Tập huấn Giáo dục vệ sinh cá nhân, nước sạch và vệ sinh môi trường (Dùng trong trường tiểu học và THCS )

1.1 Định nghĩa:

 Truyền thông là một quá trình thông tin hai chiều diễn ra liên tục nhằm chia sẻ kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng để tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa người truyền tin và đối tượng nhận tin, giúp đối tượng chủ động thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi.

 

ppt68 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập huấn Giáo dục vệ sinh cá nhân, nước sạch và vệ sinh môi trường (Dùng trong trường tiểu học và THCS ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
có trách nhiệm trước sức khỏe của bản thân và cộng đồng.5. Một số KNS cần được vận dụng 	trong GDSK học sinh5.1. Kỹ năng giao tiếp (KNGT): Giúp cho quá trình tương tác giữa các cá nhân, trong nhóm và với tập thể đông đảo hơn; giúp cá nhân bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng của mình, giúp người khác hiểu mình rõ hơn. Thái độ cảm thông với người khác cũng góp phần giúp họ giải quyết vấn đề mà họ gặp phải. Kỹ năng hợp tác và làm việc tập thể là yếu tố quan trọng trong KNGT, giúp đem lại hiệu quả cho nhóm và cá nhân tăng cường sự tự tin, hiệu quả trong việc thương thuyết, xử lý tình huống và giúp đỡ người khác.- KN giao tiếp nhằm giúp cho học sinh: + Biết được các kỹ năng cần thiết khi giao tiếp. + Có khả năng thực hành giao tiếp hiệu quả. + Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.- Một số kỹ năng cần vận dụng khi giao tiếpThiếp lập tình bạn (biết khước từ tình bạn đưa đến những hành vi nguy hiểm: quan hệ tình dục bừa bãi, nghiện ma túy, trộm cắp, cớ bạc)Sự cảm thông (hiểu và xem hoàn cảnh của người khác như của mình và tìm cách giảm bớt gánh nặng bằng sự chia sẻ, hỗ trợ để họ tự quyết định và đứng vững trên đôi chân của mình một cách nhanh chóng nhất).Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè. 	Có nghĩa là bảo vệ những giá trị và niềm tin của bản thân nếu phải đương đầu với những ý nghĩa và việc làm trái ngược của bạn bè. Bản thân phải dừng ngay những việc mà mình tin là sai lầm và phải có khả năng bảo vệ quyết định của mình dù rằng điều này nhóm bạn không đồng tình.Vì vậy, khi cả nhóm bạn bè gây những ảnh hưởng và thói quen xấu thì việc phản đối, khước từ bạn bè là một kỹ năng rất quan trọng.Thương lượng ( là 1 kỹ năng quan trọng liên quan đến tính kiên định, sự cảm thông cũng như khả năng đương đầu với sự đe dọa hoặc rủi ro tiềm tàng trong các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau).Giao tiếp hiệu quả (vận dụng các KNGT bằng lời – không lời và KN lắng nghe).5.2. Kỹ năng tự nhận thức (KNTNT)-KNTNT giúp hiểu rõ bản thân mình: đặc điểm, tích cách, thói quen, thái độ, ý kiến, cách suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của chính mình, các mối quan hệ XH cũng như những điểm tích cực và hạn chế của bản thân. Tự nhận thức là cơ sở rất quan trọng giúp cho việc giao tiếp hiệu quả và có tinh thần trách nhiệm đ/v người khác; liên quan đến KN xác định giá trị, thể hiện sự tự tin và tính kiên định để giải quyết vấn đề, ra quyết định hiệu quả; giúp bản thân đặt ra những mục tiêu phấn đấu phù hợp và thực tế.-KN tự nhận thức giúp học sinh: + Biết nhận thức và thể hiện bản thân mính. + Có thể đánh giá được mặt tốt và chưa tốt của những hành vi sức khỏe bản thân.Một số KNTNT thường được vận dụng:- Kỹ năng tự đánh giá: KN nhận biết và hiểu rõ bản thân, những tiềm năng, tình cảm, cảm xúc cũng như vị trí của mình trong cuộc sống, mặt mạnh và mặt yếu của họ; hiểu biết về bản sắc dân tộc và nền văn hóa mà từ đó họ đã được sinh ra; hiểu các nguy cơ và các yếu tố thúc đẩy làm tăng nguy cơ (yếu tố môi trường, bạn bè, phim ảnh, tình huống căng thẳng); hiểu về các yếu tố mang tính bảo vệ (yếu tố tích cực của bạn bè, gia đình, xã hội).Một số KNTNT thường được vận dụng(tt)- Lòng tự trọng: Sự tự nhận thức đưa đến sự tự trọng khi con người nhận thức được năng lực tiềm tàng của bản thân và vị trí của mình trong cộng đồng. Lòng tự trọng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi mối quan hệ của cá nhân với những người khác. Những người lớn tuổi có ảnh hưởng như cha mẹ, các thành viên trong gia đình, thầy cô giáo và bạn bè có thể trợ giúp nhằm phát triển hoặc làm mất sự tự trọng của một cá nhân qua những quan hệ, tiếp xúc của họ đối với cá nhân nào đó. Việc khuyến khích những mối quan hệ tích cực, lành mạnh là cần thiết đ/v KNS vì tự trọng liên quan đến các hành vi đặc biệt là các hành vi liên quan đến sức khỏe cá nhân và cộng động5.3. Kỹ năng xác định giá trị (KNXĐGT)- KNXĐGT là kỹ năng xác định những chuẩn mực về niềm tin, chính kiến, đạo đức, thái độ mà mỗi cá nhân cho là quan trọng, là đúng đắn để hành động theo hướng đó. KNXĐGT ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của mỗi người và cả quá trình tương tác trong giao tiếp với người khác.- Cần lưu ý rằng mỗi người xuất thân từ những hoàn cảnh, giáo dục và kinh nghiệm sống khác nhau nên có những suy nghĩ và thái độ khác nhau. Điều này giúp bản thân mỗi cá nhân tôn trọng ý kiến của người khác, chấp nhận là người khác có những suy nghĩ khác biệt mình. Nhận thức được như vậy sẽ góp phần điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân trong tương tác với người khác.- KN xác định giá trị giúp học sinh:+ Hiểu rõ giá trị là những niềm tin, chính kiến, thái độ, định hướng cho họat động và hành vi của mỗi người.+ Thấy rõ được ý nghĩa của việc hình thành KNXĐGT cho bản thân và biết tôn trọng giá trị của người khác.+ Biết phân tích lợi, hại, được, mất của mỗi hành vi mà cá nhân muốn thực hiện.5.4. Kỹ năng ra quyết định- Trong cuộc sống mỗi ngày, một người có thể ra nhiều quyết định. Tùy theo tình huống, mỗi cá nhân phải lựa chọn ra một quyết định nhưng cũng đồng thời ý thức được các tình huống có thể xảy ra do sự lựa chọn của mình.Cần phải cân nhắc thận trọng khi ra những quyết định, lường trước được những hậu quả trước khi ra quyết định của mình là đúng, hợp lý.- KN ra quyết định giúp học sinh: + Luyện kỹ năng suy nghĩ có phê phán, tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề một cách cân nhắc cái lợi, cái hại của từng giải pháp để cuối cùng có được quyết định đúng đắn. + Nắm được các bước ra quyết định. + Thực hành được kỹ năng ra quyết định.Kỹ năng ra quyết định bao gồm:- Tư duy phê phán: Thanh thiếu niên lớn lên trong thế giới hôm nay phải đương đầu với nhiều vấn đề, nhiều tình huống trong cuộc sống, đòi hỏi họ phải ra quyết định phù hợp, nếu không sẽ phải trả giá cho những quyết định sai lầm. Vì vậy, họ phải có khả năng phân tích một cách có phê phán môi trường sống và những thông tin đa dạng, phức tạp tác động dồn dập.- Tư duy sáng tạo: Cuộc sống của con người luôn tiếp cận với các sự việc mới, phương thức mới, ý tưởng mới, cách sắp xếp và tổ chức mới, đó chính là tư duy sáng tạo. Điều đó rất quan trọng trong KNS bởi vì con người thường xuyên bị đặt vào hoàn cảnh bất ngờ và không bình thường. Trong hoàn cảnh đó, đòi hỏi con người phải có tư duy sáng tạo để có thể đáp ứng lại một cách phù hợp.Giải quyết vấn đề:Thông qua việc thực hành ra quyết định và giải quyết vấn đề thì thanh thiếu niên mới có thể xây dựng được những kỹ năng cần thiết để có những lựu chọn tốt nhất trong bất kỳ hoàn cảnh nào mà họ phải đương đầu.Các buớc ra quyết định: 1. Xác định vấn đề 2, Thu thập thông tin 3. Liệt kê các giải pháp lựa chọn 4. Kết quả sự lựa chọn - Cảm xúc - Giá trị 5. Ra quyết định 6. Hành động 7. Kiểm định lại hiệu quả của quyết định.5.5. Kỹ năng kiên định- Kiên định: là kỹ năng thực hiện bằng được những gì mình muốn hoặc từ chối bằng được những gì mình không muốn với sự tôn trọng có xem xét tới quyền và nhu cầu của người khác với nhu cầu và quyền của mình một cách hài hòa đúng mực. Đó là tính kiên định theo chiều hướng tích cực. Ví dụ: Một cô gái từ chối sự tán tỉnh của bạn trai cùng lớp hoặc của người đàn ông lớn tuổi hơn; một em bé thuyết phục mẹ để được tiếp tục đi học. Kiên định là sự cân bằng giữa hiếu thắng, vị kỷ và phục tùng, phụ thuộc.Thể hiện thái độ kiên định:- Cởi mở, thành thật với bản thân và người khác.- Biết lắng nghe ý kiến người khác.- Bày tỏ sự thông cảm đối với hoàn cảnh của người khác.- Tự trọng bản thân nhưng tôn trọng người khác.- Xử lý cảm xúc của mình.- Nói không và giải thích lý do.- Thực hiện ý kiến và mong muốn của mình mà không làm tổn hại đến quyền của người khác.- Tính hiếu thắng: luôn chỉ nghĩ đến quyền và nhu cầu của bản thân mình, quên đi quyền và nhu cầu của người khác, luôn muốn mọi người phục tùng mình, bất kể điều đó đúng hay sai.- Thể hiện thái độ hiếu thắng: + Buộc người khác làm điều mà họ không muốn làm. + Luôn đặt nhu cầu và quyền lợi của mình lên trên. + Thực hiện bằng được điều mình muốn bất kể là điều gì, thậm chí làm phương hại đến quyền lợi của người khác.- Tính phục tùng: thể hiện sự phụ thuộc, bị động tới mức coi quyền và nhu cầu của người khác là trên hết, quyên mất quyền và nhu cầu của cá nhân mình bất kể điều đó là hợp lý.- Thể hiện thái độ phục tùng: + Chấp nhận, đồng ý khi trong lòng không muốn. + Luôn đặt nhu cầu của người khác lên trên. + Trong lòng giận dữ và khó chịu nhưng không nói ra. + Biện minh hành động của mình là vì người khác. + Mơ hồ về ý nghĩa và điều mà mình làm. + Không có thái độ cương quyết.KN kiên định giúp học sinh: + Phân biệt được tính kiên định, phục tùng, hiếu thắng để ra quyết định đúng. + So sánh với quyền và nhu cầu của bản thân cũng như biết tôn trọng quyền và nhu cầu của người khác để lựa chọn thái độ và hành vi phù hợp.5.6. Kỹ năng đặt mục tiêu- Mục tiêu là điều chúng ta muốn thực hiện, muốn đạt tới. Mục tiêu có thể là sự mong muốn hiểu biết (về cái gì đó), một sự thay đổi về thái độ hay thay đổi một hành vi (làm được cái gì đó). Muốn thực hiện được mục tiêu phải có quyết tâm và đôi khi phải có cam kết (cam kết với người khác hoặc cam kết với chính mình).Những yêu cầu khi đặt mục tiêu- Mục tiêu phải thể hiện bằng ngôn từ cụ thể, rõ ràng, có thể lượng hóa được, tránh dùng các từ chung làm khó cho việc đánh giá kết quả thực hiện.- Mục tiêu phải có tính khả thi (thực tế).- Ai là người hỗ trợ, giúp đỡ thực hiện mục tiêu đó.- Trong thời gian bao lâu có thể hoàn thành? (ngắn hạn: 1 ngày- 1 tuần; trung hạn:1- 3 tháng; dài hạn: 6 tháng-1 năm hoặc nhiều năm).- Ngày tháng năm hoàn thành.- Biểu diễn từng móc thời gian thực hiện.- Thuận lợi, khó khăn.- Khẳng định, quyết tâm.- So sánh với kết quả cuối cùng. Kỹ năng đặt mục tiêu giúp học sinh:- Xác định được những yêu cầu cần có khi đặt mục tiêu nào đó.- Thực hành lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu.	Để đạt hiệu quả cao trong GDSK cho học sinh ở tuổi vị thành niên, phải tùy theo từng nội dung, từng tình huống cụ thể, công việc cụ thể mà vận dụng phối hợp các KNS một cách linh họat, sáng tạo. Thực tiễn cho thấy, có rất ít trường hợp chỉ dùng một trong các KNS mà thành công. CHÚC THẦY CÔ NHIỀU SỨC KHOẺXin chân thành cám ơn

File đính kèm:

  • pptBang tap huan VSCN VSMT.ppt