Thiết kế và vận dụng bản đồ tư duy trong quản lý, trong dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường

Bản đồ tư duy = kiểu học mới giúp HS thoát “lối mòn”:

lSơ lược lại lịch sử, người phát minh ra Bản đồ tư duy (BĐTD) là giáo sư Tony Buzan (SN 1942, tại London- Anh). Khi ông 13 tuổi, trong một lần lớp tổ chức kiểm tra đọc nhanh, ông chỉ đứng thứ hai, sau một bạn gái. Lập tức ông hỏi cô giáo cách để có thể đọc nhanh hơn, và nhận được câu trả lời là không thể. Lý do là ông đã có thế mạnh để phát triển về cơ bắp và thể chất thì khả năng tư duy và đọc nhanh sẽ chậm hơn bạn.

 

ppt44 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 887 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế và vận dụng bản đồ tư duy trong quản lý, trong dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
c của nhiều giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục khắp cả nước.Vậy BĐTD là gì ???	Bản đồ tư duy (BĐTD) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. 	Cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). BĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương,... và giúp cán bộ quản lí giáo dục lập kế hoạch công tác.1.BĐTD giúp HS học được phương pháp học: 	Việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số HS học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, nhất là môn Toán, các em này thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. 	Phần lớn số HS này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học HS sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.2.BĐTD- giúp HS học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. 	Việc HS tự vẽ BĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của HS, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của HS, các em tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong), các em tự “sáng tác” nên trên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng HS và BĐTD do các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mình Sau đây là 1 vài BĐTD tư duy do HS trường THCS Tô Hoàng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội thiết kế.3.BĐTD giúp HS ghi chép có hiệu quả. Do đặc điểm của BĐTD nên người thiết kế BĐTD phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để “ghi” thông tin cần thiết nhất và lôgic, vì vậy, sử dụng BĐTD sẽ giúp HS dần dần hình thành cách ghi chép có hiệu quả.	Tác giả Stella Cottrell đã tổng kết cách “ghi chép” có hiệu quả trên BĐTD: 1). Dùng từ khóa và ý chính;2). Viết cụm từ, không viết thành câu; 3). Dùng các từ viết tắt. 4).Có tiêu đề. 5). Đánh số các ý; 6). Liên kết ý nên dùng nét đứt, mũi tên, số, màu sắc, 7). Ghi chép nguồn gốc thông tin để có thể tra cứu lại dễ dàng. 8). Sử dụng màu sắc để ghi.	Trước khi học bài mới  “Giản dị” (môn Giáo dục công dân) GV có thể gợi ý cho HS vẽ BĐTD bằng từ khóa “giản dị” sau đó cho các em thảo luận để vẽ tiếp các nhánh và bổ sung dần các ý nhỏ, dẫn đến việc các em tự chiếm lĩnh kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng lại rất hiệu quả đồng thời kích thích hứng thú học tập của HS.	4.Sử dụng BĐTD giúp GV chủ nhiệm, cán bộ quản lí nhà trường lập kế hoạch công tác và có cái nhìn tổng quát toàn bộ kế hoạch từ chỉ tiêu, phương hướng, biện pháp,và dễ theo dõi quá trình thực hiện đồng thời có thể bổ sung thêm các chỉ tiêu, biện pháp,một cách rất dễ dàng so với việc viết kế hoạch theo cách thông thường thành các dòng chữ.Ví dụ, có thể tóm lược 5 nội dung của phong trào thi đua “xây dựng THTT, HSTC” như sau: Ví dụ: BĐTD tóm lược vấn đề đổi mới PPDH: Ví dụ: kế hoạch năm học của nhà trường có thể viết theo các mặt hoạt động: dạy học, giáo dục đạo đức, hoặc viết kế hoạch theo tháng, theo chủ đề, 	5.Thiết kế BĐTD là một phương pháp mới, hiện nay đã có một số trường tham gia Dự án Phát triển giáo dục THCSII và một số giáo viên qua đọc sách, báo cũng đã áp dụng thành công vào dạy học. Nhờ BĐTD, ghi chú bài giảng của giáo viên trở nên linh hoạt, giúp người dạy tiết kiệm được thời gian và công sức, có điều kiện để dạy học sáng tạo.	Khác với bài soạn trước đây trình bày nội dung theo kiểu tuần tự, BĐTD giúp bài giảng không những biểu thị sự kiện mà còn cho thấy mối liên hệ giữa các sự kiện ấy, giúp HS hiểu sâu hơn chủ đề. Học sinh qua đó cũng biết cách học và tự học một cách hiệu quả.	Phương pháp dạy học mới này sẽ trợ giúp cho học sinh sử dụng sức mạnh của bộ não để học và ghi nhớ những gì đã học. Quan trọng hơn, phương pháp học này làm cho bài học được trình bày một cách sáng tạo, khiến cho cả thầy và trò đều thấy lý thú.	Với phương pháp dạy học này, học sinh trung bình cũng nắm vững và ghi nhớ sâu kiến thức nên khi kiểm tra, các em “lôi” được kiến thức trong đầu nên không “quay cóp” mà vẫn dễ dàng được điểm 5 - 7 điểm.	“BĐTD vô cùng hữu ích cho các em “có vấn đề về học tập”, đặc biệt là các em mắc chứng khó đọc", giáo viên Nguyễn Đình Phú (trường THCS Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) cho hay, “bằng cách giúp các em thoát khỏi sự áp chế về mặt ngữ nghĩa (nguyên nhân của 90% hội chứng khó đọc), BĐTD mang lại cho các em khả năng tự diễn đạt trọn vẹn, nhanh chóng và tự tin hơn”.	BĐTD giúp học sinh biết cách hiểu, ghi chép bài học ngắn gọn và diễn đạt được theo cách hiểu của mình, biết liên hệ giữa kiến thức trong sách vở với cuộc sống, là cách làm hay đẩy mạnh vế “học sinh tích cực” như mục tiêu của phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD&ĐT đang triển khai rất có hiệu quả. 6.Dạy và học bằng bản đồ tư duyNếu so sánh với phương pháp dạy học truyền thống chỉ chú trọng “đọc – chép” thì dạy học bằng BĐTD là một phương pháp mới. Theo Tiến sĩ Trần Đình Châu, Vụ trưởng, Giám đốc Dự án phát triển giáo dục THCS 2, một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà chính mình suy nghĩ, tự viết, vẽ ra. 	Vì vậy, việc sử dụng BĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não; giúp cho mỗi người phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải bố cục mầu sắc, đường nét, các nhánh, sắp xếp các ý tưởng một cách khoa học, lô-gích, dễ hiểu. Sử dụng BĐTD góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nhất là vận dụng vào dạy học kiến thức mới hoặc hệ thống hóa kiến thức phù hợp với từng đối tượng khác nhau. 	Trước đây quá trình dạy học BĐTD (ở mức độ đơn giản như sơ đồ, bảng biểu) đã có ở những bài tổng kết được các thầy giáo, cô giáo thực hiện nhưng chưa hoàn chỉnh, bài bản và chưa áp dụng thường xuyên. Kể từ khi tiếp nhận chương trình có tính hệ thống của Dự án giáo dục THCS 2, việc dạy học theo BĐTD giúp học sinh khái quát được vấn đề và phát huy tính chủ động, sáng tạo. 	Kinh nghiệm thực tế của các trường áp dụng Dạy và học với BĐTD cho thấy, để đưa BĐTD ứng dụng vào quá trình dạy và học, các trường có thể vẽ trên giấy, bìa, bảng phụ, sử dụng bút chì mầu, phấn, tẩy,... hoặc cũng có thể thiết kế trên powerpoint hay các phần mềm bản đồ tư duy. Với các trường, đơn vị có điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt có thể cài vào máy tính phần mềm cho cán bộ, giáo viên, học sinh sử dụng. 	Tuy nhiên, việc dùng giấy, bút chì, bút mầu, tẩy,... để vẽ BĐTD có ưu điểm là giúp người lập BĐTD dễ dàng phát triển ý tưởng và bổ sung ý tưởng qua đó phát huy tối đa tính sáng tạo của mỗi người, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của mỗi người, được tự do chọn mầu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,...), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong...), tự 'sáng tác' nên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng cá nhân và cũng do mỗi người tự làm nên càng yêu quý, trân trọng 'tác phẩm' của mình. Với vật liệu dễ kiếm, rất kinh tế, cách làm đơn giản, BĐTD có thể vận dụng được với bất kỳ điều kiện nào của các nhà trường hiện nay.	Theo các chuyên gia giáo dục, kết quả nghiên cứu và thực nghiệm sử dụng BĐTD dạy học ở một số trường tại Hà Nội và Bắc Giang cho thấy, nếu được hình thành thói quen vẽ BĐTD kiến thức sẽ giúp cho học sinh hứng thú, sáng tạo và nhớ lâu, vận dụng tốt kiến thức đã học. Đối với học sinh trung bình, cần tập cho học sinh có thói quen tự ghi chép hoặc tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc và học theo cách hiểu của các em dưới dạng BĐTD. 	Cách làm này sẽ rèn luyện cho học sinh hướng tới cách suy nghĩ lô-gích, mạch lạc, giúp các em hiểu bài, ghi nhớ kiến thức vào não chứ không phải là học thuộc lòng, học 'vẹt'. Giáo viên có thể hướng dẫn, gợi ý để các em tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của mỗi bài học vào một trang giấy; có thể vẽ chung trên một cuốn vở hoặc để thành các trang giấy rời, rồi kẹp thành một tập. 	Mỗi bài học được vẽ kiến thức trọng tâm trên một trang giấy giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần, chỉ cần rút tờ BĐTD của bài đó ra là các em nhanh chóng ôn lại kiến thức một cách dễ dàng. Đối với học sinh giỏi sử dụng BĐTD để tìm chiến lược giải quyết một vấn đề hoặc tìm hiểu hướng giải một bài tập, phương pháp hệ thống hóa kiến thức. 	Đối với giáo viên chủ nhiệm hoặc cán bộ quản lý sử dụng BĐTD giúp có cái nhìn tổng quát toàn bộ kế hoạch từ chỉ tiêu, phương hướng, biện pháp... từ đó dễ dàng nắm bắt, theo dõi quá trình triển khai. 	Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng ngày càng được bổ sung thêm về nội dung làm giàu thêm “kho tư liệu”, nhất là giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một 'sơ đồ' thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức. Đó cũng chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.Phần mềm Mindmap cho GV, HS sử dụng, bằng cách vào trang web www.download.com.vn   gõ vào ô “tìm kiếm” cụm từ Mindmap, ta có thể tải về bản miễn phí ConceptDraw MINDMAP 5 Professional.Chúc các đồng chí sức khỏe và thành công !Chúc các đồng chí sức khỏe vàChúc các đồng chí sức khỏe và 

File đính kèm:

  • pptThiết kế và vận dụng BẢN ĐỒ TƯ DUY.ppt
Bài giảng liên quan