Tham luận Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Trong Dạy Học Toán Ở Trường Cao Đẳng Sư Phạm Quảng Trị

Hiện nay, việc đổi mới PPDH vẫn đang là vấn đềquan trọng có tính thời sự

được nhiều cấp học, bậc học quan tâm đặc biệt là đối với các trường Sưphạm.

Trước hết trong bài viết này chúng tôi đánh giá vềviệc đổi mới PPDH ởtrường

CĐSP Quảng Trịnói chung và các phân môn Toán nói riêng. Đồng thời từnhững

vấn đề đó đưa ra những giải pháp đểthực hiện tốt hơn việc đổi mới PPDH môn

Toán ởtrường CĐSP Quảng Trịtrong thời gian tới góp phần đáp ứng yêu cầu

ngày càng cao của sựnghiệp giáo dục - đào tạo nước nhà.

pdf7 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 2741 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Trong Dạy Học Toán Ở Trường Cao Đẳng Sư Phạm Quảng Trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ội thảo của Bộ về việc 
đổi mới PPDH. 
- Tổ chức được các hội thảo khoa học báo cáo chuyên đề đổi mới PPDH, 
triển khai áp dụng các PPDH hiện đại, sử dụng các thiết bị, phần mềm hỗ trợ dạy 
học toán... 
- Xây dựng và thực hiện chương trình chi tiết các học phần theo hướng đổi 
mới PPDH. Tổ chức nhiều tiết thao giảng thử các chuyên đề đổi mới PPDH 
Toán. Nhiều tiết dạy đã được các giảng viên chuẩn bị đầu tư công phu từ việc 
thiết kế bài giảng, lựa chọn phối hợp các PPDH phù hợp đến việc tổ chức hiệu 
quả các hoạt động học tập của sinh viên cũng như việc hướng dẫn sinh viên tự 
học, tự nghiên cứu.... 
- Tổ chức hội thảo báo cáo thực hiện, rút kinh nghiệm việc đổi mới chương 
trình, giáo trình, PPDH theo chương trình Cao đẳng sư phạm mới. 
- Chỉ đạo thực hiện các đề tài NCKH theo hướng đổi mới PPDH ở trường sư 
phạm và phổ thông. Nhiều đề tài mang tính thực tiễn cao, có khả năng ứng dụng 
hiệu quả. 
Tất cả những hoạt động thực hiện đổi mới PPDH đó về cơ bản đã tạo ra một 
bước chuyển biến tích cực trong quá trình dạy học ở khoa Tự nhiên cũng như ở 
trường góp phần thúc đẩy chất lượng dạy và học ngày càng phát triển. 
2. Một số tồn tại cần khắc phục 
Bên cạnh các kết quả đạt được, việc thực hiện đổi mới PPDH ở các phân 
môn toán cũng còn gặp một số hạn chế sau: 
- Việc thực hiện đổi mới PPDH chưa thực hiện thường xuyên, đôi lúc chưa 
được đồng bộ. 
 5
- Việc áp dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại, việc khai thác các 
phần mềm ứng dụng dạy học toán đạt hiệu quả chưa cao. Một số tiết thao giảng 
dự giờ còn mang tính hình thức. 
- Việc hướng dẫn sinh viên tự học tự nghiên cứu, các hoạt động thảo luận 
xemina ở trong một số học phần chưa được đầu tư đúng mức. 
- Chưa coi trọng việc bồi dưỡng các chuyên đề đổi mới PPDH toán ở bậc 
THCS cho sinh viên. 
3. Nguyên nhân 
- Quy mô lớp học còn đông, không gian lớp chưa đủ rộng để thực hiện các 
hoạt động hiệu quả hơn. 
- Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học chưa đầy đủ; thiết bị dạy học, sách giáo 
trình một số học phần vẫn còn thiếu. 
- Nhận thức về vấn đề đổi mới PPDH của một số ít giáo viên cũng như sinh 
viên còn hạn chế. 
 - Vẫn còn nhiều sinh viên quen với lối học tập thụ động, thiếu năng động 
trong việc tham gia các hoạt động học tập trên lớp, điều đó cùng gây khhó khăn 
cho việc áp dụng các PPDH tích cực. 
- Dạy học theo định hướng đổi mới đòi hỏi mất nhiều thời gian, chuẩn bị một 
tiết dạy rất công phu đòi hỏi nhiều công sức trí tuệ nên một số giáo viên còn ngại. 
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PPDH TOÁN Ở TRƯỜNG 
CĐSP QUẢNG TRỊ 
Giải pháp 1: Tiếp tục làm chuyển biến, nâng cao hơn nữa nhận thức của đội 
ngũ giảng viên về vấn đề đổi mới PPDH để từ đó tất cả các giảng viên thấy được 
sự cần thiết là phải tiếp tục thực hiện đổi mới PPDH. 
Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH trong từng năm học. Tổ 
chức các buổi hội thảo về các chuyên đề đổi mới PPDH. 
 • Các chuyên đề tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể về nội dung, chương 
trình, giáo trình CĐSP cũng như những bất cập, khó khăn hạn chế khi thực hiện 
chương trình. 
• Các chuyên đề đổi mới PPDH cần tập trung giải quyết cả hai vấn đề đổi 
mới ở trường Sư phạm và đổi mới ở trường THCS. 
• Trong các hội thảo đó cần phải xây dựng những tiết dạy minh hoạ để giáo 
viên cùng thảo luận, trao đổi và đúc rút được nhiều kinh nghiệm. 
Giải pháp 3: Thực hiện biên soạn các tài liệu dạy học, các chuyên đề bồi 
dưỡng thực hiện đổi mới PPDH . 
• Để khắc phục tình trạng vẫn còn thiếu một số giáo trình và phục vụ tốt hơn 
cho việc dạy học, các giảng viên cần đầu tư vào việc biên soạn các tài liệu dạy 
 6
học, được hội đồng khoa học thẩm định kết quả và lưu hành cho sinh viên sử 
dụng. 
• Đặc biệt là đối với các học phần PPDH toán, giảng viên cần phải biên soạn 
bổ sung thêm các chuyên đề bồi dưỡng việc đổi mới PPDH ở phổ thông, từ đó 
giúp sinh viên nhận thức rõ hơn vai trò quan trọng của việc đổi mới PPDH ở phổ 
thông và sau này có khả năng vận dụng tốt hơn. Chẳng hạn như các chuyên đề áp 
dụng PPDH tích cực, các chuyên đề tự chọn, các chuyên đề áp dụng các phần 
mềm trong dạy học toán, hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi... 
Giải pháp 4: Vận dụng linh hoạt các PPDH thích hợp cho từng phân môn, 
từng đối tượng sinh viên. 
Phối hợp có hiệu quả các PPDH truyền thống và PPDH hiện đại để một mặt 
kế thừa tận dụng ưu thế, những mặt tích cực của PPDH truyền thống đồng thời 
tiếp cận được những tính năng ưu việt của PPDH hiện đại phù hợp với xu thế đổi 
mới. Hình thành phát huy tư duy tích cực, độc lập và sáng tạo của sinh viên trong 
quá trình học tập đó là mục tiêu quan trọng trong định hướng đổi mới PPDH toán 
hiện nay. 
• Một số HS chăm chỉ nghe Tư duy tích cực 
thầy giảng cách chứng minh định lí, Tư duy độc lập 
 cố gắng để hiểu được tài liệu, Tư duy sáng tạo 
đây mới có thể nói đến tư duy tích cực. 
 • Nếu giáo viên đáng lẽ ra giải thích nhưng lại yêu cầu của học sinh tự 
phân tích định lí dựa vào sách, giáo trình, tự tìm hiểu cách chứng minh thì trong 
trường hợp này có thể nói đến tư duy độc lập (và tất nhiên đó cũng là tư duy 
tích cực). 
 • Có thể nói đến tư duy sáng tạo khi học sinh tự khám phá, tự tìm ra cách 
chứng minh mà học sinh đó chưa biết. 
Chỉ có thể nói đến tư duy sáng tạo khi học sinh đã có tư duy tích cực và độc lập. 
Một trong những xu hướng được vận dụng khá phổ biến rộng rãi và tỏ ra có 
hiệu quả thích hợp với định hướng đổi mới PPDH, đó là dạy học nêu và giải 
quyết vấn đề. 
Trong quá trình vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề 
theo định hướng đổi mới, giảng viên cần chú ý từ khâu thiết kế bài giảng (xây 
dựng hệ thống các câu hỏi, các hoạt động nhận thức, đưa ra các tình huống có 
vấn đề...) đến việc tổ chức cho sinh viên hoạt động như thế nào (hướng dẫn thảo 
luận, giải quyết các vấn đề đặt ra...) đồng thời cần phải coi trọng việc hướng dẫn 
sinh viên tự học tự nghiên cứu... 
Đối với bậc học cao đẳng, đại học, cũng cần chú trọng hơn nữa trong việc tổ 
chức hoạt động thảo luận nhóm, nâng cao chất lượng xemina, tăng cường các 
bài tập tình huống....dưới nhiều hình thức khác nhau tạo cho sinh viên độc lập 
giải quyết các vấn đề học tập. Từ đó giúp sinh viên lĩnh hội được những nội dung 
 7
học tập mới theo tinh thần tự khám phá, tự phát hiện. Vì vậy theo tinh thần đổi 
mới, dạy học cần phải để sinh viên suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo 
luận nhiều hơn. Có như thế mới đáp ứng được mục tiêu đào tạo ở trường cao 
đẳng - đại học là biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. 
Giải pháp 5: Chú trọng hơn nữa công tác NCKH đặc biệt là quan tâm đến 
vấn đề đổi mới PPDH ở bậc cao đẳng cũng như ở phổ thông. Tăng cường phối 
hợp với các trường thực hành, trường THCS để thực hiện tốt hơn việc đổi mới 
PPDH. Xây dựng môi trường cho sinh viên tập dượt NCKH, đối với các sinh 
viên khá giỏi có thể tạo điều kiện cho các em làm bài tập lớn, làm các đề tài 
NCKH và được miễn thi học phần đó. 
Giải pháp 6: Tăng cường cơ sở vật chất - thiết bị dạy học, huy động các 
nguồn lực hổ trợ tối đa cho việc thực hiện đổi mới PPDH. Khai thác có hiệu quả 
việc áp dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong dạy học 
toán. Đặc biệt các học phần toán cao cấp, thực hành giải toán sơ cấp, hình học 
sơ cấp... cần sử dụng và khai thác hiệu quả sự hỗ trợ của các phần mềm Maple, 
The Geometer's Sketchpad. 
Minh hoạ: 
BÀI DẠY: SUY LUẬN - SUY LUẬN SUY DIỄN 
Học phần : Logíc học 
* Mục tiêu bài dạy: 
1- Kiến thức: Nắm được khái niệm suy luận, cấu trúc logíc của suy 
luận và phân loại suy luận. Nắm vững các hình thức suy luận trực tiếp. 
2- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng thực hiện các hình thức suy luận. 
3- Thái độ: Rèn luyện tư duy logíc trong lập luận. 
* Để thực hiện bài giảng bày theo định hướng đổi mới cần chú ý một số 
vấn đề sau: 
1- Một số yêu cầu đối với sinh viên 
- Chuẩn bị bài ở nhà 
- Hoạt động lên lớp 
2- Thiết kế bài giảng 
2.1. Xây dựng các hoạt động tiếp nhận kiến thức. 
Hoạt động 1: Nắm được những đặc trưng chung của suy luận. 
a) Hình thành khái niệm suy luận - Cấu trúc logíc của suy luận. 
b) Nắm được các điều kiện để đạt đến tri thức chân thực trong lập luận. 
c) Hình thành các loại suy luận. 
Hoạt động 2: Nắm và vận dụng được các hình thức suy luận suy diễn trực 
tiếp. 
 8
a) Xây dựng phép chuyển hoá. 
b) Xây dựng phép đảo ngược 
c) Xây dựng phép đối lập vị ngữ. 
2.2. Xây dựng hệ thống các câu hỏi, các tình huống có vấn đề trong từng 
hoạt động nhận thức đó. Tổ chức hướng dẫn sinh viên thảo luận giải quyết các 
vấn đề đặt ra. 
• Thông qua các ví dụ cụ thể -> Đặt ra vấn đề suy luận là gì? 
-> Từ đó hình thành khái niệm. 
• Phân tích các ví dụ -> Đặt ra vấn đề suy luận có những yếu tố nào -> 
Đưa ra cấu trúc. 
• Trong quá trình nhận thức, suy luận để đạt được tư thức chân thực cần 
đưa ra những điều kiện nào? (thông qua xem xét các ví dụ cụ thể có thể thoả 
và không thoả các điều kiện). 
• Phân tích sự giống nhau khác nhau của các ví dụ đưa ra -> suy luận có 
những loài nào -> Phân loại suy luận. 
• Đưa ra các ví dụ, các ví dụ hình thành các phép suy luận suy diễn trực 
tiếp (Ví dụ -> Khái niệm -> Cách thức thực hiện -> Ví dụ). 
2.3. Kết hợp việc dạy học nêu và giải quyết các vấn đề với việc sơ đồ hoá 
các mô hình trong bài giảng. 
CẤU TRÚC SUY LUẬN 
TIỀN ĐỀ KẾT LUẬN 
LẬP LUẬN 
SUY LUẬN 
SL SUY DIỄN 
SL QUY NẠP 
SD TRỰC TIẾP 
QN HOÀN TOÀN 
QN.K HOÀN TOÀN 
SD GIÁN TIẾP 
Chung 
 riêng 1 riêng 2 riêng ... 
riêng 1 riêng 2 riêng ... 
Chung 
QN. KHOA HỌC 
 9
Trên đây là một số ý kiến trao đổi của bản thân tôi về vấn đề đổi mới PPDH 
môn toán ở trường CĐSP. Chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. 
Rất mong được các đồng chí góp ý thêm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Trần Kiều: Đổi mới PPDH ở trường THCS. NXB Khoa học Giáo dục, 1997. 
[2] Kỷ yêú hội thảo đổi mới Giáo dục Việt Nam. Bộ GD& ĐT, 2004. 
[3] Đổi mới PPDH trong các trường Sư phạm. CĐSP Nghệ An, 2002. 

File đính kèm:

  • pdfVe Phuong phap day hoc toan 1.pdf