ, hoặc thầy cô giáo hay người có trách nhiệm biết;D. Bí mật theo dõi kẻ đó, khi phát hiện ra chứng cứ sẽ báo công an để góp phần phòng, chống ma tuý.(Bài tập tình huống dùng kiểm tra bài 13, lớp 8 : Phòng, chống tệ nạn xã hội)b) Các bước để xây dựng một tình huống- Bước 1 : Xác định nội dung kiểm tra cần bài tập tình huống - Bước 2: Thu thập thông tin liên quan để viết tình huống- Bước 3 : Viết tình huống1/ Phác thảo tình huống2/ Sửa chữa tình huống3/ Sử dụng thử, hoặc hỏi ý kiến đồng nghiệp4/ Hoàn thiện tình huống* Yêu cầu sư phạm	+ Tình huống phải sát hợp với nội dung bài học, mục đích kiểm tra đánh giá. + Tình huống phải hấp dẫn và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh+ Tình huống phải gần gũi với cuộc sống thực của học sinh+ Tình huống cần có độ dài vừa phải+ Tình huống phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyết. 5.2. Quy trình biên soạn bộ đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Bước 1 : Xác định mục tiêu, mức độ, nội dung và hình thức kiểm tra Bước 2 : Thiết lập bảng 2 chiều - tiêu chí kĩ thuật cho đề kiểm tra (thiết lập bảng 2 chiều đối với đề kiểm tra 45 phút trở lên)a) Lập một bảng có 2 chiều, trong đó, một chiều thể hiện nội dung, một chiều thể hiện các mức độ nhận thức cần kiểm tra.b) Viết các chuẩn cần kiểm tra ứng với mỗi mức độ nhận thức, mỗi nội dung tương ứng trong từng ô của bảng.c) Xác định số điểm cho từng nội dung kiến thức và từng mức độ nhận thức cần kiểm tra.d) Xác định số lượng, hình thức cho các câu hỏi trong mỗi ô của bảng hai chiều.	30% câu hỏi trắc nghiệm khách quan, 70% là câu hỏi tự luận và bài tập tình huống.Bước 3 : Thiết kế câu hỏi theo bảng hai chiều	Căn cứ vào bảng hai chiều, giáo viên thiết kế câu hỏi cho đề kiểm tra. Cần xác định rõ nội dung, hình thức, lĩnh vực kiến thức và mức độ nhận thức cần đo qua từng câu hỏi và toàn bộ câu hỏi trong đề kiểm tra. Các câu hỏi phải được biên soạn sao cho đánh giá được chính xác mức độ đáp ứng chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học.	Bước 4 : Xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm	Việc xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm được thực hiện trên cơ sở bám sát bảng hai chiều. Điểm toàn bài kiểm tra học kì tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm. Điểm của các câu trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 (theo quan hệ tỉ lệ thuận).Lưu ý : Sau khi có kết quả bài kiểm tra của học sinh, người ra đề cần rà soát lại đề một lần nữa, chỉnh sửa những điểm chưa hợp lí để những lần kiểm tra sau đạt chất lượng cao hơn.5.3. Gợi ý đánh giá kết quả thực hành của học sinh	- Để đánh giá được kết quả học tập của học sinh về các mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ, giáo viên cần sử dụng đa dạng các phương pháp khác nhau với nhiều kết quả học tập cụ thể của học sinh. Có nghĩa là : Ngoài kết quả của bài kiểm tra, giáo viên cần đánh giá thông qua các sản phẩm hoạt động của học sinh như : sản phẩm sưu tầm tư liệu, bài thu hoạch cá nhân, bản kế hoạch ; đánh giá thông qua hoạt động nhóm (đóng vai, lao động công ích...) ; khuyến khích học sinh tự đánh giá. Để đánh giá thông qua hoạt động của học sinh, cần lưu ý :- Ở THCS có các dạng thực hành như : điều tra thực trạng, sưu tầm tư liệu, bài thu hoạch cá nhân, lập kế hoạch, thực hiện dự án, sáng tác (thơ, truyện ngắn, vẽ tranh, sáng tác tiểu phẩm)... - Để có thể đánh giá được kết quả thực hành của học sinh, giáo viên có thể tiến hành như sau :+ Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm tại lớp, hoặc báo cáo trước lớp.+ Tạo điều kiện cho các em khác trong lớp được phản hồi ý kiến, nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của bạn.+ Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh bằng nhận xét, hoặc cho điểm và công khai kết quả.- Điểm thực hành nên đưa vào điểm 15 phút.PHẦN THỨ BAHƯỚNG DẪN TỔ CHỨC TẬP HUẤN Ở ĐỊA PHƯƠNGI. Hướng dẫn tổ chức tập huấnĐể tổ chức tập huấn thành công cần phải thực hiện các hoạt động sau : 1. Các hoạt động trước tập huấn1.1. Đánh giá nhu cầu tập huấn1.2. Thiết kế chương trình tập huấnMục tiêu tập huấn Mục tiêu tập huấn phải cụ thể, rõ ràng, có thể đo lường được, có khả năng đạt được, định hướng vào kết quả và giới hạn về thời gianTiêu đề của chương trình tập huấnTiêu đề của chương trình tập huấn phải được đặt tên sao cho dễ nhớ, hấp dẫn, rõ ràng, đơn giản, ngắn gọn những đồng thời phải thể hiện được các phần quan trọng của chương trình tập huấn.Các chủ đề chính hay nội dung chương trình tập huấnCác hoạt động và phương pháp tập huấnCác hoạt động và phương pháp tập huấn được mô tả trong thiết kế tập huấn cần phải mềm dẻo, linh hoạt và dễ thay đổi sao cho phù hợp với hình thức học tập đa dạng của HV.Thời lượng tập huấnĐịa điểm tập huấnCác nguồn lực cần thiết (nhân lực, tài chính, trang thiết bị,..)Các kết quả mong đợi 1.3. Chuẩn bịTài liệu tập huấn (In ấn, photocopi tài liệu tập huấn)Tài chínhTrang thiết bị, văn phòng phẩm cần thiết2. Tiến hành chương trình tập huấn2.1. Khai mạc 2.2. Giới thiệu làm quen2.3. Giới thiệu mục tiêu, nội dung, phương pháp tập huấn2.4. Xây dựng nội quy lớp học2.5. Tiến hành các hoạt động tập huấn và tổ chức thực hành 2.6. Tổ chức cho HV xây dựng kế hoạch hành động2.7. Đánh giá tập huấn2.8. Bế mạc 3 . Các hoạt động sau tập huấn3.1. Họp tổng kết, rút kinh nghiệm trong nhóm giảng viên3.2. Viết báo cáo tập huấn và gửi cho những người có trách nhiệm3.3. Báo cáo về tài chính3.4. Các hoạt động tiếp nốiGiám sát việc thực hiện kế họach hành động của các HVHỗ trợ kĩ thuật sau tập huấn, nếu cầnII. Một số kĩ năng tập huấn1. Tổ chức trò chơi khởi động và phá băng2. Kĩ năng giao nhiệm vụ2.1. Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng 2.2. Nhiệm vụ phải phù hợp 3. Kĩ năng đặt câu hỏi3.1. Tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi trong tập huấn3.2. Mục đích sử dụng câu hỏi trong tập huấn :3.3. Câu hỏi đóng và câu hỏi mởa) Câu hỏi đóng b) Câu hỏi mở 3.4. Yêu cầu khi đặt câu hỏi :- Liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học - Ngắn gọn- Rõ ràng, dễ hiểu- Đúng lúc, đúng chỗ- Phù hợp với trình độ HV- Kích thích suy nghĩ của HV- Phù hợp với thời gian thực tế- Sắp xếp thep trình tự từ dễ đến khó,từ đơn giản đến phức tạp.- Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích- Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc4. Kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm4.1. Kĩ năng chia nhóm : Có nhiều cách chia nhóm khác nhau.- Nhóm theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa trong năm,- Nhóm theo biểu tượng- Nhóm theo ghép hình- Nhóm cùng sở thích- Nhóm cùng tháng sinh- Nhóm cùng trình độ- Nhóm tương trợ- Nhóm theo giới tính- Nhóm theo trò chơi “Kết bạn”4.2. Yêu cầu trong hoạt động nhóm- Các thành viên trong nhóm nắm vững nhiệm vụ của nhóm và của bản thân- Các thành viên hướng vào nhau khi trao đổi, chia sẻ, thảo luận- Mỗi người đều tham gia thực hiện nhiệm vụ- Các thành viên khác lắng nghe ý kiến của bạn trong nhóm - Mỗi người đều tuân theo sự điều khiển của nhóm trưởng4.3. Lưu ý khi tổ chức hoạt động nhóm- Nhiệm vụ phải vừa sức, phù hợp với thời lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị,- Nhiệm vụ của mỗi nhóm có thể giống hoặc khác nhau.- Cách trình bày kết quả hoạt động nhóm có thể theo nhiều cách.- GV phải theo dõi nhóm hoạt động, khuyến khích và hỗ trợ khi cần thiết.- GV cần tạo cơ hội cho HV tham gia vào các nhóm khác nhau với các bạn khác nhau để họ có thể tương tác, học hỏi lẫn nhau.- Không nên chia nhóm quá đông để tránh tình trạng một số HV ỷ lại kkông tham gia hoạt động.- Mỗi nhóm nên bầu 1 nhóm trưởng để điều hành chung và thư kí để ghi chép kết quả thảo luận của nhóm.- HV cần được tự đánh giá kết quả hoạt động của nhóm mình và đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác.5. Kĩ năng đưa thông tin phản hồi- Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học là đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá đối với những yếu tố cụ thể có ảnh hưởng tới quá trình học tập.- Mục đích phản hồi là điều chỉnh, hợp lí hóa quá trình dạy học.- Yêu cầu khi GV đưa thông tin phản hồi+ Cảm thông, cố gắng hiểu được những suy tư, tình cảm của HV+ Tìm hiểu các vấn đề và nguyên nhân của chúng+ Chỉ tập trung vào những vấn đề giải quyết được trong thực tế + Đúng lúc, đúng chỗ+ Diễn đạt đơn giản, cụ thể và có trình tự+ Không nhận xét về giá trị+ Giải thích rõ rằng bạn coi cuộc trao đổi là cơ hội để tiếp tục cải tiến tốt hơn + Chỉ ra khả năng để lựa chọn- Một số kĩ thuật lấy thông tin phản hồi từ HV+ Sử dụng “Hộp thư”+ Động não+ Kĩ thuật 3x3: Mỗi người viết ra 	* 3 điều tốt/hài lòng	* 3 điều chưa tốt/chưa hài lòng	* 3 đề nghị cải tiến/đổi mới+ Kĩ thuật bắn bia+ 

File đính kèm:

  • ppttap huan.ppt