Tham luận hướng dẫn tổ chức ôn tập môn Ngữ văn chuẩn bị kiểm tra học kỳ II

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Hướng dẫn tổ chức ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra là nội dung không thể thiếu trong suốt quá trình học tập của một học kỳ nói chung, môn Ngữ Văn nói riêng. Ôn tập nhằm khơi lại nguồn kiến thức mà học sinh đã tiếp thu, lĩnh hội trước đó. Đối với môn Ngữ Văn việc ôn tập không phải dễ dàng, đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị thật chu đáo. Trong khi đó, sách hướng dẫn soạn giảng những bài ôn tập chưa cụ thể. Sách chỉ hướng dẫn những nội dung yêu cầu chính và những gợi ý về phương pháp lên lớp một cách chung chung khiến cho giáo viên khá lúng túng khi soạn giảng và khó có tiết dạy ôn tập tốt. Kiến thức trong suốt quá trình học tập rất rộng, giáo viên cần hệ thống những nội dung trọng tâm trong mỗi bài, xây dựng đề cương để định hướng, giới hạn việc học tập cho các em.

 

doc12 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 818 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận hướng dẫn tổ chức ôn tập môn Ngữ văn chuẩn bị kiểm tra học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
cố gắng phối hợp với giáo viên trên lớp, tự học ở nhà của học sinh.
- Thời lượng dành cho ôn tập cuối năm không nhiều, có năm tổ chức thi sớm hơn tiết ôn tập (PPCT). Vì vậy giáo viên cần phải nắm rõ lịch thi, lên kế hoạch ôn tập cho học sinh kịp thời.
	Trên đây là báo cáo tham luận về tổ chức ôn tập cho học sinh chuẩn bị kiểm tra học kỳ II. Với tinh thần học hỏi, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp cho chuyên đề tôi được hoàn chỉnh hơn, cũng như góp phần nâng dần chất lượng tiết ôn tập, học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi cuối năm.
	Xin chân thành cảm ơn!
Hiệu trưởng
Người viết
DƯƠNG HỒ VŨ
Đề cương ôn tập Ngữ Văn 7 học kì II
I.Phần Tiếng Việt
Bài 1: Câu đặc biệt
a) Câu đặc biệt là gì? Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.
b) Tác dụng: 
+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
VD: Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác Tài Phán từ từ trôi
+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
VD: Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.
+ Bộc lộ cảm xúc.
VD:“Trời ơi !”, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa
+ Gọi đáp.
VD: An gào lên :
- Sơn ! Em Sơn ! Sơn ơi!
- Chị An ơi!
Bài 2: Thêm trạng ngữ cho câu + Thêm trạng ngữ cho câu (tt)
a) Đặc điểm của trạng ngữ:
- Về mặt ý nghĩa : trạng ngữ thêm vào để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. 
- Về hình thức : 
+ Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
+ Giữa trạng ngữ và chủ ngữ, vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc dấu phẩy khi viết.
b) Công dụng của trạng ngữ: 
+ Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.
+ Nối kết các câu, các đoạn lại với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
- Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý, hoặc thể hiện những tình huống, càm xúc nhất định, người ta có thể tách riêng trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành những câu riêng.
Bài 3: Liệt kê
a) Thế nào là phép liệt kê?
Liệt kê là sắp xếp nối tiếp từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
b) Các kiểu liệt kê: 
- Xét về cấu tạo: có thể phân biệt liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp.
- Xét về ý nghĩa: có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến. 
Lưu ý: Liệt kê là phép tu từ cú pháp. Cần phân biệt phép tu từ liệt kê (liệt kê nhằm tạo giá trị bổ sung cho lời nói, câu văn) với liệt kê thông thường.
Bài 4: Dấu câu:
a) Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
* Dấu chấm lửng: 
-Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết 
- Thể hiện chổ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng 
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuật hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. 
* Dấu phẩy: 
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
b) Dấu gạch ngang
* Công dụng của dấu gạch ngang. 
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
* Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối khi viết?
- Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
II/phần văn bản
Định nghĩa về tục ngữ 
- Tục ngữ là câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về :
 + Quy luật của thiên nhiên.
 + Kinh nghiệm lao động sản xuất.
 + Kinh nghiệm về con người và xã hội.
- Học thuộc lòng các bài tục ngữ trong SGK
1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
a. Nghệ thuật:
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
- Sử dụng cách diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.
- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
b. Ý nghĩa văn bản:
Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta.
2. Tục ngữ về con người và xã hội.
a. Nghệ thuật.
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
- Sử dụng các phép so snh, ẩn dụ, đối, điệp từ, ngữ,...
- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
b. Ý nghĩa văn bản: 
Không ít câu tục ngữ là kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân xử thế.
3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ chí Minh)
a. Nghệ thuật:
- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện:
+ Lứa tuổi.
+ Nghề nghiệp.
+ Vùng miền...
- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh (làn sóng, lướt qua, nhấn chìm..), câu văn nghị luận hiệu quả (câu có quan hệ từ...đến...)
- Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu tên các biểu hiện của lịng yu nước của nhân dân ta.
b. Ý nghĩa văn bản.
Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
4. Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng )
a. Nghệ thuật:
- Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.
- Lập luận theo trình tự hợp lí.
b. Ý nghĩa văn bản.
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp , đức tính giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Bài tập về việc học tập, rèn luyện nói theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh.
c. Những đức tính giản dị nổi bật ở Bác Hồ là giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ngoài ra, ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
5. Ý nghĩa của văn chương ( Hoài Thanh)
a. Nghệ thuật : 
- Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy sức thuyết phục, chứng đa dạng: Khi trước khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu chuyện ngắn.
- Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh cảm xúc.
b. Ý nghĩa văn bản : 
Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương: 
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm là lòng vị tha. 
- Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
- Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.
6. Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)
a. Nghệ thuật:
+ Xây dựng tình huống tương phản- tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, rất sinh động.
+ Lựa chọn ngôi kể khách quan.
+ Lựa chọn ngôi kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật sinh động.
b. Ý nghĩa văn bản: Phê phán thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu- đại diện cho nhà cầm quyền Pháp thuộc; đồng cảm xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
c. Giải thích ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay.
- Nhan đề"Sống chết mặc bay"là thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của quan hộ đê trước tính mạng của hàng vạn người dân nghèo. Bằng nhan đề này, Phạm Duy Tốn đã phê phán xã hội Việt Nam những năm trước CM Tháng Tám 1945 với cuộc sống tăm tối, cực khổ nheo nhóc của muôn dân và lối sống thờ ơ vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến.
- “Sống chết mặc bay” nhan đề truyện ngắn mà Phạm Duy Tốn đặt tên cho tác phẩm của mình là để nói bọn quan lại làm tay sai cho Pháp là những kẻ vô lương tâm , vô trách nhiệm , vơ vét của dân rồi lao vào các cuộc chơi đàng điếm, bài bạc
d. Phép tương phản và tăng cấp trong tác phẩm "Sống chết mặc bay".
- Phép tương phản cơ bản trong truyện được thể hiện rất rõ nét: một bên là người dân đang vật lộn chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mãi mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ.
- Phép tăng cấp được sử dụng để miêu tả tình cảnh nguy ngập của khúc đê. mưa mỗi lúc một tầm tã. Nước sông càng dâng cao. Dân chúng thì đuối sức, mệt lữ cả rồi. Đê thì sắp vỡ. Phép tăng cấp cũng được miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú của viên quan. Quan chơi bài nhàn nhã ung dung. Quan gắt khi có người quấy rầy. Quan quát mắng đòi cắt cổ, bỏ tù khi có người báo đê vỡ. Quan sung sướng khi ù được ván bài to.
7. Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)	
a. Nghệ thuật.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, giàu chất thơ.
- Yếu tố miêu tả tái hiện âm thanh, cảnh vật con người một cách sinh động.
b. Ý nghĩa văn bản.
Qua ghi chép một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, tự hào về ca Huế, một di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa của dân tộc, nhắc nhở chúng ta phải biết giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc.
c. Một số làn điệu dân ca Nam bộ: Lý ngựa ô, Lý cái mơn, Lý cây bông, Lý con sáo Gò Công (Lý con sáo sang sông), Lý con sáo Bạc Liêu, Lý quạ kêu, Lý chiều chiều, Lý bông dừa, Lý Năm Căn, Lý Ba Tri, Lý tòng quân, Lý Mỹ Hưng, Lý kéo chài...
III/. Phần Tập làm văn:
1. Văn nghị luận giải thích:
- Xem lại bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích (trang 69 – SGK), Cách làm bài văn lập luận giải thích (trang 84 – SGK)
- Xem lại, thực hành lập ý một số đề trong bài Luyện nói: bài văn giải thích một vấn đề (trang 98 – SGK)
- Tham khảo một số bài văn mẫu: đề 21- tr225, đề 22- tr226, đề 23-tr228, đề 24-tr230, đề 25-tr232, đề 26-tr234, đề 27-tr236...( sách Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 7 – Cao Bích Xuân)
2. Văn nghị luận chứng minh:
- Xem lại bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh (trang 41 – SGK), Cách làm bài văn lập luận chứng minh (trang 48 – SGK), Luyện tập lập luận chứng minh (trang 51 – SGK), Luyện tập lập luận chứng minh (trang 65 – SGK)
- Tham khảo một số bài văn mẫu: đề 16- tr212, đề 17- tr213, đề 18-tr217, đề 19-tr220
	 (Hết)

File đính kèm:

  • docTHAM LUAN TO CHUC ON TAP HKII - NV7.doc