Tham luận Thử tích hợp các học phần tiếng việt

 I. DẪN NHẬP

 Theo cách hiểu chung, tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm đào tạo con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề phải đối mặt ở mọi tình huống. Quan điểm tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Bởi lẽ, mọi tình huống xảy ra trong khoa học và đời sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp. Không thể giải quyết bất kỳ một vấn đề nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều lĩnh vực khác nhau.

 Đào tạo theo hướng tích hợp là xu hướng Dạy - Học hiện đại, mà qua đó, người dạy sẽ giúp cho người học vận dụng kiến thức, hình thành kĩ năng một cách toàn diện, sáng tạo và hài hòa bằng việc thường xuyên giải quyết các tình huống khác nhau trong quá trình học tập. Với tư cách là một trong hai phân ngành của ngành đào tạo giáo viên Ngữ văn, các học phần Tiếng Việt không thể nằm ngoài xu hướng trên.

 

doc6 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận Thử tích hợp các học phần tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ung cấp các kiến thức cơ bản, đại cương về các bình diện này. Ví dụ: học phần Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt gồm những tri thức về từ vựng, ngữ nghĩa nói chung và từ vựng, ngữ nghĩa của tiếng Việt nói riêng.	
 + Học phần Phương pháp giảng dạy Tiếng Việt – Tập làm văn bao gồm những kiến thức về lý luận dạy học, các hoạt động dạy - học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở hai phân môn trên. Trong học phần này, nội dung phương pháp giảng dạy Tiếng Việt có các phần cụ thể là:
- Phương pháp dạy những vấn đề lý thuyết chung về ngôn ngữ và Tiếng Việt.
- Phương pháp dạy học từ ngữ
- Phương pháp dạy học ngữ pháp
- Phương pháp giảng dạy phong cách học
2.2. Nhận xét sơ bộ:
- Các học phần Ngữ âm tiếng Việt, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Ngữ pháp tiếng Việt, Phong cách học tiếng Việt, Văn bản tiếng Việt có nội dung kiến thức đại cương về các bình diện ngôn ngữ tương ứng trùng lặp với các nội dung vốn đã được cung cấp ở học phần Dẫn luận Ngôn ngữ học.
 - Nội dung kiến thức về tiếng Việt được dạy riêng lẻ và gián cách khá xa với nội dung về phương pháp giảng dạy tiếng Việt (có nội dung kiến thức được dạy ở năm II nhưng nội dung về phương pháp giảng dạy kiến thức này lại được giới thiệu ở năm thứ IV đối với hệ đại học).
- Tính độc lập tương đối của từng môn thể hiện ở mức độ cao trong khi tính liên môn rất thấp.
 3. Thử tích hợp các học phần Tiếng Việt	
Vận dụng quan điểm tích hợp, chúng tôi thử đề xuất các kiểu tích hợp sau. Ứng với từng kiểu tích hợp là từng cấp độ tích hợp.
3.1. Kiểu 1 (cấp độ 1): Tích hợp các nội dung kiến thức giữa các học phần để không trùng lặp và để kết nối các kiến thức một cách logic, có hệ thống nhưng không tạo nên môn học mới. 
Theo kiểu này, các nội dung thuộc phần những vấn đề chung về ngôn ngữ của học phần Dẫn luận ngôn ngữ học (gọi tắt là D) được lồng ghép với nội dung đại cương về Tiếng Việt để hình thành học phần có thể đặt tên là Đại cương về ngôn ngữ và tiếng Việt. Phần Ngữ âm học của (D) được lồng ghép với học phần Ngữ âm tiếng Việt hình thành học phần Ngữ âm học và Ngữ âm tiếng Việt. Phần Từ vựng học của (D) được lồng ghép vào học phần Từ vựng tiếng Việt hình thành học phần Từ vựng học và Từ vựng tiếng Việt. Phần Ngữ pháp học của (D) được lồng ghép vào học phần Ngữ pháp tiếng Việt đồng thời kết hợp với học phần Văn bản tiếng Việt (vì văn bản có quan hệ mật thiết với ngữ pháp cho nên có tài liệu gọi tên học phần này là Ngữ pháp văn bản) hình thành học phần có thể đặt tên là Ngữ pháp học và Ngữ pháp tiếng Việt.
3.2. Kiểu 2 (cấp độ 2): Tích hợp nội dung kiến thức giữa các học phần và phương pháp giảng dạy kiến thức tương ứng thành môn ghép (bởi lẽ tích hợp không chỉ chi phối nội dung giảng dạy, mà còn chi phối phương pháp giảng dạy).
Theo kiểu này phần phương pháp dạy những vấn đề lý thuyết chung về ngôn ngữ và Tiếng Việt của học phần Phương pháp giảng dạy tiếng Việt (gọi tắt là P) được lồng ghép vào học phần Đại cương về tiếng Việt hình thành học phần Đại cương về tiếng Việt và phương pháp giảng dạy những vấn đề chung. Phần phương pháp giảng dạy từ ngữ của (P) được lồng ghép vào học phần Từ vựng tiếng Việt hình thành học phần có thể đặt tên là Từ vựng tiếng Việt và Phương pháp giảng dạy từ vựng . Phần phương pháp giảng dạy ngữ pháp của (P) được lồng ghép vào học phần Ngữ pháp tiếng Việt hình thành học phần có thể đặt tên là Ngữ pháp tiếng Việt và Phương pháp giảng dạy ngữ pháp. Phần phương pháp giảng dạy phong cách học được lồng ghép vào học phần Phong cách học tiếng Việt hình thành học phần Phong cách học tiếng Việt và Phương pháp giảng dạy phong cách học.
( Điều cần nói thêm: Đối với các học phần thuộc về văn học, việc tích hợp nội dung kiến thức và phương pháp giảng dạy đã được Bộ thực hiện bước đầu. Cụ thể là, khi xây dựng chương trình đào tạo giáo viên Ngữ văn THCS, ở học phần Văn học trung đại, ngoài kiến thức văn học về giai đoạn văn học này, chương trình còn kèm theo nội dung phương pháp giảng dạy văn học trung đại.)
3.3. Kiểu 3 (cấp độ 3): Tích hợp các nội dung kiến thức để không trùng lắp đồng thời tích hợp nội dung kiến thức và phương pháp giảng dạy kiến thức tương ứng thành môn học mới.
Theo kiểu này tích hợp các học phần được hình thành ở cấp độ 1 và 2 vào một học phần, có thể đặt tên là:
Tiếng Việt 1: bao gồm những kiến thức đại cương về ngôn ngữ và tiếng Việt + phương pháp giảng dạy những vấn đề chung về tiếng Việt.
Tiếng Việt 2: bao gồm những kiến thức Ngữ âm học và Ngữ âm tiếng Việt + phương pháp giảng dạy chính tả chữ viết.
Tiếng Việt 3: bao gồm những kiến thức Từ vựng học và Từ vựng tiếng Việt + phương pháp giảng dạy từ vựng tiếng Việt.
Tiếng Việt 4: bao gồm những kiến thức Ngữ pháp học và Ngữ pháp - văn bản tiếng Việt + phương pháp giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt.
Tiếng Việt 5: bao gồm những kiến thức Phong cách học + phương pháp giảng dạy phong cách học tiếng Việt.
Đối với học phần Ngữ dụng học do việc sử dụng ngôn ngữ không thuộc cấp độ ngôn ngữ mà thuộc bình diện dụng học nên giữ nguyên.
Ngoài ra, hoàn toàn có khả năng tiếp tục đưa các nội dung của học phần Tiếng Việt thực hành (rèn luyện kỹ năng chính tả, rèn luyện kỹ năng dùng từ, rèn luyện kỹ năng đặt câu, tạo lập và tiếp nhận văn bản) vào nội dung thực hành, bài tập ở các học phần tương ứng bên trên. 
Tương tự, phần nội dung về ngôn ngữ địa phương của chuyên đề Văn hóa , văn học, ngôn ngữ địa phương cũng được lồng ghép vào các học phần tương ứng. Cụ thể là, nội dung ngữ âm địa phương sẽ trở thành một chương của học phần Tiếng Việt 2, còn nội dung từ ngữ địa phương sẽ trở thành một chương của học phần Tiếng Việt 3. Hai nội dung còn lại của chuyên đề nói trên sẽ chuyển cho các học phần Văn học Việt Nam và học phần Cơ sở văn hóa Việt Nam đảm nhiệm.
Chúng tôi thấy, nếu tích hợp triệt để như vậy, có thể giảm đi 4 học phần (Dẫn luận Ngôn ngữ học, Phương pháp giảng dạy Tiếng Việt, Tiếng Việt thực hành, Văn hóa - văn học - ngôn ngữ địa phương) nhưng nội dung kiến thức cơ bản vẫn đảm bảo đầy đủ, tính hệ thống chặt chẽ hơn và thời lượng thực hiện chương trình giảm đi đáng kể, rất phù hợp với yêu cầu giảm tải của nhà trường. Mặt khác, nếu phần nội dung phương pháp giảng dạy tập làm văn được lồng ghép vào học phần Làm văn, phần văn hóa địa phương được lồng ghép vào học phần Cơ sở văn hóa Việt Nam thì hợp lý và dạy - học có hiệu quả hơn. 
 Qua những điều trình bày bên trên, có thể nhận ra rằng: Tích hợp là sự lồng ghép, sự kết hợp những nội dung các môn học (hoặc các phân môn trong một môn học) theo những cách khác nhau. Có hai cách cơ bản, một là tích hợp các môn học/ nội dung riêng lẻ thành môn học mới và hai là tích hợp không tạo nên môn học mới với 3 cấp độ: liên hệ, bộ phận và toàn phần.
Theo chúng tôi, đối với chương trình đào tạo giáo viên ngành Sư phạm Ngữ văn hiện tại, trước mắt chúng ta có thể vận dụng cách tích hợp thứ 2 ở hai cấp độ: liên hệ và bộ phận. Có điều, khi tích hợp (dù theo trục ngang hay theo trục dọc) thì đành phải chấp nhận phá vỡ, ở một mức độ nhất định, tính hệ thống - logic trong nội bộ của từng môn học mà theo thói quen truyền thống không phải dễ dàng được đồng thuận. Điều quan trọng ở đây chính là vấn đề cân nhắc ưu khuyết của từng cách cấu trúc chương trình, cách phân bố các học phần để lựa chọn phương án tối ưu nhằm đạt được mục tiêu chung. Mặt khác, khi tích hợp không được lồng ghép khiên cưỡng, gán ép mà phải tuân thủ nguyên tắc: Không đánh mất đặc trưng của môn học; các nội dung lồng ghép phải thật sự hữu quan và được chọn lọc có tập trung, tránh tràn lan.
III. KẾT LUẬN
 Thật còn quá sớm để rút ra những khuyến nghị về việc tích hợp trong giảng dạy nói chung, trong giảng dạy các học phần Tiếng Việt nói riêng. Nhưng bước đầu có thể nêu lên một số ý kiến như sau :
 1. Từ lâu, nhà trường phổ thông đã nói đến tính tích hợp, môn học tích hợp với các mức độ khác nhau. Như vậy, với tư cách là đơn vị đào tạo, các trường sư phạm / khoa sư phạm, không thể không chú ý đến kiến thức liên bộ môn, liên ngành và phải xem đây là một yêu cầu cấp thiết. Hơn nữa, ở nhà trường phổ thông, bản thân bộ môn Ngữ văn vốn đã được cấu thành bởi ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn bằng mối quan hệ đồng qui giữa các phân môn. Bởi thế, nghiên cứu việc giảng dạy tiếng Việt theo hướng tích hợp cần được coi là hướng nghiên cứu ưu tiên nhằm phục vụ không chỉ cho sinh viên sau này ra giảng dạy ở phổ thông mà còn có ích cho cả bản thân người dạy trong việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng Việt bằng cách xác lập quan hệ đồng dạng giữa cấu trúc chương trình, nội dung kiến thức, phương pháp dạy học, v.v.. ở các cấp học để tạo điều kiện tối ưu đáp ứng mục tiêu đào tạo. Đương nhiên, không thể phủ nhận một tất yếu: bậc học càng cao thì mức độ tích hợp càng thấp và mức độ phân hóa càng cao. 
2. Việc đổi mới nội dung dạy học tiếng Việt phải song hành cùng đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng Việt. Các giảng viên trong quá trình giảng dạy cần phải kết hợp các kiến thức khoa học cơ bản với nhau và kết hợp kiến thức học thuật với kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm để “dạy nghề” cho người học. Lợi ích trước mắt của việc làm này là có thể chủ động đón đầu và góp phần thiết thực thực hiện Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam khi đề án này được triển khai. Bởi lẽ, Dạy - học theo hướng tích hợp, xét cho cùng, về phía người học cũng là một giải pháp để tích cực hóa hoạt động nhận thức: thủ đắc tri thức một cách có hệ thống và logic, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa kiến thức và kỹ năng, đồng thời nâng cao năng lực vận dụng kiến thức vào việc thực hành; về phía người dạy, có cơ sở đổi mới phương pháp giảng dạy. Điều cần quan tâm: tích hợp không phải là thực hiện phép cộng trừ đơn giản trong việc “lắp ghép” các môn học mà phải chú ý tối đa đến mục tiêu đào tạo, đến việc phát triển năng lực người học, trong khi điều này có liên quan trực tiếp đến hàng loạt vấn đề (từ việc cấu trúc lại chương trình đào tạo, phân bố các học phần đến đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy, cách đánh giá kết quả học tập của người học v.v.) và cần sự đồng thuận của nhiều bộ phận, cấp quản lý giáo dục khác nhau./. 

File đính kèm:

  • doctham luan minh hoa thu tich hop cac HP tieng viêt - DTRINH (1).doc