Tập huấn về phương pháp, kĩ thuật dạy và học tích cực cho giáo viên cốt cán quận huyện - Phần II: Một số kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác

Phương pháp dạy học là gì ?

Được hiểu là cách thức, con đường hoạt động chung giữa GV và HS trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt tới mục đích dạy học.

 Ví dụ : Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học theo dự án.

Kỹ thuật dạy học là gì ?

Là những biện pháp, cách thức hành động của GV trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học

 Ví dụ : Kỹ thuật khăn phủ bàn, kỹ thuật phòng tranh, kỹ thuật động não ( công não ), kỹ thuật phản hồi nhanh, kỹ thuật “sơ đồ tư duy”.

Kỹ thuật dạy học chưa phải là các phương pháp dạy học độc lập mà là những thành phần của phương pháp dạy học.

 Ví dụ : Trong PPDH thảo luận nhóm có các kỹ thuật như : kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật khăn phủ bàn, kỹ thuật các mảnh ghép, kỹ thuật phòng tranh

 

ppt37 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập huấn về phương pháp, kĩ thuật dạy và học tích cực cho giáo viên cốt cán quận huyện - Phần II: Một số kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Một số kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác Phần II*Phương pháp & kỹ thuật dạy họcPhương pháp dạy học là gì ? Được hiểu là cách thức, con đường hoạt động chung giữa GV và HS trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt tới mục đích dạy học. Ví dụ : Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học theo dự án... Kỹ thuật dạy học là gì ? Là những biện pháp, cách thức hành động của GV trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học Ví dụ : Kỹ thuật khăn phủ bàn, kỹ thuật phòng tranh, kỹ thuật động não ( công não ), kỹ thuật phản hồi nhanh, kỹ thuật “sơ đồ tư duy”...Kỹ thuật dạy học chưa phải là các phương pháp dạy học độc lập mà là những thành phần của phương pháp dạy học. Ví dụ : Trong PPDH thảo luận nhóm có các kỹ thuật như : kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật khăn phủ bàn, kỹ thuật các mảnh ghép, kỹ thuật phòng tranh*Các lí do áp dụng kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực Tăng cường hiệu quả học tập Tăng cường trách nhiệm cá nhân Yêu cầu áp dụng nhiều năng lực khác nhau Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm*	Hoạt động 1: Thực hành trải nghiệmChủ đề : “Vì sao phải áp dụng dạy & học tích cực?” Chia thành 8 nhóm Thành viên của nhóm ngồi xung quanh bàn Ghi ý kiến riêng của mình vào ô trống của tờ giấy Ao. Chia sẻ và ghi ý kiến thống nhất vào ô giữa của tờ giấy Ao. Trình bày trước lớp.*1. Kĩ thuật “khăn phủ bàn”Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm: Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS*1. Kĩ thuật “khăn phủ bàn”1243* Kĩ thuật “khăn phủ bàn”Ý kiến chung của cả nhóm về chủ đềViết ý kiến cá nhân134Viết ý kiến cá nhânViết ý kiến cá nhânViết ý kiến cá nhân2*Cách tiến hành kĩ thuật “khăn phủ bàn”Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm)Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,)Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về một chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phútKhi mọi người đều đã xong, chia sẻ và thảo luận các câu trả lờiViết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn phủ bàn*Chia nhóm (vòng 1)Hoạt động 2: Thực hành trải nghiệm Chia thành 8 nhóm Thành viên của nhóm chia sẻ và ghi ý kiến thống nhất vào sổ tay cá nhân. Trình bày trong nhóm, đảm bảo mỗi thành viên đều trả lời được câu hỏi được giao cho nhóm.*Hoạt động 2: Thực hành trải nghiệmNhiệm vụ 1: Quan sát lược đồ ( SGK ), xác định vị trí thủ đô Hà Nội, cho biết Hà Nội tiếp giáp những tỉnh nào? Từ thủ đô Hà Nội có thể đi đến các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào? Nhiệm vụ 2: Dựa vào tài liệu lịch sử nhóm sưu tầm, cho biết Hà nội được chọn làm kinh đô nước ta từ năm nào? Tên kinh đô lúc đó là gì?Nhiệm vụ 3: Qua tài liệu sưu tầm và nội dung sách giáo khoa, hãy nêu đặc điểm của các phố phường Hà Nội xưa và nay?*Nhiệm vụ 4: Quan sát tranh ảnh sưu tầm và sách giáo khoa, cho biết khu phố Hà Nội cổ và mới có gì khác nhau về nhà cửa, đường phố?Nhiệm vụ 5: Hãy cho biết Hà Nội có những cơ quan hành chính quan trọng nào? Nhiệm vụ 6: Tìm hiểu và cho biết tại sao Hà Nội là trung tâm kinh tế của cả nước?*Nhiệm vụ 7: Tìm hiểu và cho biết Hà Nội có những di tích văn hóa, lịch sử nào? Nhiệm vụ 8: Tìm hiểu và cho biết vì sao Hà Nội được xem là trung tâm khoa học của cả nước?* Chia thành 8 nhóm mới (vòng 2) 	hình thành từ 8 nhóm cũ Thành viên của nhóm chia sẻ và ghi ý kiến thống nhất vào tờ giấy Ao. Cử đại diện trình bày trước lớp, đảm bảo mỗi thành viên đều trả lời được câu hỏi được giao cho nhóm.*Nhiệm vụ 1: Mỗi thành viên trong nhóm chia sẻ những thông tin vừa tìm hiểu được ở vòng 1 cho cả nhóm cùng nghe.Nhiệm vụ 2: Thảo luận và ghi ý kiến chung của nhóm về nội dung sau: “Em biết gì về Hà Nội? Vì sao thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học lớn của nước ta? Hãy trình bày cảm nhận của em về thủ đô Hà Nội?”*	 2.Kĩ thuật “Các mảnh ghép”	Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm: Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp Kích thích sự tham gia tích cực của HS: 	Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2).*2. Kĩ thuật “Các mảnh ghép”Vòng 1Vòng 2111111222222333333*	VÒNG 1Hoạt động theo nhóm 3 hoặc 4 người, Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C, )Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giaoMỗi thành viên đều trình bày được kết quả câu trả lời của nhómVÒNG 2Hình thành nhóm 3 hoặc 4 người mới (1 người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1 người từ nhóm 3 )Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhauSau khi chia sẻ thông tin vòng 1, nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết Các nhóm mới trình bày, chia sẻ kết quả nhiệm vụ ở vòng 2Cách tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép”*Thiết kế nhiệm vụ “Các Mảnh ghép” Lựa chọn nội dung/chủ đề phù hợp Xác định một nhiệm vụ phức hợp để giải quyết ở vòng 2 dựa trên kết quả các nhiệm vụ khác nhau đã được thực hiện ở vòng 1Xác định những yếu tố cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp (kiến thức, kĩ năng, thông tin, chiến lược)Xác định các nhiệm vụ mang tính chuẩn bị (thực hiện ở vòng 1). Xác định các yếu tố hỗ trợ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2*Thành viên & nhiệm vụ các thành viên trong nhóm	Vai trò Nhiệm vụTrưởng nhómPhân công nhiệm vụHậu cầnChuẩn bị đồ dùng tài liệu cần thiếtThư kíGhi chép kết quảPhản biệnĐặt các câu hỏi phản biệnLiên lạc với nhóm khácLiên hệ với các nhóm khácLiên lạc với GVLiên lạc với giáo viên để xin trợ giúp*Ví dụ Chủ đề: Câu tiếng Việt* Vòng 1: Nhiệm vụ 1: Thế nào là câu đơn? Nêu và phân tích VD minh họa Nhiệm vụ 2: Thế nào là câu ghép? Nêu và phân tích VD minh họa Nhiệm vụ 3: Thế nào là câu phức? Nêu và phân tích VD minh họa* Vòng 2: Câu đơn, câu phức và câu ghép khác nhau ở điểm nào? Phân tích VD minh hoạ*	Thực hành áp dụng Kĩ thuật “Các mảnh ghép”: “Tìm hiểu về các bộ phận của cây”Vòng 1 : - Điều gì xảy ra nếu cây không có rễ? Vì sao? Điều gì xảy ra nếu cây không có thân? Vì sao? Điều gì xảy ra nếu cây không có lá? Vì sao? Điều gì xảy ra nếu cây không có hoa/quả? Vì sao?*	Thực hành áp dụng Kĩ thuật “Các mảnh ghép”: “Tìm hiểu về các bộ phận của cây” Vòng 2:Vì sao cây cần có đủ các bộ phận rễ, thân, lá, hoa/quả?*Anh ( Chị ) hãy nêu nhận xét về sự khác nhau giữa kĩ thuật “Khăn phủ bàn” và kĩ thuật “Các mãnh ghép” ? Thảo luận nhóm, lựa chọn một nội dung và trình bày khái quát cách thức tổ chức dạy học nội dung đó theo kĩ thuật “Các mảnh ghép” * 3. Sơ đồ KWL và sơ đồ tư duy* 3.1. Sơ đồ KWL Là kĩ thuật dạy học nhằm tạo điều kiện cho người học nêu được những điều đã biết liên quan đến chủ đề, những điều muốn biết về chủ đề trước khi học và những điều đã học được sau khi học. Dựa trên sơ đồ KWL, người học tự đánh giá được sự tiến bộ của mình trong việc học, đồng thời GV biết được kết quả học tập của người học, từ đó điều chỉnh việc dạy học cho hiệu quả* 3.1. Sơ đồ KWLĐược Ogle xây dựng vào năm 1986Tìm ra điều bạn đã biết về một chủ đề (K)Tìm ra điều bạn muốn biết về một chủ đề (W)Thực hiện nghiên cứu và học tậpGhi lại những điều bạn học được (L)* Sơ đồ KWLK(Điều đã biết)W (Điều muốn biết)L(Điều học được) Người học điền những điều đã biết về chủ đề / bài học trước khi học Người học điền những điều muốn biết về chủ đề / bài học Sau khi học xong chủ đề/bài học, người học điền những điều đã học được Chủ đề/Bài học:Tên người học/nhóm:Ngày học:*Ví dụ về sơ đồ KWLK (Điều đã biết)W (Điều muốn biết)L (Điều học được) Sâu bọ rất đa dạng về hình dạng và màu sắc Sâu bọ muốn tồn tại và phát triển phải thích nghi với môi trường sống Sâu bọ thích nghi với môi trường sống như thế nào? Sâu bọ có nhiều hình thức thích nghi: ngụy trang, giả trang, tự vệ và nhiều hình thức khác Sự thích nghi giúp sâu bọ tự vệ, săn bắt và sinh sản để tồn tại. Chủ đề: Tìm hiểu sự thích nghi của sâu bọ với môi trường sống Tên: Nguyễn Thị Thịnh và Trần Hồng Hoa Ngày :20/08/2009*	Hoạt động 3: Thực hành trải nghiệm áp dụng Sơ đồ tư duyChủ đề: “Đổi mới giáo dục” * 3.2. Sơ đồ tư duy Chủ đề: Đổi mới giáo dụcVấn đề liên quan Vấn đề liên quan Vấn đề liên quan Vấn đề liên quan Vấn đề liên quan *3.2. “Sơ đồ tư duy”Là kĩ thuật DH nhằm tổ chức và phát triển tư duy, giúp người học chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não một cách dễ dàng, đồng thời là phương tiện ghi chép sáng tạo và hiệu quả: + Mở rộng, đào sâu và kết nối các ý tưởng + Bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng.*3.2. Sơ đồ tư duySơ đồ tư duy giúp gì cho bạn?- Sáng tạo hơn Tiết kiệm thời gian Ghi nhớ tốt hơn Nhìn thấy bức tranh tổng thể Tổ chức và phân loại- ... *3.2. Sơ đồ tư duyCách tiến hànhTừ một chủ đề lớn, tìm ra các chủ đề nhỏ liên quan. Từ mỗi chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố/nội dung liên quan.Sự phân nhánh cứ tiếp tục và các yếu tố/nội dung luôn được kết nối với nhau. Sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về chủ đề lớn một cách đầy đủ và rõ ràng* Ví dụ về Sơ đồ tư duy Quả Đặc điểm Cách sử dụng Ích lợiNơi trồng Các loại quả*Khăn đội đầuÁo coómXà tíchVáyChân váyThắt lưng YếmCách làmHoa vănSử dụngCấu tạoVí dụ về sơ đồ tư duyChất liệuCạp váyTrang phục PN Mường*Sơ đồ 6 chiếc mũ tư duy**Hoạt động 4Thực hành thiết kế trích đoạn kế hoạch DH áp dụng một số kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác và trình bày kết quả

File đính kèm:

  • pptPhan 2 - KY THUAT HOP TAC.ppt