Tham Luận "xã Hội Hóa Trong Công Tác Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi"

Kính thưa quý vị đại biểu.

 Kính thưa các anh chị và các bạn đồng nghiệp

Lời đầu tiên Tôi xin được gửi tới quý vị đại biểu, cùng toàn thể các anh chị và các bạn đồng nghiệp lời chúc sức khoẻ và lời chào trân trọng nhất !.

Kính thưa quý vị đại biểu, kính các anh chị và các bạn đồng nghiệp.

- Phát hiện bồi dưỡng nhân tài là trách nhiệm của các nhà giáo, nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ của Đảng, nhà nước.

- Trong một nhà trường, công tác “phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi” là công tác mũi nhọn và cần được đầu tư thỏa đáng. Đầu tư về thời gian, đầu tư về cơ sở vật chất như tài liệu, các trang thiết bị hỗ trợ dạy học.và không thể thiếu là đầu tư về tinh thần đó là sự ghi nhận thành tích, là những phần thưởng cho mỗi cá nhân trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi không phải là nhiệm vụ riêng của mỗi thầy cô giáo được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi và các học sinh trong các đội tuyển, không phải nhiệm vụ riêng của mỗi nhà trường mà phải được coi là nhiệm vụ chung của toàn ngành giáo dục và của toàn xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Đó là một trong những định hướng của giáo dục cần được coi trọng. Vấn đề này nếu các cơ sở giáo dục quan tâm và đầu tư thoả đáng thì chắc chắn rằng chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên.

Và đó cũng là yêu cầu cần thiết đối với mỗi cán bộ quản lý ở trường Trung học cơ sở. Chính vì vậy qua quá trình công tác và tham gia chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tôi xin đưa ra một số ý kiến tham luận về " xã hội hóa trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi".

 

doc4 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham Luận "xã Hội Hóa Trong Công Tác Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
S Vĩnh Lộc
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Vĩnh Lộc, ngày 20 tháng 9 năm 2009
tham luận 
"xã hội hóa trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi"
	Kính thưa quý vị đại biểu.
	Kính thưa các anh chị và các bạn đồng nghiệp
Lời đầu tiên Tôi xin được gửi tới quý vị đại biểu, cùng toàn thể các anh chị và các bạn đồng nghiệp lời chúc sức khoẻ và lời chào trân trọng nhất !.
Kính thưa quý vị đại biểu, kính các anh chị và các bạn đồng nghiệp. 
- Phát hiện bồi dưỡng nhân tài là trách nhiệm của các nhà giáo, nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ của Đảng, nhà nước.
- Trong một nhà trường, công tác “phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi” là công tác mũi nhọn và cần được đầu tư thỏa đáng. Đầu tư về thời gian, đầu tư về cơ sở vật chất như tài liệu, các trang thiết bị hỗ trợ dạy học...và không thể thiếu là đầu tư về tinh thần đó là sự ghi nhận thành tích, là những phần thưởng cho mỗi cá nhân trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi không phải là nhiệm vụ riêng của mỗi thầy cô giáo được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi và các học sinh trong các đội tuyển, không phải nhiệm vụ riêng của mỗi nhà trường mà phải được coi là nhiệm vụ chung của toàn ngành giáo dục và của toàn xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 
Đó là một trong những định hướng của giáo dục cần được coi trọng. Vấn đề này nếu các cơ sở giáo dục quan tâm và đầu tư thoả đáng thì chắc chắn rằng chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên. 
Và đó cũng là yêu cầu cần thiết đối với mỗi cán bộ quản lý ở trường Trung học cơ sở. Chính vì vậy qua quá trình công tác và tham gia chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tôi xin đưa ra một số ý kiến tham luận về " xã hội hóa trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi".
I. Thực trạng "Xã hội hóa trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi" ở trường THCS Vĩnh Lộc:
	1. Vài nét về trường THCS Vĩnh Lộc:
 	Trường THCS Vĩnh Lộc được tách ra từ trường PTCS Vĩnh Lộc tháng 9 năm 2000. Tháng 8 năm 2009 trường THCS Vĩnh Lộc được sát nhập từ hai trường THCS Vĩnh Lộc và trường THCS Khánh Thiện (là trường chất lượng cao của huyện), đó là một thuận lợi lớn đồng thời cũng là một thách thức không nhỏ đối với nhà trường. 
	Năm học 2009-2010 nhà trường có tổng số 34 CB, GV, NV trong đó CBQL 02 người trình độ cao đẳng 1 đại học 1; giáo viên 30 người (trình độ đại học và trên đại học 11 cao đẳng 17 trung cấp 02); Nhân viên 04 người. Các tổ chức đoàn thể gồm có 04 tổ chuyên môn, 01 liên đội, 12 chi đội, 01 chi đoàn GV, có tổ chức công đoàn và 01 chi bộ sinh hoạt độc lập. Có đầy đủ 04 khối lớp với 12 lớp học, tổng số học sinh 408 em.
	2. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi:
	a. Thuận lợi:
 	Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của tổ chuyên môn phòng GD&ĐT; Sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương; Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân đặc biệt là Hội cha mẹ học sinh. Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, cơ bản nhiệt tình, có kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng. Giáo viên được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi là những giáo viên có năng lực chuyên môn, nhiệt tình, có trách nhiệm, tâm huyết với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.; Đa số các em học sinh ngoan, chăm học; Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
	b. Khó khăn:
	- Một số em học sinh chưa chăm, chưa say mê học tập, nhiều em sáng đi học chiều về giúp gia đình công việc nên phần nào cũng ảnh hưởng đến học tập của các em.
	- Một số ít phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, khi nhà trường chọn vào đội tuyển lại không cho đi bồi dưỡng.
	- Trình độ chuyên môn của giáo viên không đồng đều, dẫn đến chất lượng không đều ở các môn, các lớp. Số giáo viên mũi nhọn nòng cốt thực hiện được công tác bồi dưỡng học sinh giỏi còn ít dẫn đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi gặp nhiều khó khăn, khó có thể bồi dưỡng chuyên sâu cho học sinh từ lớp đầu cấp, nên việc học dồn, nén cho học sinh đội tuyển lớp 9 là khó tránh khỏi. 
	- Việc xây dựng kế hoạch cho công tác bồi dưỡng HSG trong nhà trường đã có nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nghành trong chiến lược phát triển giáo dục và đổi mới phương pháp giáo dục.
	- Cán bộ quản lý kinh nghiệm còn ít, công việc quản lý chuyên môn, các hoạt động khác lại nhiều phần nào cũng làm giảm chất lượng quản lý của công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
	- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ bồi dưỡng còn thiếu chưa theo kịp sự phát triển chung và yêu cầu của công việc.
	3. Thực trạng về công tác " Xã hội hóa trong bồi dưỡng học sinh giỏi":
	Trường THCS Vĩnh Lộc đã chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực nhiệt tình tâm huyết giúp BGH trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn các đội tuyển học sinh giỏi, giảng dạy và lựa chọn cách dạy phù hợp với mỗi đội tuyển từ đó xây dựng được lòng tin vào đội ngũ giáo viên và học sinh trước khi học tập.
 	Xây dựng kế hoạch khảo sát học sinh ở các khối lớp để lập đội tuyển một cách khách quan, tránh để xót học sinh có năng khiếu mà không được đào tạo, Điều này đã tạo ra tính khả thi ngay từ đầu năm học “Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi” theo lịch cụ thể của từng tháng, từng tuần.
	 BGH định hướng nội dung bồi dưỡng theo các chuyên đề dạy học sinh giỏi trong năm học để giáo viên chủ động trong công tác và góp ý với đồng nghiệp. 
	BGH coi trọng công tác quản lý, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Duy trì kỷ cương nề nếp dạy học chính khoá cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn trường. Bên cạnh đó nhà trường phối hợp với hội cha mẹ học sinh luôn động viên khuyến khích, ưu tiên, khen thưởng kịp thời đối với học sinh có thành tích trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi phần nào đó đã khích lệ được tinh thần tự học tự vươn lên của mỗi học sinh.
	Song việc đánh giá, khen thưởng, tuyên dương đội ngũ giáo viên có thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi còn nhiều hạn chế:
	- Tuy đã sơ kết, tổng kết kịp thời công tác bồi dưỡng học sinh giỏi qua từng thời kỳ trong năm học song chỉ chú trọng vào tuyên dương và khen mà chưa có thưởng hoặc có thưởng thì cũng rất ít.
	- Nhà trường chưa phối hợp được với hội cha mẹ học sinh dành một quỹ khen thưởng riêng cho giáo viên có thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
	- Công tác tham mưu cho Đảng ủy, chính quyền địa phương và các cấp có thẩm quyền khen thưởng cho giáo viên có thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi còn hạn chế.
	- Chưa phối hợp cùng với cha mẹ học sinh bàn bạc thống nhất hỗ trợ kinh phí, trả thù lao cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (thời gian ngoài định mức của GV).
	Những hạn chế trên phần nào ảnh hưởng tới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, chưa tạo được động lực để giúp đội ngũ giáo viên thi đua lập thành tích cao trong công tác.
	 II. Những giải pháp thực hiện "Xã hội hóa trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi"
	1. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sự nghiệp giáo dục trong toàn xã hội và xây dựng ý thức quyết tâm thực hiện đổi mới trong sự nghiệp giáo dục cả về nội dung và phương pháp. Nâng cao nhận thức trách nhiệm và niềm tự hào của mỗi giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Nâng cao chất lượng công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
	2.Trên cơ sở phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm học, ngay từ đầu năm học BGH xác định công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường từ đó Ban giám hiệu đã xây dựng kế hoạch dạy học sinh giỏi.
	Phân công chuyên môn, sắp xếp thời khóa biểu hợp lý tạo mọi điều kiện cho giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
	Xây dựng và phát huy ý thức thực hiện nề nếp chuyên môn của giáo viên, nề nếp học tập của học sinh. Gây dựng phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trường. 
	Kết nối mạng Internet tại các phòng học chung, phòng Tin Học và phòng họp để giúp cho giáo viên khai thác, tìm tòi, sưu tầm tài liệu và các bộ đề liên quan phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Giúp cho học sinh có thể vào thi " Giải toán trên Internet" tại trường.
	Tổ chức ký cam kết việc quản lý nghiêm túc học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi giữa nhà trường và gia đình.
 	3. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp thông báo kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi tới cha mẹ học sinh, thường xuyên thông báo kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh tới gia đình học sinh. Thường xuyên cập nhật thông tin về học sinh từ giáo viên bộ môn, gia đình để có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời.
	Cùng với cha mẹ học sinh bàn bạc thống nhất hỗ trợ kinh phí, trả thù lao cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (thời gian ngoài định mức của GV).
	4.Phối hợp với các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, đội thiếu niên khen, thưởng kịp thời các giáo viên và học sinh có thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
	5. Tham mưu cho BGH và hội cha mẹ học sinh đầu tư quỹ khen thưởng thỏa đáng cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
	6. Tăng cường công tác tham mưu cho UBND xã, chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương.Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, hội khuyến học TT Vĩnh Lộc khen thưởng kịp thời cho giáo viên, học sinh có thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
	7. Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đề xuất chính đáng của giáo viên và học sinh tham gia công tác bồi dưỡng học sinh gioỉ để kịp thời điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng. 
	8. Đề xuất với PGD &ĐT và công đoàn ngành tổ chức những hội nghị riêng cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, ghi nhận , tôn vinh, khen thưởng những thành tích mà giáo viên và học sinh đã đạt được trong năm học. Hỗ trợ kinh phí cho giáo viên và học sinh giỏi được đi tham quan học tập. 
	 Trên đây là phương hướng thực hiện một đổi mới “Xã hội hóa trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi” trong năm học 2009- 2010 của bản thân tôi. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý vị đại biểu, của các anh chị và các bạn đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn.
Xác nhận của nhà trường
người viết
Nguyễn Thị Thu Hằng

File đính kèm:

  • docTham luan Mot doi moi.doc
Bài giảng liên quan