Tham luận về công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm
Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, những tác động tiêu cực của nó ảnh hưởng rất lớn đến mỗi con người. Đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên thỡ sự tác động này là không nhỏ. Đối với học sinh trung học phổ thông, là lứa tuổi đang định hình về nhân cách và vươn lên khẳng định mỡnh. Do vậy trong công tác giáo dục hiện nay thỡ người giáo viên chủ nhiệm có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục, hỡnh thành nhân cách cho học sinh. GVCN được coi là người “lãnh đạo” của một tập thể và là người làm công tác quản li. Làm công tác quản lí là một nghệ thuật, đối với GVCN được coi là một người “nghệ sỹ", mà đã là nghệ sỹ phải thuộc về nhân dân. Cho nên, mỗi người cần phải xây dựng cho mỡnh một phong cách làm việc, quản lí thật khoa học mới mang lại hiệu quả trong công tác giáo dục.
Hội thảo về công tác đổi mới quản lí giáo dụcTham luận về công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệmGiáo viên: Nguyễn Văn Nghĩa Trường THPT Hùng An - Bắc Quang - Hà GiangI. Đặt vấn đềTrong sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, những tác động tiêu cực của nó ảnh hưởng rất lớn đến mỗi con người. Đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên thỡ sự tác động này là không nhỏ. Đối với học sinh trung học phổ thông, là lứa tuổi đang định hình về nhân cách và vươn lên khẳng định mỡnh. Do vậy trong công tác giáo dục hiện nay thỡ người giáo viên chủ nhiệm có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục, hỡnh thành nhân cách cho học sinh. GVCN được coi là người “lãnh đạo” của một tập thể và là người làm công tác quản li. Làm công tác quản lí là một nghệ thuật, đối với GVCN được coi là một người “nghệ sỹ", mà đã là nghệ sỹ phải thuộc về nhân dân. Cho nên, mỗi người cần phải xây dựng cho mỡnh một phong cách làm việc, quản lí thật khoa học mới mang lại hiệu quả trong công tác giáo dục.II. Thực trạngCó một thực tế cho thấy là hiện nay nhiều GVCN đã tốn rất nhiều công sức trong việc quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS “bằng mọi cách” như: đưa ra những hình phạt nặng, quá khắt khe với HS thậm chí còn sử dụng cả biện pháp bạo lực nhưng không mang lại hiệu quả. Có nhiều GVCN còn dùng những lời lẽ xúc phạm tới nhân phẩm, danh dự HS, gây ức chế, khó chịu thành ra phản tác dụng trong giáo dục. Khiến nhiều HS xa lánh, sợ hãi thậm chí coi thường GVCN.HIện nay nhiều bậc cha mẹ HS phó mặc việc giáo dục con em mình cho nhà trường, thậm chí họ còn “tin tưởng” một cách tuyệt đối vào GVCN. III. Vai trò của người GVCN trong công tác quản lí HSNếu người đứng đầu nhà trường phổ thông là hiệu trưởng thì GVCN được coi như “hiệu trưởng” của một lớp. Vì vậy, GVCN là người lãnh đạo của một tập thể HS. Đồng thời GVCN chính là người định hướng, chỉ đạo mọi hoạt động của học sinh trong công tác giáo dục của nhà trường, của các đoàn thể. Do đó, là một GVCN thì phải là người có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lí và giáo dục đạo đức cho HS lớp chủ nhiệm, biết xây dựng kế hoạch điều hành hoạt động của lớp, phát huy tinh thần đoàn kết trong tập thể tạo nên sự thống nhất trong mọi hoạt động của lớp, của trường để hình thành và phát triển nhân cách cho HS. GVCN không chỉ có phẩm chất của một người thầy mà phải có phẩm chất của một người cha, người mẹ, người bạn lớn của HS khi cần họ là nơi để HS có thể chia sẻ, trao đổi, tâm sự...IV. Giải phápĐể nâng cao chất lượng quản lí, giáo dục HS đòi hỏi mỗi GVCN cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:1. Khảo sát và nắm bắt đối tượng HSĐây là một việc làm hết sức quan trọng đối với mỗi người cán bộ quản lí nói chung và đối với GVCN thì cần hết sức coi trọng khâu này. Muốn quản lí tốt HS lớp chủ nhiệm thì GV phảI khảo sát đối tượng mình sẽ quản lí là ai, đối tượng đó có những ưu, nhược điểm gì? Việc khảo sát này phải thông qua học bạ, thông qua GVCN cũ, qua bạn học lớp dưới và cán bộ lớp.Thông qua khảo sát chúng ta biết được các em có mặt mạnh, yếu như thế nào để có biện pháp giáo dục phù hợp. Trong đó, GV cần chú ý tới đối tượng HS cá biệt yếu kém, HS có hoàn cảnh đặc biệt. Với HS cá biệt yếu kém, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao các em lại có những biểu hiện như vậy? Đây là đối tượng mà chúng ta cần hết sức quan tâm và giáo dục bằng những biện pháp cụ thể:Thứ nhất: Gần gũi và tiếp súc với các em để các em không thấy mình là “người thừa” trong lớp.Thứ hai: Phát hiện điểm mạnh của từng em và động viên khích lệ các em tham gia vào những hoạt động của trường, của lớp.Thứ ba: gặp gỡ và trao đổi với cha mẹ HS về tình hình học tập và rèn luyện của các em, thông tin qua điện thoại, sổ liên lạc để có sự phối hợp giáo dục HS hiệu quả.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ đoànThành tích của mỗi tập thể có sự đóng góp rất lớn của người lãnh đạo, do đó việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp để giúp việc cùng với GVCN quản lí lớp là rất cấn thiết. Đây chính là “vệ tinh” của chúng ta trong công tác quản lí và giáo dục HS.Việc lựa chọn cán bộ lớp phải là những HS có năng lực, uy tín trước lớp, gươn mẫu về mọi mặt: học tập, phong trào, có các kĩ năng giao tiếp, ứng xử, kĩ năng tổ chức, thuyết trình... Nếu lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp có được các tiêu chí cơ bản nêu trên thì chúng ta sẽ xây dựng được một tập thể vững mạnh, đủ sức tham gia có hiệu quả các hoạt động của nhà trường cũng như các phong trào của cac đoàn thể giao cho.3. Phối hợp với cha mẹ HS, GVBM và các đoàn thể* Đối với cha mẹ HSGVCN phải “lưa chon” những bậc cha mẹ HS có tâm, nhiệt tình, am hiểu về giáo dục và có con phải là những nhân tố tich cực trong lớp. Chủ động phối hợp và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ GVCN khi cần.Xây dựng kế hoạch hoạt động cho Ban đại diện cha mẹ HS và thông qua trước tập thể cha mẹ HS để họ nắm bắt phương hướng chung của lớp, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục.Đối với từng phụ huynh HS: GVCN phải yêu cầu cha mẹ thường xuyên quan tâm, kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của con mình. Thường xuyên trao đổi với GVCN về tình hình của các em hoặc thông qua liên lạc bằng điện thoại, sổ liên lạc để đôn đốc, giáo dục HS hiệu quả.Với GVBM: phải thường xuyên trao đổi để nắm bắt về tình hình học tập, rèn luyện trên lớp. Thông tin về hoàn cảnh, tính cách của từng HS (nhất là HS cá biệt) tạo mối liên hệ trong công tác giáo dục toàn diện cho các em.Đối với các đoàn thể, ban giám hiệu nhà trường: chủ động phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường, đoàn thể đặc biệt là tổ chức đoàn thanh niên, đây là tổ chức của thanh niên, từ đó tổ chức sẽ có biện pháp tác động tích cực trở lại trong các hoạt động của lớp, của chi đoàn. Phải thông báo kịp thời về tình hình HS, tham mưu tổ chức các hoạt động phù hợp với tâm lí lứa tuổi các em.4. Quan tâm đến các phong tràoTuổi trẻ thường muốn thể hiện để khẳng định mình, vì vậy GVCN phải biết khai thác những tiềm năng sẵn có của lớp trên các mặt: văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.. Thành lập các đội văn nghệ xung kích, đội thể thao, báo tường của lớp. Từ đó bồi dưỡng, đào tạo cho cac phpong trào chung của lớp, của đoàn thanh niên và nhà trường. Tổ chức sân chơi bổ ích cho HS như: thi tìm hiểu các lĩnh vực kiến thức, xã hội; tổ chức HĐGDNGLL gắn với từng chủ đề của các tháng trrong năm học với những nội dung phong phú gây hứng thú say mê học tập qua những giờ học căng thẳng. Từ đó phát hiện ra những HS có năng khiếu tham gia những hoạt động của nhà trường.5. Khen thưởng, kỉ luật kịp thờiThông qua các hoạt động học tập, các phong trào thi đua, các hoạt động bề nổi có những cá nhân tiêu biểu. GVCN có biện pháp nêu gương, khen thưởng để động viên khuyến khích kịp thời khích lệ tinh thần học tập rèn luyện các em.Đối với HS vi phạm kỉ luật phải có biện pháp giáo dục, nhắc nhở để các em sửa chữa. Vói đối tượng HS cá biệt GV làm sổ theo dõi quá trình tu dưỡng rèn luyện, thường xuyên quan tâm, giáo dục kịp thời. Để “thuần hóa” HS cá biệt cần đảm bảo nguyên tắc “nghiêm khắc” và “nhẹ nhàng”. Nếu các em vi phạm ta phải xử lí kịp thời với thái độ nghiêm khắc, công bằng. (Không nên nghiêm khắc quá mức sẽ phản tác dụng). Đồng thời cũng phải quan tâm, thương yêu gần gũi vói các em để các em không thấy mình bị ghét bỏ, bỏ rơi.6. Yêu cầu đối với GVCN* Tâm huyết và trách nhiệmLà một nhà giáo dục trước hết chúng ta phải yêu nghề và tâm huyết với nghề. Tâm huyết là “vũ khí” để chúng ta cảm hóa HS, đồng thời phải dùng năng lực để gây ảnh hưởng tới các em và dùng nhân cách của minh để tác động, giáo dục HS. Nếu làm được điều này, GVCN sẽ tạo được uy tín trước tập thể, tạo cho HS niềm tin và chỗ dựa vững chắc.* Gần gũi, quan tâmHãy luôn gần gũi, quan tâm tới HS như em, cha mẹ như một người bạn của các em để các em biết rằng ngoài gia đinh, bạn bè ta còn có GVCN là người quan tâm giúp đỡ mình. Nên nhớ rằng, sự quan tâm của GV phải thể hiện lòng chân thành, không nên quá quan tâm đến một vài HS mà phải công bằng, khách quan tránh sự hiểu lầm thành thử lại phản tác dụng giáo dục.Có thể nói, trong công tác quản lí, giáo dục HS đối với GVCN cần giành nhiều thời gian đầu tư chuyên môn nghiệp vụ, tích cực học hỏi đồng nghiệp, tìm hiểu nắm bắt tình hình tư tưởng HS đề có biện pháp giáo dục phì hợp với từng đối tượng. Đồng thười phải xây dựng được một tập thể đoàn kết, thống nhất thì mới mang lại thành công trong quản lí, giáo dục đi vào “quỹ đạo” chung của nhà trường. * Sử dụng có hiệu quả giờ sinh hoạtTrong giờ sinh hoạt bên cạnh việc nhận xét, đánh giá tình hình học tập, phấn đấu của lớp thì GVCN phải gắn với sinh hoạt văn hóa văn nghệ: ca, múa, kể chuyện, hội họa... Mục đích của tiết sinh hoạt là giúp các em giảm bớt sự căng thẳng qua một tuần học tập, gây hứng thú và tạo điều kiện cho HS phát huy năng khiếu, sở trường của bản thân. Để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.Trên đây là một vài biện pháp về công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS lớp chủ nhiệm. Tôi mong tằng, với danh dự của một người “kĩ sư tâm hồn” mỗi đồng chí hãy luôn phấn đấu để tạo cho mình chỗ đứng vững chắc trong lòng đồng nghiệp, HS và trước nhân dân. Xin trân trọng cảm ơn sự chú ý lắng nghe của các đồng chí!
File đính kèm:
- Đổi mới quản lí trong công tác chủ nhiệm.ppt