Tham luận Tặng trẻ sự tự hào khi là người Việt Nam trong giảng dạy tiếng Anh

Trong thời kỳ nước ta hội nhập vào nền kinh tế của thế giới thì việc học Tiếng Anh được xác định là thiết yếu cho mọi lứa tuổi và được đưa vào giảng dạy ở các cấp học . Đặc biệt là ở cấp tiểu học với mục tiêu chính là giúp trẻ sớm hình thành khả năng sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp . Trẻ ở tiểu học đã sớm được tiếp cận ngôn ngữ thứ hai qua các kỹ năng và hình thức học phong phú , đa dạng . Thông qua việc học Tiếng Anh , trẻ có cơ hội tìm tòi , học hỏi , hiểu biết hơn về đất nước , con người và văn hoá của các nước trên thế giới và hơn hết là về đất nước , con người và văn hoá Việt Nam . Với chủ trương Tiếng Anh là một phương tiện giúp học sinh trở thành công dân toàn cầu nhưng phải thật sự mang bản sắc văn hoá Việt Nam , năm học 2012 - 2013 Sở GD & ĐT TPHCM đã bắt đầu tiến hành việc giảng dạy Tiếng Anh qua văn hoá Việt Nam ở khối lớp TATC .

docx4 trang | Chia sẻ: ledaTS7oQ | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận Tặng trẻ sự tự hào khi là người Việt Nam trong giảng dạy tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Trường Tiểu học Lạc Long Quân
Bài tham luận
TẶNG TRẺ SỰ TỰ HÀO KHI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH
I. Đặt vấn đề : 
Trong thời kỳ nước ta hội nhập vào nền kinh tế của thế giới thì việc học Tiếng Anh được xác định là thiết yếu cho mọi lứa tuổi và được đưa vào giảng dạy ở các cấp học . Đặc biệt là ở cấp tiểu học với mục tiêu chính là giúp trẻ sớm hình thành khả năng sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp . Trẻ ở tiểu học đã sớm được tiếp cận ngôn ngữ thứ hai qua các kỹ năng và hình thức học phong phú , đa dạng . Thông qua việc học Tiếng Anh , trẻ có cơ hội tìm tòi , học hỏi , hiểu biết hơn về đất nước , con người và văn hoá của các nước trên thế giới và hơn hết là về đất nước , con người và văn hoá Việt Nam . Với chủ trương Tiếng Anh là một phương tiện giúp học sinh trở thành công dân toàn cầu nhưng phải thật sự mang bản sắc văn hoá Việt Nam , năm học 2012 - 2013 Sở GD & ĐT TPHCM đã bắt đầu tiến hành việc giảng dạy Tiếng Anh qua văn hoá Việt Nam ở khối lớp TATC .
Là một giáo viên giảng dạy ở khối lớp 3 , tôi nhận thấy đây thực sự là cơ hội để tôi và trẻ của mình bước vào một hành trình cùng khám phá những điều thú vị trong những điều thật quen thuộc về đất nước và con người Việt Nam . Từ đó , tôi mang cho mình một hoài bão lớn là thông qua việc giảng dạy Tiếng Anh qua văn hoá Việt Nam tôi có thể mang đến cho trẻ những cảm xúc tích cực về quê hương và những nét văn hoá đậm đà bản sắc của dân tộc để từ đó hình thành cho trẻ 1 thái độ biết tôn trọng , biết tự hào về bản sắc dân tộc và biết tự tinkhi giới thiệu với bạn bè thế giới về quê hương , đất nước của mình. Trẻ đến với chuyên đề học Tiếng Anh qua văn hoá Việt Nam sẽ được tìm hiểu về vị trí địa lí , chủ quyền biển đảo ,Lá cờ dân tộc
và các vị chủ tịch nước qua các thời đại . Trẻ sẽ tự tin khi trở thành một hướng dẫn viên giỏi Tiếng Anh khi giới thiệu với bạn bè thế giới về những món ăn truyền thống nổi tiếng , những nơi mua sắm sầm uất, những danh lam thắng cảnh , những kỳ quan thiên nhiên và những viện bảo tàng lịch sử của đất nước . 
 II. Thách thức gặp phải và cách giải quyết :
Khi biết mình được vào vòng chung kết xếp hạng của hội thi STAR II của Sở GD & ĐT TPHCM tôi đã mạnh dạn chọn cho mình một sự thử thách với một tiết dạy văn hoá Việt Nam . Khi quyết định chọn tiết này để giảng dạy thì nhiều đồng nghiệp đã tư vấn với tôi rằng nên chọn 1 tiết dạy tiếng Anh bình thường vì đó là vùng an toàn nhất để đến với cuộc thi . Với nhiều đắn đo , suy nghĩ tôi có trình bày mong muốn của mình với cô Nguyễn Thị Kim Hương - Hiệu trưởng nhà trường . Cô đã tặng cho tôi một câu danh ngôn nổi tiếng mà cô tâm đắc nhất để ủng hộ quyết định của tôi " Chìa khoá của sự thành công là dám có những suy nghĩ không lệ thuộc vào những quy ước thông thường , sự lặp lại là kẻ thù của quá trình phát triển . Chừng nào bạn có khả năng cảm nhận hơn người khác , dù chỉ một chút thôi , chừng ấy bạn vẫn có thể phát triển " . Vì thế ,tôi đã quyết định thử thách mình bằng tiết dạy Tiếng Anh qua văn hoá Việt với bài dạy : Lá cờ đất nước tôi . Đến với cuộc thi , tôi xem đây như một trãi nghiệp để mình có thể học hỏi và nâng cao về phương pháp dạy văn hoá cho trẻ bằng tiếng Anh .Tuy nhiên , khi bắt tay vào những bài học đầu tiên tôi đã gặp phải một trăn trở lớn .Thái độ trẻ học văn hoá Việt bằng Tiếng Anh cũng bình thường như các tiết học Tiếng Anh hàng ngày .Vì đối với trẻ , việc học ngôn ngữ và văn hoá của các nước nói Tiếng Anh đã trở thành sự quen thuộc nên ở tiết học đầu tiên tôi vẫn chưa cảm nhận được niềm say mê và tình yêu văn hoá dân tộc của trẻ . Tôi lại đặt ra cho mình một mục tiêu quan trọng : với tiết dạy văn hoá Việt Nam , ngoài việc cung cấp cho các em những từ ngữ về quê hương , đất nước tôi phải làm sao khơi dậy được tình yêu văn hoá của dân tộc từ chính trái tim của trẻ . Và tôi nghĩ rằng sẽ chẳng có gì thay đổi nếu tôi không tạo một sự bức phá mới trong phương pháp giảng dạy để thu hút các em .Tôi bắt đầu hành trình thực hiện hoài bão của mình .
Khi dạy về lá cờ của dân tộc , các em đã được xem một video clip thật tôn nghiêm và sâu lắng về lễ chào cờ tại Quảng Trường Ba Đình . 
Từ đó , các em hiểu hơn , biết cách giữ gìn và tôn trọng hơn chẳng những lá cờ của dân tộc mà ở chính những chiếc khăn quàng các em đang mang trên vai .Và cũng thật đáng tự hào khi các em đã tự tin giới thiệu với các bạn về lá cờ của dân tộc mình bằng Tiếng Anh .
Khi được tìm hiểu về các vị chủ tịch nước , các em đã hăng hái tìm các câu nói nổi tiếng , lời khuyêncủa chủ tịch Hồ Chí Minh , chủ tịch nước Trương Tấn Sang và viết thư cho ngài . Các câu hỏi được các em viết bằng Tiếng Anh mang đậm tính trẻ con nhưng thật dễ thương như : Con rất thích ăn kem , vậy ngài chủ tịch có thích ăn kem không ? Ngài chủ tịch thích học môn gì nhất ? Ngài chủ tịch có thích đọc truyện không ? 
Sau tiết học đó , các em được học về việc hoạt động tranh cử và bầu cử lớp trưởng . Lớp tôi đã có một buổi thuyết trình thật ấn tượng . Ba ứng cử viên lớp trưởng đã tranh thủ trình bày các giải pháp cho lớp một cách hồn nhiên và đáng yêu . " Nếu như được làm lớp trưởng mình sẽ giúp các bạn học tốt hơn , Nếu được làm lớp trưởng mình sẽ giúp cô thật nhiều việc ......" Và tôi đã thật sự ngạc nhiên khi một ứng cử viên đã mạnh dạn đề nghị trước lớp " Do you like ice - cream ? please , vote for me " Vừa mới nghe qua tôi thật sự rất buồn cười vì không nghĩ ở lứa tuổi tiểu học trẻ lại có những suy nghĩ vận động trước bầu cử như thế . Nhưng tôi đã bình tĩnh giải thích trước lớp là lớp trưởng là người phải có những chiến lược hay để giúp lớp ngày càng tốt hơn , là người luôn có trách phải có trách nhiệm cao và tích cực trong các hoạt động của trường và của lớp Một cuộc bầu cử thật nghiêm túc và không kém phần căng thẳng đã diễn ra .Trẻ thật tích cực khi được làm quen với việc đi bầu cử mà các em chưa từng được trãi nghiệm . Có lẽ , khó có ai tin rằng trẻ lớp 3 có thể trình bày và thực hiện các hoạt động tranh cử hoàn toàn bằng Tiếng Anh như thế . Nhưng nếu được đến tham quan một tiết dạy văn hoá của lớp tôi , mọi người sẽ còn bất ngờ hơn về những kỹ năng Tiếng Anh của trẻ . 
Những tiết học văn hoá cuối năm cũng không kém phần sinh động khi các em lần lượt được hoá thân thành các hướng dẫn viên . Thông qua Tiếng Anh , các em tự tin khi giới thiệu với các bạn năm châu về các danh lam thắng cảnh và đặc sản nổi tiếng của quốc gia mình .
III. Kết quả đạt được :
Qua 7 năm giảng dạy của mình , tôi chưa bao giờ thấy các tiết học văn hoá bằng Tiếng Anh được các em mong chờ đến thế . Hầu hết các em rất phấn khởi khi kể cho bố mẹ nghe về những gì được học về Việt Nam trong giờ Tiếng Anh.Và hoài bão của tôi đã thực hiện 1 cách thành công hơn cả mong đợi . Trong kỳ thi STAR II của Sở GD & ĐT TPHCM với tiết dạy văn hoá Việt Nam : lá cờ của tổ quốc , tôi được trao giải III với phần thưởng là Chuyến đi tham quan học tập tại Singapore và Mã Lai . Thêm vào đó , tôi còn được 1 giải thưởng phụ là người dạy văn hoá xuất sắc . 
Nếu có thể tôi mong muốn được mang tất cả các em học sinh đã cùng tôi trãi qua hành trình văn hoá Việt đến singapore và Mã lai . Nhưng tôi biết mình không thể thực hiện được điều đó . Vì thế tôi đã tổ chức một buổi tiệc nhẹ tại lớp để niềm vui và sự tự hào ấy có thể lan toả cùng các em . Nói đến thành công của tôi thì cũng không thể quên đi sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện tối đa của BGH và tập thể hội động sư phạm trường Lạc Long Quân . Cám ơn các thiên thần bé bỏng , cám ơn BGH v à tập thể trường Lạc Long Quân những người đã tiếp lửa cho tôi trong sự nghiệp giảng dạy của mình . Kính thưa các thầy cô , việc giảng dạy Tiếng Anh qua văn hoá Việt đã giúp tôi hiểu được rằng với trẻ tiểu học tiết dạy chỉ thực sự thành công khi người thầy biết tạo ra hai kết nối vững vàng với người học : kết nối về trí tuệ và kết nối về cảm xúc. Ngoài kiến thức hãy để trái tim người thầy làm lay động và nuôi dưỡng những xúc cảm tích cực cho trò . Xin kết thúc bài báo cáo bằng một bài phát biểu của Giáo sư Trần Hồng Quân – Bộ TRưởng Bộ GD & Đào tạo 
" Bậc tiểu học là bậc khó nhất về mặt khoa học giáo dục trong tất cả các bậc . Đồng thời vai trò của nó lại vô cùng to lớn : Đây là bậc học góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống dân cư , góp phần cải thiện chất lượng đội ngũ người lao động , đem lại hạnh phúc cho từng gia đình . Điều gì làm được ở tiểu học thì tạo ra hiệu quả rõ rệt ( hơn bất cứ ngành học , cấp học nào ) cho toàn xã hội vì nó liên quan đến từng gia đình "
 Cuối cùng xin cho tôi được cám ơn PGD ĐT Quận 11 và Sở GDĐT với chủ trương dạy Tiếng Anh qua văn hoá Việt Nam để học trò của tôi trong tương lai trở thành những công dân toàn cầu mang đậm bản sắc Việt .
Người trình bày : Nguyễn Thị Ánh Tuyết

File đính kèm:

  • docxtham luan day van hoa.docx
Bài giảng liên quan