Tham luận “Về giải pháp rèn luyện học sinh giỏi môn Tin học”
A. Thực trạng:
1. Thuận lợi:
- PGD&ĐT cấp máy vi tính tạo điều kiện đưa môn Tin học vào giảng dạy.
- Được Hội đồng bộ môn cấp tỉnh và cấp thị chỉ đạo kịp thời, hướng dẫn tận tình.
- Bên cạnh đó, được nhà trường tạo điều kiện và quan tâm trong công tác bồi giỏi học sinh, nhất là được lãnh đạo phân công giảng dạy theo đúng sở trường đào tạo của giáo viên. Đặc biệt được sự cộng tác nhiệt tình từ phía giáo viên chủ nhiệm.
- Về phía học sinh có ý thức chấp hành nội quy của nhà trường và phấn đấu trong học tập, có ý thức rèn luyện tốt, say mê đối với môn Tin học.
PHÒNG GD-ĐT THỊ XÃ BÌNH MINHTRƯỜNG THCS MỸ HÒABÁO CÁO THAM LUẬN“Về giải pháp rèn luyện học sinh giỏi môn Tin học” GV. Nguyễn Thị DungBáo cáo tham luận“Về giải pháp rèn luyện học sinh giỏi môn Tin học”A. Thực trạngB. Thực hiện giải phápC. Kết quảA. Thực trạng: 1. Thuận lợi: - PGD&ĐT cấp máy vi tính tạo điều kiện đưa môn Tin học vào giảng dạy. - Được Hội đồng bộ môn cấp tỉnh và cấp thị chỉ đạo kịp thời, hướng dẫn tận tình. - Bên cạnh đó, được nhà trường tạo điều kiện và quan tâm trong công tác bồi giỏi học sinh, nhất là được lãnh đạo phân công giảng dạy theo đúng sở trường đào tạo của giáo viên. Đặc biệt được sự cộng tác nhiệt tình từ phía giáo viên chủ nhiệm. - Về phía học sinh có ý thức chấp hành nội quy của nhà trường và phấn đấu trong học tập, có ý thức rèn luyện tốt, say mê đối với môn Tin học.2. Khó khăn: - Cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế về số lượng máy vi tính thực hành, hệ thống máy xuống cấp. - Vì môn Tin học mới đưa vào thi học sinh giỏi năm đầu tiên nên hệ thống chương trình và tài liệu rèn học sinh giỏi chưa hoàn chỉnh, thời gian bồi dưỡng cho học sinh chưa chủ động, giáo viên còn non trẻ về kinh nghiệm. - Học sinh phải hoàn thành chương trình trên lớp nên ảnh hưởng rất lớn đến thời gian tham gia bồi dưỡng và đa số các em thì không có máy tính cá nhân. Từ đó làm cho các em không cón điều kiện phát triển môn học.B. Thực hiện giải pháp: Giải pháp 1: Đối với việc tuyển chọn học sinh và xây dựng kế hoạch - Trong công tác BDHSG khâu đầu tiên là khâu tuyển chọn học sinh khâu này rất quan trọng. Mặt dù học sinh được tự do lựa chọn môn học để tham gia bồi dưỡng nhưng chúng ta nên lựa chọn những học sinh có kiến thức, kỹ năng, phải yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi phù hợp với đặc trưng của bộ môn. Thông qua giáo viên chủ nhiệm định hướng, sự thỏa thuận của giáo viên bồi dưỡng ở các đội tuyển để tránh tình trạng chồng chéo giữa môn này với môn kia. - Sau tuyển chọn việc tiếp theo là xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với năng lực và hoàn cảnh học sinh nên cụ thể cho tuần, tháng và có chuyên đề rõ ràng, trên cở sở chương trình chung của phòng, tỉnh.Giải pháp 2: Đối với giáo viên bồi dưỡng - Tích cực tìm tòi trao rồi kinh nghiệm bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo tuần, tháng, tích cực sưu tầm tài liệu, bộ đề liên quan thông qua cấu trúc chương trình chung của phòng và tỉnh. Thực hiện đúng theo lịch đề ra, có kế hoạch và đề ra được mục tiêu yêu cầu cần đạt tới. - Dạy chắc cơ bản trước rồi mới nâng cao: Các bài cơ bản là những bài tương đối dễ, chỉ liên quan đến một hoặc vài loại kiến thức kỹ năng, cần phải luyện tập nắm vững từng loại trước. Sau đó mới nâng cao dần những bài tổng hợp nhiều loại kiến thức, học sinh đã nắm vững từng loại sẽ dễ dàng nhận ra và giải quyết được các bài tập tương tự. - Mỗi loại cần thông qua một hoặc hai bài điển hình, quan trọng là phải rút ra phương pháp rồi cho thêm một số bài cho học sinh tự vận dụng cho thành thạo phương pháp, cần kiểm tra sự tiếp thu kiến thức của học sinh. Chú ý kết hợp giữa lí thuyết phân tích từ đó vận dụng thực hành trên máy để học sinh trãi nghiệm được kết quả, trong quá trình này chúng ta nên tập cho học sinh thói quen giải bài tập theo “ba bước” của Pascal.Giải pháp 3: Đối với chương trình bồi dưỡng - Biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng mảng kiến thức. - Luyện các kĩ năng về ngôn ngữ lập trình ngay từ đầu. - Về tài liệu: tìm tòi, sưu tầm các loại sách bài tập,sách tham khảo dựa vào cấu trúc chương trình chung và đề thi HSG, thông qua trao đổi chuyên môn trong Hội đồng bộ môn Thị xã và Tỉnh C. Kết quả: Từ việc xác định được những thuận lợi và khó khăn ban đầu, bản thân đã có những giải pháp cho công việc bồi giỏi học sinh của mình và có được hai học sinh đạt vòng Thị xã và một học sinh đạt vòng Tỉnh. Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã rút ra được trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi của mình. Rất mong sự đóng góp, chia sẽ thêm những giải pháp hay và phù hợp hơn nữa của quý thầy cô đồng nghiệp để tôi có thể làm tốt hơn công việc của mình góp phần vào thành tích của nhà trường và sự nghiệp giáo dục của địa phương. Cuối cùng tôi xin kính chúc quý vị đại biểu, quý thầy cô đồng nghiệp mạnh khoẻ, hạnh phúc, thành công trong công tác. Xin trân thành cảm ơn! Bình Minh, ngày 29 tháng 07 năm 2014
File đính kèm:
- THAM LUAN.ppt