Tập huấn Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng

Mục đích quan trọng của đợt tập huấn là:

 + Vì sao phải ban hành Tài liệu: “Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN”

 + Hiểu được cấu trúc, nội dung của Tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT, KN”

 + Biết cách dạy học theo chuẩn KT, KN

 + Biết kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT, KN

1. Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học Lịch sử

ppt22 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập huấn Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
giữa SGK, sách nâng cao và các tài liệu tham khảo khác. Tránh tình trạng không thống nhất giữa DH và KTĐG.	- Phải đảm bảo sự cân đối các yêu cầu kiểm tra về kiến thức (nhớ, hiểu, vận dụng), rèn luyện kỹ năng và yêu cầu về thái độ đối với học sinh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện năng lực tự học và tư duy độc lập.	- Coi trọng KTĐG kỹ năng diễn đạt các sự kiện bằng lời nói, chữ viết; đọc và khai thác sơ đồ, lược đồ, hiện vật; giáo dục quan điểm DVLS thông qua rèn luyện KN phân tích, bình luận, đánh giá các sự kiện LS, sự kiện thời sự, rút ra bài học và quy luật lịch sử; bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập, thái độ trân trọng và phát huy truyền thống LS của dân tộc, của mỗi địa phương. - Quán triệt đặc trưng của nhóm môn học để tăng hiệu quả dạy học của bộ môn Lịch sử. Khắc phục tình trạng thiên về kiểm tra ghi nhớ kiến thức; tăng cường ra đề “mở” nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng tổng hợp tri thức để giải quyết vấn đề; rèn luyện các kỹ năng và học sinh được tự do biểu đạt chính kiến khi trình bày, hiểu biết và tôn trọng các giá trị lịch sử, văn hóa của quê hương đất nước.	- Vận dụng linh hoạt các hình thức và xác định rõ yêu cầu về KTĐG phù hợp với thời lượng và tính chất đề kiểm tra:+ KTĐG thường xuyên: Bao gồm KT miệng (cho điểm hoặc đánh giá bằng nhận xét) có thể tiến hành vào đầu giờ hoặc trong quá trình dạy học; KT viết 15 phút, kiểm tra 1 tiết, cần vận dụng linh hoạt giữa câu hỏi TNKQ và TL. Khi KT miệng, cần chú ý rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng diễn đạt trước tập thể.+ Trong KTĐG giá học kì cần chú trọng đánh giá kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá kiến thức, rèn luyện khả năng vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn, đặc biệt chú ý kỹ năng viết, kỹ năng trình bày một vấn đề. + Khuyến khích vận dụng các hình thức KTĐG thông qua các hoạt động học tập ngoài lớp học của HS như bài tập nghiêm, dựa trên các hoạt động sưu tầm; tham quan thực địa; phân tích đánh giá các số liệu, bản đồ, làm đồ dùng dạy học và lấy điểm thay cho các bài KT trong lớp học.4. Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN 	4.1. Lựa chọn, thiết kế các câu hỏi KTĐG theo chuẩn kiến thức kĩ năng	- Đây là công việc quyết định chất lượng đề KT cũng như chất lượng học tập của HS. Vì vậy phải xác định được các mức độ nhận thức trong đề KT. Gồm có 6 mức độ từ thấp đến cao như sau: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Tuy nhiên, đói với HS bậc THCS thường chỉ đánh giá với 3 mức độ nhận thức ban đầu là: nhận biết, thông hiểu và vận dụng	+ Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu thông tin đã có trước đây, có thể biểu thị bằng phương thức nhận ra, nhớ lại các khái niệm, các nội dung của sự kiện lịch sử VD: Nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương?	+ Thông hiểu: là mức độ cao hơn của nhận biết, có thể biểu thị bằng phương thức lựa chọn, bổ sung, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề nào đó.	+ Vận dụng: Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới. Có thể biểu thị bằng phương thức so sánh các sự kiện vấn đề lịch sử, giải quyết được những tình huống có tính liên hệ thực tiễnVD1: Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ 1858-1884 diễn ra như thế nào?VD 2: Phong trào chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858-1884 diễn ra như thế nào?VD1: So với phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước chống Pháp những năm đầu thế kỉ XX có điểm gì mới?VD 2: Việc gia nhập ASEAN đã tạo cho VN thời cơ và thách thức như thế nào?	- Tuy nhiên, nếu các môn KHTN có thể thể hiện 3 mức độ nhận thức ở các câu hỏi tách biệt thì ở môn lịch sử đôi khi trong một câu hỏi tự luận có thể thể hiện cả hai hoặc ba mức độ nhận thức.VD 1: Thông qua các Hiệp ước mà triều đình Huế đã kí với thực dân Pháp (1858-1884), hãy chứng tỏ rằng đó là quá trình đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược của nhà nước PKVN?VD 2: Nêu bối cảnh lịch sử nổ ra phong trào yêu nước chống Pháp những năm đầu thế kỉ XX? So với phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước chống Pháp những năm đầu thế kỉ XX có điểm gì mới?VD 3: Nêu những nét chính về cuộc khởi nghĩa Hương Khê ( Lãnh tụ, địa bàn, diễn biễn, kết quả) Tại sao nói: KNHK là cuộc KN tiêu biểu nhất trong phong trào CVMô hình kiểm tra đánh giá theo chuẩn KTKN:Câu hỏi kiểm traMức độ vận dụng kiến thức(3)Mức độ thông hiểu kiến thức(2)Mức độ nhận biết kiến thức (1)	(1) và (2) : có thể hiểu là chuẩn tối thiểu về KTKN khi dạy học cần đạt được, có thể dùng cả câu hỏi TNKQ hay TL để thể hiện (đạt từ 7-8 điểm/10). Mọi HS đều phải đạt được trong quá trình KTĐG	(3) : Có thể hiểu là trên chuẩn KTKN ( có trong SGK, các tài liệu tham khảo khác...) tuỳ theo trình độ nhận thức của HS, theo điều kiện vùng miền mà đạt được ở mức độ nào (đạt từ 2-3 điểm/10)4.2. Xây dựng đáp án, biểu điểm.	- Xây dựng đáp án biểu điểm là công việc cần thiết quan trọng của quá trình KTĐG kết quả học tập của học sinh.	- Yêu cầu của đáp án phải chỉ ra được kết quả đúng cho mỗi câu hỏi. Đối với các câu hỏi mở (hình thức tự luận), đáp án phải chỉ ra được các ý đúng trong câu trả lời.	- Đáp án phải hướng dẫn cách cho điểm cho từng câu và thang điểm của toàn bộ đề kiểm tra (theo thang điểm 10, có thể cho điểm lẻ đến 0.5 điểm).	- Sự phân bố điểm cho từng phần TNKQ và tự luận phải tuân theo nguyên tắc sau:	+ Điểm kiểm tra cho từng phần tỉ lệ thuận với thời gian dự định học sinh hoàn thành từng phần (đã được xây dựng khi thiết kế Ma trận)	+ Mỗi câu TNKQ nếu trả lời đúng đều có số điểm như nhau	Ví dụ : Nếu Ma trận thiết kế giành 70 % cho câu hỏi tự luận, 30 % cho câu hỏi TNKQ thì số điểm tối da cho câu hỏi tự luận là 7.0 điểm, cho câu TNKQ là 3.0 điểm. Mỗi câu TNKQ trả lời đúng được 0.5 điểm.	4.3. Tiến hành kiểm tra.	- Kiểm tra thường xuyên ( Miệng, 15 phút) không nhất thiết phải tiến hành vào đầu giờ học mà nên thay đổi linh hoạt phù hợp với kiểu bài lên lớp (bài cung cấp kiến thức mới, bài ôn tập...)	- Tăng cường các hình thức KTĐG bằng phiếu hỏi, phiếu học tập, nhằm nhanh chóng thu được những thông tin phản hồi bổ ích về quá trình dạy học, để kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học cho phù hợp, hiệu quả.	- KTĐG thường xuyên sẽ tạo ra thói quen học thập thường xuyên và gây được hứng thú trong quá trình học tập bộ môn.	4.4. Xử lí kết quả kiểm tra, đánh giá	- Đây là khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình KTĐG kết quả học tập lịch sử của HS. Tuy nhiên, do số tiết quy định trong PPCT không có tiết cho việc chữa trả bài KT như một số môn học khác mà chỉ được thực hiện lồng ghép. 	Vì vậy muốn xử lí tốt kết quả KTĐG, GV cần lưu ý:+ Sau khi chấm bài, GV thống kê điểm và phân loại các bài KTĐG theo thứ tự từ cao xuống thấp. Qua điểm KT, GV có thể biết được mảng kiến thức nào HS chưa nắm chắc, kĩ năng nào HS còn yếu để có hướng bồi dưỡng hay củng cố thêm cho HS.+ Từ thống kê, phân loại, GV có sự đánh giá khách quan, toàn diện hơn quá trình học tập, rèn luyện của HS trong lớp. Sơ đồ quy trình tổ chức kiểm tra, đánh giáMục đích KTĐGXây dựng Ma trận hai chiềuLựa chọn thiết kế câu hỏiTiến hành kiểm traXây dựng đáp án, biểu điểmXử lý kết quả kiểm traHải Dương, ngày 17/8/2010 TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNGTrân trọng cảm ơn các thầy cô giáo! HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC TẬP HUẤN 	- Nội dung và hình thức tập huấn ở các địa phương cần tiến hành như Bộ đã tập huấn cho giáo viên cốt cán.	- Cần nghiên cứu mục tiêu, nội dung, đối tượng, điều kiện bồi dưỡng	- Xây dựng kế hoạch chi tiết đợt bồi dưỡng, tập huấn ( thời gian, địa điểm, số lượng, yêu cầu)	- Xác định nhu cầu, đánh giá kết quả đợt bồi dưỡng thông qua các mẫu phiếu thăm dò, khảo sát ( trước và sau đợt bồi dưỡng)	-Chú ý đến việc tổ chức các hoạt động của GV, giảng viên nói ít, tạo điều kiện cho tất cả GV đều được suy nghĩ nhiều, làm nhiều và nói nhiều.	-Tăng cường tính thực hành trong đợt tập huấn.	-Phát huy tính chủ động sáng tạo của GV trong đợt tập huấn.	-Cuối cùng GV biết nội dung chuẩn kiến thức, kĩ năng và biết dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn.	1. Đối với cán bộ quản lý.	-Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng, Nhà nước; nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn bản chỉ đạo của Ngành trong chương trình SGK. PPDH, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.	-Nắm vững yêu cầu dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình GDPT, đồng thời tích cực đổi mới PPDH.	-Có biện pháp quản lý và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả; thường xuyên kiểm tra đánh giá, thực hiện hoạt động dạy học theo định hướng dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng đồng thời tích cực đổi mới PPDH.	-Động viên ken thưởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quả đồng thời phê bình những GV chưa tích cực đổi mới PPDH, dạy quá tải do không bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng.2. Đối với giáo viên	- Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng. Không quá tải và quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK, không cố dạy hết toàn bộ nội dung SGK	- Dựa trên cơ sở yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng giáo viên vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác học tập của học sinh.	-Trong tổ chức các hoạt động học tập trên lớp GV cần linh hoạt hơn, tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với đối tượng HS 	-Thiết kế và hướng dẫn HS trao đổi, trả lời các câu hỏi, bài tập nhằm nắm vững, hiểu được những yêu về kiến thức, kĩ năng.	-Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo sự hứng thú cho HS qua đó giúp HS nắm vững và hiểu sâu sắc chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông.	- Trong việc dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần chú trọng việc sử dụng hiệu quả các TBDH; đồng thời ứng dụng CNTT trong dạy học một cách hợp lí.Hải Dương, ngày 10/8/2010 TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG 

File đính kèm:

  • pptTAP HUAN GV NOI DUNG 3 và 4(đã chỉnh sửa) thang BM.ppt