Tập huấn giáo dục ngoài giờ lên lớp 12 - Pháp Luật Và Sự Bình Đẳng

Bài 3 – CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT (1 tiết )

Bài 4 - QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (3 tiết )

Bài 5 - BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO (2 tiết )

 

ppt61 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập huấn giáo dục ngoài giờ lên lớp 12 - Pháp Luật Và Sự Bình Đẳng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 đại diện cho nhau, thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật. - Vợ, chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện đáp ứng nhu cầu của gia đình. - Vợ, chồng cùng có trách nhiệm nuôi dạy con và xây dựng gia đình hạnh phúc. Bình đẳng giữa cha, mẹ và conCha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con. (Điều 64 HP1992) Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú”. (Điều 2.Luật HNGĐ) Cha mẹ có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ lợi ích hợp pháp của conBình đẳng giữa cha, mẹ và conCon trai, con gái đều có quyền được cha, mẹ chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha, mẹ.Con có quyền có tài sản riêng. Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đìnhAnh, chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau.Các thành viên cùng sống trong gia đình đều có nghĩa vụ quan tâm, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo cuộc sống chung của gia đình, đóng góp công sức, tiền và tài sản để duy trì đời sống chung, cùng nhau chia sẻ công việc gia đình Bình đẳng trong lao động Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động;Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động trong quan hệ lao động;Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ Bình đẳng trong thực hiện quyền lao độngNgười lao động được tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc, nơi học nghề phù hợp với nhu cầu của mình. Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.Mọi công dân có quyền tạo ra việc làm theo quy định của pháp luật, phù hợp với khả năng và nhu cầu của bản thân mà không bị phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, giới tính. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động “Cá nhân có quyền lao động. Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo” (Bộ luật dân sự - Điều 49. Quyền lao động).“Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ” (Điều 5 Bộ luật lao động).Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được xác lập và tiến hành qua thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết.Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao độngNgười lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. Người sử dụng lao động có quyền tuyển chọn lao động, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao độngHợp đồng lao động là “sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.Đặc điểm của hợp đồng lao động là sự bình đẳng trong quan hệ song phương (giữa người lao động và người sử dụng lao động) và được thể hiện bằng sự thoả thuận. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động Việc giao kết hợp đồng lao động được tiến hành theo phương thức thương lượng, thoả thuận trên nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng, hợp tác tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau và không trái với pháp luật. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao độngSự thoả thuận trong giao kết hợp đồng lao động thể hiện tính tự nguyện và quyền bình đẳng trong lao động của công dân. Một hợp đồng nếu vi phạm nguyên tắc này bị coi là vô hiệu.Các bên tham gia quan hệ pháp luật phải trực tiếp giao kết và thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng đã thoả thuận. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm; về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng;Được đối xử bình đẳng về tiền công, tiền thưởng, nâng bậc lương bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác;Bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi đào tạo, bồi dưỡng và đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữBộ luật lao động Điều 111*1- Nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ.Người sử dụng lao động phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.2- Người sử dụng lao động phải ưu tiên nhận phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ tiêu chuẩn tuyển chọn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ mà doanh nghiệp đang cần.3- Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Bình đẳng trong kinh doanhBình đẳng trong kinh doanh thể hiện thông qua: quyền tự do kinh doanh, quyền tự chủ trong đăng ký kinh doanh bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể kinh doanh trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. bình đẳng giữa các chủ thể (thuộc các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường) trong hoạt động kinh doanhBình đẳng trong kinh doanh“Nhà nước bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh. (Điều 5 - Luật doanh nghiệp) III. TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC Bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng của công dân Ghi nhận trong Hiến pháp, cụ thể hoá trong luật.Tuyên truyền phổ biến trên phương tiện thông tin đại chúng Ban hành, công bố công khai về trình tự, thủ tục và cách thức, thực hiện các quyền, nghĩa vụ công dân.Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền công dân.TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC hoạt động tố tụng bảo đảm nguyên tắc- Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội. - Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật.- Bảo đảm quyền bình đẳng trước Toà án.- Việc xét xử được tiến hành công khai. - Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng. IV. BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO 1. Bình đẳng giữa các dân tộc2. Bình đẳng giữa các tôn giáo Bình đẳng giữa các dân tộcNhà nước CHXHCN Việt Nam, là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình.Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.(Điều 5 Hiến pháp 1992)Bình đẳng giữa các dân tộcBình đẳng giữa các dân tộc là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước ta.QH : Hội đồng dân tộcCP: Uỷ ban Dân tộcNguyên tắc cơ bản của Đảng về chính sách dân tộc là: “các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển” Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc.Bình đẳng giữa các dân tộcTỷ lệ người dân tộc tham gia cơ quan đại biểu nhân dân : Quốc hội 2002-2007 - Tổng đại biểu : 498 - Đại biểu người dân tộc: 86, tỷ lệ: 17.27% HĐND 1999-2004 - Cấp tỉnh tổng số đại biểu : 3.462 - Đại biểu người dân tộc : 489, tỷ lệ : 14% - Cấp huyện tổng số đại biểu : 18.748 - Đại biểu người dân tộc : 3.192 , chiếm tỷ lệ : 17% - Cấp xã tổng số đại biểu : 219.438 - Đại biểu người dân tộc : 42.500 , chiếm tỷ lệ : 19% Bình đẳng giữa các tôn giáoCông dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.(Điều 70 Hiến pháp 1992) Bình đẳng giữa các tôn giáoLà nguyên tắc cơ bản trong chính sách tôn giáo của Nhà nước ta. Thể hiện trên ba mặt đó là : - Bình đẳng về mặt tín ngưỡng;- Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ (tôn giáo và công dân);- Bình đẳng về pháp luật. Bình đẳng giữa các tôn giáoBình đẳng về tín ngưỡng:  Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn theo hoặc không theo một tôn giáo nàoBình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ : Người theo tôn giáo, người không theo tôn giáo hoặc người theo các tôn giáo khác nhau đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật, không có sự phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo.Bình đẳng giữa các tôn giáoBình đẳng về pháp luật: Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, không có sự phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được pháp luật bảo hộ; mọi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật.Bình đẳng giữa các tôn giáoChính sách của Nhà nước Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của nhân dân.Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.Bình đẳng giữa các tôn giáoHoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, kích động chia rẽ tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây rối trật tự công cộng, làm tổn hại đến an ninh quốc gia.Xin chân thành cảm ơn

File đính kèm:

  • pptTap huan hoat dong GDNGLL 12(1).ppt
Bài giảng liên quan