Tập huấn Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn tâm lý cho học sinh

Thế nào là hành vi, biểu hiện bất thường?

 Các hành vi có vấn đề là những hành động ngược lại bình thường, làm ảnh hưởng hoặc gây tổn hại đến cuộc sống của bản thân hoặc những người khác (Còn gọi là rối loạn tâm lý). Các vấn đề hành vi có thể bộc lộ ra ngoài hoặc thể hiện nội tâm bên trong.

Hãy kể một số biểu hiện rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ VTN ?

 

ppt28 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập huấn Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ỏi hoặc thiếu năng lượng. Khó tập trung. Có ý tưởng tự tử. Buồn hoặc vô vọng. Bất an và kích độngCáu kỉnh, tức giận hoặc hận thù. Hay khóc sướt mướt. Thu mình khỏi bạn bè và gia đình. Mất hứng thú trong các hoạt động. Thay đổi thói quen ăn và ngủ. Các biểu hiện nghi ngờ trầm cảmCác hành vi vô thức bộc lộ ra bên ngoài.Các hành vi tội phạm.Hành vi vô trách nhiệm. Học tập ở trường kém, lưu ban. Tách ra khỏi gia đình và bạn, dành nhiều thời gian một mình.Dùng rượu hoặc các chất không hợp pháp. Hậu quả:+ Trong nhà trường: Thiếu sinh lực và khó tập trung. Điều đó dẫn đến các em hay nghỉ học, hoặc lưu ban hoặc bức xúc với bài tập, nhiệm vụ ở trường.+ Ngoài nhà trường: Bỏ nhà, lạm dụng bia rượu và ma túy, nghiện internet, thực hiện các hành vi liều lĩnh (đua xe, uống rượu, tình dục không an toàn...), bạo lực (bắt nạt, cáu giận, hung hăng với người khác) - Phát hiện sớm, tiếp cận thấu hiểu giúp các em nói ra hết cảm xúc của mình. Duy trì công tác tham vấn. Hỗ trợ- Đề nghị giúp đỡ: Để cho các em biết là bạn luôn ở đó với các em, tạo cho các em có cảm giác an toàn. Hãy kìm nén việc đặt quá nhiều câu hỏi trong lúc này. - Nhẹ nhàng nhưng kiên định: Đừng từ bỏ cơ hội nếu các em không có ý hợp tác với bạn. Tôn trọng cảm xúc không thoải mái của trẻ nhưng vẫn nhấn mạnh đến mối lo ngại của bạn và sẵn sàng lắng nghe. - Lắng nghe không thuyết giảng: Cưỡng lại thôi thúc chỉ trích hoặc nhận xét khi trẻ bắt đầu nói. Tránh đưa ra các lời khuyên trong lúc này. . - Công nhận cảm xúc của trẻ: Đừng tranh luận với trẻ VTN trầm cảm. Đơn giản ghi nhận nổi đau, sự buồn bã mà trẻ đang cảm thấy. Nếu không làm như vậy trẻ thấy mình không được tôn trọng và quan tâm đến cảm xúc của chúng - Hỗ trợ trẻ bị trầm cảm: Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất, khuyến khích các hoạt động xã hội, dạy trẻ các kỹ năng giải quyết các vấn đề, kĩ năng đặt mục tiêu, học về trầm cảm... 2. TỰ TỬÝ tưởng tự sát (chỉ thể hiện trong ý nghĩ).Toan tự sát (có hành vi để tự tử, nhưng không thành công). Tự sát (có hành vi tự tử đi đến tử vong). Định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới gồm 3 thành phần:Những dấu hiệu báo động tự tử ở VTN Tham dự các hành vi liều lĩnh hoặc có rất nhiều lần bị tai nạn dẫn đến thương tích; tự làm đau bản thân. Nói hoặc đùa về việc sẽ tự tử. VD: Nói những câu như: Con / em thà chết còn hơn, em ước gì có thể biến mất mãi mãi, hết đường rồi... Nói về chết một cách tích cực hoặc lãng mạn hóa việc chết. VD: Nếu em chết mọi người yêu em hơn, Sống để làm gì. Thế giới bên kia thật tốt đẹp. Thầy/cô sẽ không khó chịu về em nữa đâu... Viết chuyện, thơ về cái chết, việc chết hoặc tự tử. Không chú ý đến hình thức, vẻ bề ngoài hoặc vệ sinh cá nhân. Cho đi những vật sở hữu có giá trị. Tâm trạng tốt lên bất ngờ và không có lý do sau khi bị trầm cảm hoặc thu mình. Nói tạm biệt với bạn, gia đình như là chia tay mãi mãi. Tìm vũ khí, thuốc hoặc những dụng cụ, cách thức khác có thể tự hại bản thân. * Lưu ý: Khi nhận thấy những dấu hiệu này, bạn nên trao đổi với cha mẹ học sinh và phối hợp với họ để giúp đỡ các em. Trong trường hợp cần thiết nên giới thiệu đến nhà tư vấn chuyên nghiệp.3. RỐI LOẠN LO ÂU Tất cả mọi người đều từng trải qua lo âu. Đó là cảm xúc tự nhiên và quan trọng, báo hiệu sự xuất hiện của lo lắng, sợ hãi và cảnh báo trước sự nguy hiểm hoặc sự thay đổi bất ngờ đáng sợ đang đến gần. Ở trẻ VTN khi mà các em phải đối mặt với những thay đổi và sự không chắc chắn, các em thường lo âu quá mức, sự lo âu trở nên thường trực ở cường độ cao, ảnh hưởng đến khả năng học tập hoặc các hoạt động khác, các mối quan hệ trở nên khó khăn và lan tỏa sang mọi thứ khác.Dấu hiệu về rối loạn lo âu - Sợ hãi, lo lắng quá mức, bất an ở bên trong, có xu hướng thận trọng và cảnh giác quá mức. - Dù không thực sự nguy hiểm, vẫn căng thẳng liên tục, bất an hoặc stress quá mức. - Ở các nơi có tính xã hội, thể hiện sự phụ thuộc, thu mình, lo lắng, bứt rứt. - Quá dè dặt, kìm chế hoặc quá cảm xúc. - Bận tâm với những lo lắng về mất kiểm soát hoặc các lo âu không thực tế về năng lực xã hội. - Các triệu chứng đau cơ thể.- Lo âu tập trung vào các thay đổi về biểu hiện cơ thể.- Rất ngại ngùng, e thẹn, tránh các hoạt động thường xuyên hoặc từ chối trải nghiệm mới. - Có hành vi nguy cơ, thử dùng chất kích thích hoặc các hành vi tình dục mang tính xung động. Một số rối loạn lo âu Hoảng loạn: Phổ biến ở các em nữ, các em thường biểu hiện như: thở ngắn (thở dốc), đổ mồ hôi, ngạt, đau ngực, buồn nôn, chóng mặt, đau cơ (chuột rút) VD: Khi các em gặp phải một con vật gì đó đáng sợ như: các loài sâu, nhái, rắn... Hoặc trước đó các em bị đuối nước thì không bao giờ các em dám lội xuống nước. Ám sợ: Các em sợ bóng tối, sợ ác quỷ, sợ độ cao, khoảng rộng... VD: Khi các em nghe kể hoặc xem phim có những cảnh tượng làm các em khiếp sợ, các em sẽ bị ám ảnh bởi những hình ảnh đó.Hậu quảTrẻ em có biểu hiện lo âu thường không học, không chơi thể thao và các hoạt động xã hội. Những trẻ có biểu hiện này thường có quá nhiều lo âu dẫn đến thiếu bình tỉnh, tự tin, né tránh, quá phụ thuộc hoặc cầu toàn vào người khác. Hỗ trợ- Nếu trẻ sẵn sàng nói chuyện về nỗi lo lắng của trẻ thì người TV phải lắng nghe cẩn thận và tôn trọng.- Hãy giúp trẻ dò theo lo âu trong từng tình huống từ đó gợi cho trẻ những khả năng quản lí được cảm xúc, xử lí được sự lo âu.- Bên cạnh đó cần giới thiệu trẻ đến gặp cán bộ tâm lí, bác sĩ tâm thần để điều trị.4. CHỐNG ĐỐI, KHÔNG TUÂN THỦĐịnh nghĩa: những biểu hiện hành vi không phù hợp với lứa tuổi, được lặp đi lặp lại có tính chất gây tranh cãi, thách thức, cố tình gây bực bội, khó chịu và thù địch để đổ lỗi cho người khác về những vi phạm hoặc thiếu sót của mình.Dấu hiệu nhận biết- Mất bình tĩnh- Thường xuyên tranh cãi với người lớn.- Thường xuyên chủ động phớt lờ hoặc từ chối việc thực hiện theo các yêu cầu của người lớn, cố ý gây bực mình cho người khác. - Thường đổ lỗi cho người khác về những sai sót hoặc những lỗi lầm của mình. - Quá nhạy cảm và hay khó chịu vì người khác. - Thường xuyên tức giận, bực bội. - Thường xuyên có thái độ thù hằn, cay độc. Những biểu hiện hành vi này thường gây khó khăn cho cá nhân trong hoạt động xã hội, học tập và nghề nghiệpMột số kỹ năng hiệu quả để điều chỉnh hành vi chống đối - Chú ý tích cực và khen ngợi để củng cố những hành vi được mong đợi.- Phớt lờ những hành vi không phù hợp, không nghiêm trọng. - Đưa ra những chỉ dẫn ngắn gọn, rõ ràng, loại bỏ những tác nhân ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ. Thiết lập một hệ thống thưởng quy đổi trong các hành vi của trẻ ( lưu ý không lấy đi những điểm thưởng nếu trẻ có hành vi sai). Sử dụng hình phạt khoảng lặng cho những hành vi sai nghiêm trọng. 5. GÂY HẤN - Định nghĩa: Gây hấn là loại hành vi, dạng lời nói hoặc thể chất có chủ đích làm tổn thương hoặc làm hại người khác hoặc thứ khác (đồ vật, động vật). Gây hấn có thể bao gồm : đánh nhau, dọa nạt, khống chế quan hệ, và có thể có kế hoạch trước hoặc không có kế hoạch. Mục đích của gây hấn nhằm : thể hiện sự bực tức hoặc thù địch, khẳng định chủ quyền, dọa nạt, thể hiện sự sở hữu, đáp trả lại sự sợ hãi hoặc đau đớn, ganh đua, v.v. - Hành vi gây hấn được chia thành hai loại: gây hấn mang tính chất thù địch và gây hấn mang tính chất phương tiện. Biểu hiện của hành vi gây hấn Gây hấn thường được biểu hiện qua sự hung hãn với người khác, đồ vật hoặc động vật thể hiện với những hành vi như:+ bắt nạt, đe dọa hay uy hiếp người khác.+ khởi xướng và tham gia các cuộc ẩu đả, đánh nhau.+ sử dụng các loại vũ khí có thể gây hại nghiệm trọng về thể chất cho người khác (như gậy gộc, gạch đá, dao, súng)+ có biểu hiện độc ác về thể chất với người khác hoặc động vật.+ ăn cướp tài sản trong khi đối mặt với nạn nhân.+ phá hoại tài sản của công hoặc của người khác.+ cố ý gây cháy để gây thiệt hại cho người khác Với những hành vi gây hấn ở trẻ, trừng phạt thể chất không những không mang lại hiệu quả mà ngược lại còn xây dựng một khuôn mẫu bạo lực cho các em. - Cách thức tốt nhất là phạt nhẹ nhàng (bằng cách mất quyền lợi) kết hợp cùng tham vấn với chiến lược làm cha mẹ tích cực để làm giảm hành vi gây hấn. - Cách thứ 2 là đưa ra các chương trình thay đổi cách suy nghĩ tiêu cực ở trẻ có hành vi gây hấn. Khéo léo đưa ra các câu hỏi hoặc các tình huống như: " Em thử suy nghĩ nếu có ai đó đâm bổ vào người em, em giải thích điều đó như thế nào?". - Cách thứ 3 là giúp các em tự mình phân tán hoặc xao lãng với những ấm ức đang hiện hữu bằng một khoảng thời gian trì hoãn sự ấm ức. - Thứ tư là giúp trẻ đối đầu với những ấm ức một cách phi bạo lực và chia sẻ cảm giác đó với người phía bên kia. Đây là một chiến lược giải quyết vấn đề bền vững vì khuyến khích cả 2 có những hành động để giảm bớt sự bực tức. - Cuối cùng, dạy trẻ VTN có kĩ năng giao tiếp và thấu cảm để kiềm chế sự tức giận sao cho không kích động sự trả đũa và sự nâng cao thỏa hiệp.Hỗ trợ6. RỐI LOẠN HÀNH VI 	 - Định nghĩa: một nhóm các biểu hiện hành vi và cảm xúc của trẻ em vị thành niên được lặp đi lặp lại nhiều lần và ở đó, các quyền cơ bản của người khác cũng như các chuẩn mực xã hội (phù hợp với lứa tuổi) hay các luật lệ bị xâm phạm. Rối loạn hành vi bao gồm nội hàm của nhiều thuật ngữ khác như: hành vi chống đối xã hội, hành vi phạm pháp, hành vi gây hấn, hành vi nghiện chất... Rối loạn hành vi là một trong những vấn đề tổn thương sức khỏe tâm thần, có tỉ lệ phổ biến cao nhất trong giới trẻ. Dấu hiệu nhận biết rối loạn hành vi- Độc ác với người và động vật.- Phá hoại tài sản (hành vi xâm hại gây tổn thất tài sản). - Lừa đảo hay trộm cắp.- Vi phạm nghiêm trọng các luật lệ. Hỗ trợ- Rối loạn hành vi là một rối loạn có nội hàm lớn nên không thể dễ dàng can thiệp có hiệu quả bằng một liệu pháp đơn lẻ. Ngược lại nó phải có một chiến lược toàn diện kết hợp giữa phòng ngừa các vấn đề hành vi tiền học đường và các chương trình can thiệp tâm lí được thiết kế dựa trên từng lứa tuổi kết hợp với điều trị thuốc cho những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. - Những chiến lược này không những đem lại hiệu quả tức thì mà còn mang đến những lợi ích lâu dài.CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ CHÚC QUÝ THẦY CÔ LUÔN THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC VÀ CUỘC SỐNG!

File đính kèm:

  • pptTai lieu giao GVCN voi cong tac tu van hoc duong(1).ppt