Tập huấn Mô hình trường học mới - Tiếng Việt lớp 4

- Hiểu chức năng, nguyên tắc, căn cứ biên soạn và cấu trúc của tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 EN.

 

- Phân tích, bình giá được tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 4.

 

- Có khả năng giới thiệu tài liệu Hướng dẫn học TV 4 cho đồng nghiệp.

 

ppt38 trang | Chia sẻ: ledaTS7oQ | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập huấn Mô hình trường học mới - Tiếng Việt lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 trúc tuần học Tài liệu HDHTV 4 được in thành 4 tập (mỗi học kì có 2 tập) -Tập 1A gồm 3 chủ điểm học trong 10 tuần: -Tập 1B gồm 2 chủ điểm học trong 8 tuần: -Tập 2A gồm 3 chủ điểm học trong 10 tuần: -Tập 2B gồm 2 chủ điểm học trong 7 tuần: 2. Cấu trúc Bài học Tài liệu HDHTV 4 được cấu trúc theo đơn vị bài học. Chương trình học Tiếng Việt 4 được thực hiện trong 35 tuần học, ứng với 35 bài học. Các bài dạy được gộp lại theo mạch nội dung kiến thức, mỗi bài được thực hiện trong 1 tuần học 8 tiết được chia ra thành các bài nhỏ hơn (được ghi A, B, C) gọi là một HDH. Một HDH được thực hiện từ 2 đến 3 tiết. Trừ bài ôn tập, chúng được phân chia như sau: -Bài A- 3 tiết gồm các nội dung dạy đọc chính tả, tìm hiểu kiến thức tiếng Việt, luyện tập về tiếng, từ, câu -Bài B- 3 tiết gồm các nội dung dạy đọc, KC,tìm hiểu lí thuyết viết đoạn, bài văn, luyện viết đoạn, bài ( TLV) - Bài C -2 tiết gồm các nội dung tìm hiểu kiến thức tiếng Việt (LTVC), viết đoạn bài(TLV).	 *Riêng bài ôn tập được chia thành 2 nhóm: Bài ôn tập giữa học kì (bài 10,18) và bài ôn tập cuối học kì ( bài 18, 35). Bài ôn tập giữa học kì gồm Bài A - 3 tiết, Bài B - 2 tiết, Bài C - 3 tiết. Bài ôn tập cuối học kì gồm Bài A – 3 tiết , Bài B - 3 tiết , Bài C - 2 tiết. Các bài ôn tập các nội dung: đọc, chính tả ,luyện từ và câu, tập làm văn. Bài C có còn mẫu đề bài kiểm tra đánh giá như SGK. * HDH trong tài liệu HDHTV4 không cấu trúc theo phân môn mà theo từng mạch nội dung kiến thức, kĩ năng tiếng Việt. *Mỗi HDH trong tài liệu gồm có tên bài, mục tiêu và các hoạt động . 2.1. Tên bài Tên bài được đánh theo số (cho biết tuần học thứ mấy) kèm một chữ cái hoa (cho biết mạch kiến thức kĩ năng) và một cái tên. 2.2. Mục tiêu bài học Mục tiêu bài học được đánh dấu số thứ tự, mỗi bài có từ 2 đến 3mục tiêu, ứng với 2 hoặc 3 mạch nội dung được học và cũng ứng với lượng thời gian được học từ 2-3 tiết. Thời gian dành cho mỗi tiết học không bị quy định cứng nhưng cũng được chỉ dẫn trong tài liệu bằng 5 dấu sao***** phân chia bài học thành các tiết học . 2.3. Các hoạt động học tập Mỗi bài học A, B thường có từ 10 - 14 HĐ, bài C thường có 8-12 HĐ . 2.3.1. Phân loại các hoạt động học tập theo tiến trình dạy học 2.3.2. Phân loại các hoạt động học tập theo mạch nội dung dạy học Các hoạt động trong bài học được phân loại thành 4 nhóm : Hoạt động đọc, hoạt động viết, hoạt động nghe- nói, hoạt động tìm hiểu kiến thức tiếng Việt, (gồm tìm hiểu tiếng, từ, câu). Trừ bài ôn tập, các hoạt động được phân bố trong bài học như sau Bài A : Hoạt động đọc , tìm hiểu kiến thức tiếng Việt, luyện tập về từ và câu (Hoặc chỉ luyện tập về từ và câu),viết chính tả. Bài B: Hoạt động đọc, tìm hiểu về cách viết văn , luyện tập làm văn ( hoặc chỉ luyện tập làm văn) , kể chuyện Bài C: Tìm hiểu kiến thức tiếng Việt, luyện tập về từ và câu ( hoặc chỉ luyện tập về từ và câu) và tìm hiểu về cách viết văn, luyện tập làm văn ( hoặc chỉ luyện tập làm văn). 3. Mô tả cách trình bày một bài học, một hoạt động cụ thể 3.1. Hoạt động cơ bản Mỗi bài học A, B có từ 5- 7 HĐ cơ bản, bài C thường có 3-5 HĐ cơ bản . Các HĐ cơ bản nhằm tổ chức cho HS trải nghiệm, phân tích - khám phá - rút ra kiến thức mới. 3.1.1. Hoạt động khởi động 3.1.2. Các hoạt động đọc, nghe-nói, viết, chiếm lĩnh tri thức tiếng Việt a. Lô gô Lô gô là một điểm đặc biệt trong cách trình bày của tài liệu HDH EN. Nó cho biết hình thức tổ chức ( tương tác) của mỗi hoạt động . Một điều cần phải hiểu rõ là, tại bất cứ thời điểm nào của giờ học, của mỗi hoạt động học tập, đều có sự tương tác thầy - trò, chỉ có điều, trong mỗi hoạt động, vai trò chủ động của ai nổi bật hơn mà thôi. Hơn nữa, theo quy ước trình bày, mỗi hoạt động lại chỉ có một lô gô, trong khi, hầu hết trong lòng mỗi hoạt động, tương tác thầy-trò, trò - trò luôn có sự thay đổi. Giáo viên cần phải thấy điều này để linh hoạt trong việc lựa chọn, thay đổi và điều chỉnh hình thức thực hiện của mỗi hoạt động. Riêng lô gô Báo cáo kết quả với thầy cô không đi kèm số thứ tự. Đây là một HĐ rất linh hoạt có thể thực hiện tại mọi thời điểm của HĐ học tập. b. Phần lệnh Phần lệnh được trình bày dưới dạng một câu cầu khiến (trong một số trường hợp có thể là câu hỏi) được in đậm, nó cho biết mục tiêu, nội dung của hoạt động. GV phải nắm chắc mục tiêu của hoạt động để khi cần thiết, có thể điều chỉnh nội dung hoạt động nhưng không làm sai lạc mục tiêu. Dựa vào câu lệnh, ta biết hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu nào của bài học. Nhiều khi phần lệnh còn cho biết thêm cả hình thức thực hiện và cách lưu giữ kết quả của hoạt động. c. Phần ngữ liệu Phần ngữ liệu là các đơn vị ngôn ngữ - lời nói ( tiếng, từ, câu, đoạn, bài) hoặc có thể là tranh,ảnh, hình vẽ phản ánh hoặc khơi gợi nội dung(nghĩa, ý, chất liệu) của các đơn vị ngôn ngữ- lời nói . Ngữ liệu là phần linh hoạt nhất mà GV có thể dễ dàng thay đổi để tăng và giảm độ khó, tăng , giảm khối lượng của hoạt động mà không làm sai lạc mục tiêu của hoạt động. d. Phần chỉ dẫn Cùng với lô gô, phần chỉ dẫn tạo điểm khác biệt giữa tài liệu HDH và SGK, tạo ra sự khác biệt của một bài tập trong SGK với một hoạt động của HDH, điều tạo cho HDH bảo đảm được chức năng “ba trong một” (SGK, SGV,VBT). Phần chỉ dẫn nêu ra những gợi ý, có thể đó là trình tự các bước nhỏ hơn để thực hiện hoạt động, các mẫu là một phần kết quả hoạt động , các phương án trả lời để học sinh lựa chọn, các cách thức để HS trình ra kết quả... Phần chỉ dẫn cũng cho thấy các phương tiện dạy học cần chuẩn bị cho một hoạt động. Phương tiện dạy học có thể là phiếu học tập, thẻ từ, từ điển... Phần chỉ dẫn thực hiện hoạt động là phần GV tham gia vào nhiều nhất trong một hoạt động. Đây lại là phần mà người soạn HDH khó thể hiện nhất, GV cần biết những khó khăn này để có những điều chỉnh cần thiết khi hướng dẫn thực hiện HĐ. Phần chỉ dẫn khó soạn vì mấy lí do sau: - Phần này nhiều lúc chỉ cần riêng cho một trong hai đối tượng sử dụng sách - HS hoặc GV - thậm chí có nhiều trường hợp chỉ cần cho một học sinh này mà không cần cho HS khác. Viết như thế nào để thỏa mãn cho đối tượng này mà không là thừa với đối tượng kia là một việc khó. GV cần hiểu điều này để chỉ dẫn tiếp, em nào nên tập trung đọc phần nào và em nào thì không cần đọc một phần nào đó. - Có một mâu thuẫn là với những HS yếu thì cần nhiều chỉ dẫn hơn nhưng điều này lại trở nên quá tải vì buộc các em phải đọc hiểu một lượng chữ lớn hơn nên cũng không thể viết quá chi tiết. Chính vì vậy, trong trường hợp cần thiết, GV cần chuyển phần chỉ dẫn trong tài liệu HDH thành lời để nói trực tiếp với HS. Mặt khác, vì nhiều lí do, cũng không cần và không thể viết phần chỉ dẫn quá dài nên nhiều khi GV phải bổ sung phần chỉ dẫn bằng lời để giải thích thêm cho HS . 2.Mô tả cấu trúc một tuần học theo tài liệu HDHTV4. 3. Mô tả cấu trúc của một bài học theo tài liệu HDHTV4 và nêu ý nghĩa của mỗi đề mục trong bài học. 1. Đọc các HĐ được trích ra trong HDH sau: 3. Quan sát những bức tranh sau và cho biết mỗi bức tranh nói về điều gì ? ( Bài 24 A trước HĐ đọc bài Vẽ về cuộc sống an toàn) 5. Thi vẽ trang trí phong bì thư. ( Bài 3C trước HĐ viết thư) 6. Vẽ cảnh đêm trăng ( hoặc đưa ra một bức tranh/ ảnh về trăng) và giới thiệu bức vẽ ( tranh/ảnh) của mình cho các bạn trong nhóm. - Em vẽ ( bức tranh/ ảnh) đêm trăng ở đâu? - Trăng lúc đó như thế nào? - Cảnh vật lúc đó ra sao? (Cả lớp hát , ví dụ bài Cùng múa hát dưới trăng -Nhạc và lời Hoàng Lân) . ( Bài 29B trước HĐ đọc bài Trăng ơi từ đâu đến) 1. Quan sát bức tranh sau và cho biết các bạn trong tranh đang làm gì? ( HĐ trước bài đọc Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca) 5. Thảo luận để trả lời câu hỏi: 1) Chị Nhà Trò được miêu tả như thế nào ? ( Đọc đoạn 1, tìm những từ ngữ tả chị Nhà Trò để nói tiếp: Chị Nhà Trò được miêu tả rất yếu ớt. Thân hình chị…., người chị…, hai cánh của chị…) 2) Chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào? ( Đọc lời kể của chị Nhà Trò, chú ý dùng lời của mình để diễn đạt lại). 3) Những chi tiết nào thể hiện tính cách nghĩa hiệp của Dế Mèn? ( Em chọn những chi tiết đúng để trả lời: - Nghe thấy tiếng khóc tỉ tê của Nhà Trò. - Xoè càng bảo Nhà Trò đừng sợ. - Hứa sẽ không để ai ức hiếp Nhà Trò. - Dắt Nhà Trò đi tìm bọn nhện.) 4) Nêu một hình ảnh nhân hóa trong bài mà em thích. 1. Phân loại các từ: Từng bạn trong nhóm đến góc học tập lấy một trong các thẻ từ nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài . Xếp nhanh thẻ từ vào một trong hai bảng sau : LÔ GÔ LỚP 7. Tìm hiểu về cốt truyện 1) Gắn các thẻ từ ghi những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu vào từng chỗ trống cho đúng thứ tự: Thẻ từ Sự việc 1: … Sự việc 2: … Sự việc 3: … Sự việc 4: … Sự việc 5: … 2) Chuỗi sự việc trên được gọi là cốt truyện. Vậy theo em, cốt truyện là gì ? 3) Cốt truyện gồm những phần nào ? Mỗi phần có tác dụng gì ? Ghi nhớ 4. a)Viết tiếp để hoàn thành mẩu chuyện cho thấy bạn Chiến là người biết quan tâm đến người khác : Chiến mải mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc… b) Trao đổi bài làm của em với bạn để sửa chữa. 1.Cùng người thân tìm hiểu xem xung quanh em có những ai có hoàn cảnh khó khăn, gặp hoạn nạn . Bàn xem em và gia đình có thể làm gì để giúp đỡ họ. 2. Cùng người thân chơi trò nói câu có các tiếng giống nhau ở âm đầu. M : Búp bê bằng bông biết bò. 2. Chọn 1 HĐ và thảo luận để làm rõ những nội dung sau: a) Hoạt động trên thực hiện mục tiêu gì trong tiến trình lên lớp (Khởi động, cơ bản, thực hành hay ứng dụng?) b) Hoạt động trên thực hiện mục tiêu gì trong các mục tiêu dạy học tiếng Việt? ( đọc, viết, nghe-nói, tìm hiểu kiến thức?) c) Chỉ ra các phần lô gô, lệnh, ngữ liệu, chỉ dẫn của HĐ trên. 3. Chọn 1 HĐ được nêu ở trên và thực hiện hai việc sau: Chỉ ra sự khác nhau của mỗi HĐ so với bài tập của SGKTV4. b) Lí giải nguyên nhân của sự khác nhau đó và bình giá về nó. Các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp kết quả của HĐ. Cùng đồng nghiệp tìm tiếp tục tìm những điểm điều chỉnh của tài liệu HDHTV4 so với SGK TV4, lí giải nguyên nhân của điều chỉnh đó và bình giá về nó. 2. Chọn, phân tích một hoạt động học trong tài liệu HDHTV4. Xin tr©n träng c¶m ¬n! 

File đính kèm:

  • pptTAP HUAN EN Tieng Viet 4 (2)- chieu 29-6-2013.ppt
Bài giảng liên quan