Thực Chất Và Ý Nghĩa Cuộc Cách Mạng Trong Triết Học Do Mác-Ăngghen Thực Hiện
Sự ra đời của TH Mác tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử phát triển TH của nhân loại: Mác và Angghen đã kế thừa một cách có phê phấn những thành tựu tư duy nhân loại, sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triết học triệt để không điều hoàd với CNDT và phép siêu hình
1. Thực chất của cuộc cách mạng:
- TH Mác - Lênin đã khắc phuịc sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong lịch sử phát triển TH
+ CNDV trước Mác đã thể hiện tính biện chứng song do sự hạn chế của điều kiện xã hội và của trình độ phất triển khoa học nên tính siêu hình vẫn là một ngược điểm chung
VD: Phép biện chứng DV ngây thơ của Phoiobach
+ Trong khi đó phép biện chứng lại được chứa đựng trong vỏ duy tâm thần bỉtong TH cổ điển Đức(Hêghen)
+ Mác và Anghen đã cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ và cả phép biện chứng duy tâm của Heghen. Giải thoát CN duy vật khỏi tính siêu hình làm cho nó trở lên hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội
- CN duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học
Đó là một cuộc cách mạng thật sự trong học thuyết về xã hội, một trong những yếu tố chủ yếu của bước ngoặt cách mạng mà Mác và Angghen đã thực hiện trong TH
Mở rộng: Các hệ thống TH duy vật trước Mác thường duy vật về tự nhiên, duy tâm về xã hội; còn tôn giáo duy tâm cả tự nhiên và xã hội nhưng đến TH Mác đã khắc phục vấn đề này. Từ đó khẳng định Mác với 2 phát kiến vĩ đại là sáng tạo thuyết giá trị thặng dư và sáng tạo CNDV lịch sử
- Sự ra đời của TH Mác, vai trò xã hội của TH cũng như vị trí của TH trong hệ thống tri thức khoa học cũng biến đổi, thể hiện:
- Các nhà TH trước chỉ giải thích thế giới nhưng đến TH Mác không những giải thích thế giới mà còn cải tạo thế giới. Từ đó cho thấy sự khác nhau về chất giữa TH Mác và các học thuyết TH trước Mác
m nhanh chóng tiếp cận tri thức tiên tiến, công nghệ hiện đại, khắc phục sự lạc hậu quá xa so với sự phát triển của thế giới. Thứ nữa, xu thế toàn cầu hoá, trước hết là toàn cầu hoá kinh tế, sự xuất hiện của kinh tế tri thức và vai trò to lớn của nó trong sản xuất vật chất, xu hướng gia tăng sự hợp tác quốc tế, khu vực thông qua các mối quan hệ đa phương, song phương đã làm cho tư duy về thế giới đương đại trở nên năng động hơn. Thế giới hiện tồn tại trong trạng thái vừa thống nhất, vừa đấu tranh; các quốc gia dân tộc vừa hợp tác, vừa cạnh tranh. Vì vậy, cần phải xuất phát từ thực tế đó để xây dựng một tư duy toàn diện hơn về thế giới và lựa chọn chính sách đối nội, đối ngoại thích hợp. Đổi mới tư duy về thế giới đương đại lại là cơ sở cho việc phát triển quan hệ quốc tế của Việt Nam, tranh thủ ngoại lực, phát huy nội lực để phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. 3. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận và phương pháp để tư duy đúng đắn về con đường phát triển của cách mạng Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Đây là thành công đáng ghi nhận trong đổi mới tư duy lý luận của chúng ta trong suốt 20 năm qua. Dựa trên việc phân tích các nhân tố tác động của thời đại và xuất phát từ thực tiễn của đất nước, tư duy lý luận Việt Nam đã đánh giá một cách khách quan, khoa học các thành quả mà cách mạng Việt Nam đã đạt được, khẳng định sự lựa chọn mục tiêu đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là đúng đắn. Mục tiêu đó vừa phản ánh tính tất yếu lịch sử, vừa đáp ứng nguyện vọng cháy bỏng của bao thế hệ con người Việt Nam. Chân lý ấy đã được thực tiễn cách mạng Việt Nam kiểm nghiệm và thấm vào máu thịt của con người Việt Nam. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã quyết chiến đấu, hy sinh vì mục tiêu cao đẹp đó. Những chiến công oanh liệt trong các cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược cùng với những thành tựu quan trọng của 20 năm đổi mới đất nước đã được ghi tạc, tạo nên những dấu ấn cực kỳ sâu sắc trong lịch sử dân tộc. Kết quả tư duy lý luận trong sự nghiệp đổi mới đất nước được thể hiện thành sự lựa chọn mô hình, bước đi, chính sách cho quá trình phát triển đất nước. Tuân thủ quy luật vận động khách quan của lịch sử, chủ động tận dụng các cơ hội hiện có, đồng thời phân tích đúng đắn sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã lựa chọn được đường lối, mô hình phát triển thích hợp, hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đó là kết quả, là sự hội tụ của tư tưởng chính trị, triết học, kinh tế, chủ nghĩa xã hội, các giá trị truyền thống của Đảng, của dân tộc trong quá trình đổi mới đất nước. 4. Sự tiến bộ về điều kiện vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân và đảng viên của Đảng trong quá trình đổi mới đất nước đã làm cho trình độ dân trí có sự chuyển biến về chất và nâng tư duy lý luận phát triển lên tầm cao mới. Song, sự nghiệp đổi mới tiếp tục đặt ra những yêu cầu mới, cao hơn đối với tư duy triết học, tư duy lý luận. Trong 20 năm đổi mới, khả năng tư duy lý luận của con người Việt Nam, của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội đã có những tiến bộ rõ rệt, có sự chuyển biến về chất. Trình độ dân trí của công dân, năng lực tư duy lý luận của cán bộ, đảng viên vừa là động lực tinh thần của sự nghiệp đổi mới, vừa là kết quả của sự nghiệp đổi mới. Do vậy, ở Việt Nam hiện nay, yêu cầu cao của xã hội, của tổ chức đối với các thành viên về tri thức khoa học toàn diện, về năng lực thực hành có hiệu quả luôn được đặt ra; mọi cá nhân đang nỗ lực học tập và phấn đấu vươn lên, tạo thành một xã hội học tập. Cùng với nâng cao chất lượng con người, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng việc xây dựng các đoàn thể, tổ chức xã hội nhằm tập hợp, phát huy sức mạnh của nhân dân lên một tầm cao mới. Kết quả của xã hội học tập, sự học tập suốt đời của từng cá nhân là điều kiện chủ quan để nâng cao trình độ tư duy lý luận của Đảng và công dân. Do vậy, việc nâng cao năng lực nhận thức các vấn đề cơ bản của triết học mácxít và không ngừng hoàn thiện phương pháp tư duy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đổi mới nhận thức, đổi mới tư duy lý luận. Lý luận triết học có tác dụng to lớn đối với việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ, đảng viên, công chức Nhà nước và các thành viên, hội viên của xã hội dân sự. Tư duy triết học không chỉ là cơ sở để nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ của Đảng, công chức của Nhà nước, mà còn góp phần xây dựng các đề án trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng để ngang tầm với nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới. Quá trình hoàn thiện lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam không thể không có sự tham gia của lý luận triết học. Đồng thời, việc phát triển một xã hội dân sự Việt Nam lành mạnh, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc cũng là trách nhiệm nặng nề của tư duy triết học... Như vậy, các ý tưởng đổi mới đất nước, con người và tổ chức thực hiện sự đổi mới ở Việt Nam theo mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc và phát triển xã hội chủ nghĩa nhất thiết phải có tư duy lý luận, trong đó tư duy triết học là chìa khoá phương pháp luận khoa học. Từ những thành công của chúng ta trong 20 năm đổi mới vừa qua, có thể khẳng định rằng, triết học Mác - Lênin có vai trò to lớn và đặc biệt quan trọng đối với tiến trình đổi mới tư duy lý luận ở Việt Nam HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI LÀ GÌ ? Trả lời : Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy. Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau. Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất - kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Hình thái kinh tế - xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau. Suy đến cùng, sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ sản xuất là “quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác”(1). Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tác động tích cực trở lại lực lượng sản xuất. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho nó. Quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội. Các quan hệ sản xuất tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội. Các quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học v.v... các thiết chế tương ứng được hình thành, phát triển trên cơ sở các quan hệ sản xuất tạo thành kiến trúc thượng tầng của xã hội. Kiến trúc thượng tầng được hình thành và phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng, nhưng nó lại là công cụ để bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó. Ngoài các mặt cơ bản đã nêu trên, các hình thái kinh tế - xã hội còn có quan hệ về gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác. Các quan hệ đó đều gắn bó chặt chẽ với quan hệ sản xuất, biến đổi cùng với sự biến đổi của quan hệ sản xuất. VÌ SAO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI LÀ QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ, TỰ NHIÊN ? Trả lời : Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau. Trên cơ sở phát hiện ra các quy luật vận động phát triển khách quan của xã hội, C.Mác đã đi đến kết luận: "Sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên"(1). Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống, trong đó, các mặt không ngừng tác động qua lại lẫn nhau tạo thành các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội. Đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các quy luật xã hội khác. Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà các hình thái kinh tế - xã hội vận động phát triển từ thấp đến cao. Nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển của xã hội là ở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất đã quyết định, làm thay đổi quan hệ sản xuất. Đến lượt mình, quan hệ sản xuất thay đổi sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi theo, và do đó mà hình thái kinh tế - xã hội cũ được thay thế bằng hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn. Quá trình đó diễn ra một cách khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan. V.I. Lênin viết: "Chỉ có đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên"(2). Con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ bị chi phối bởi các quy luật chung, mà còn bị tác động bởi các điều kiện về tự nhiên, về chính trị, về truyền thống văn hóa, về điều kiện quốc tế v.v.. Chính vì vậy, lịch sử phát triển của nhân loại hết sức phong phú, đa dạng. Mỗi dân tộc đều có nét độc đáo riêng trong lịch sử phát triển của mình. Có những dân tộc lần lượt trải qua các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao; nhưng cũng có những dân tộc bỏ qua một hay một số hình thái kinh tế - xã hội nào đó. Tuy nhiên, việc bỏ qua đó cũng diễn ra theo một quá trình lịch sử - tự nhiên chứ không phải theo ý muốn chủ quan. Như vậy, quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự, mà còn bao hàm cả sự bỏ qua, trong những điều kiện nhất định, một hoặc một vài hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
File đính kèm:
- 1 A- Triet Hoc.doc