Thuyết trình Nguyên tắc đảm bảo học đi đôi với hành
ý nghĩa của việc học đi đôi với hành
“Học đi đôi với hành” là cơ sở khoa học, phương pháp luận biện chứng và là quy luật của sự phát triển toàn diện nhân cách con người, phát triển nền giáo dục Việt Nam hiện đại trong tương lai. Vì thế, đi sâu tìm hiểu và làm rõ giá trị hiện thực của quan điểm đó có ý nghĩa sâu sắc và hết sức quan trọng trong định hướng lý luận cũng như chỉ đạo thực tiễn giáo dục, đào tạo ở các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay.
Baøi thereat trình nhoùm 7 Phaïm Döông Thieân Höông Phaïm Thanh Tuaân Lôùp : CÑSAN11khoa ngheä thuaät Moân : Phöông phaùp daïy hoïc 1 Phaàn thuyeát trình : Nguyeân taéc ñaûm baûo hoïc ñi ñoâi vôùi haønh yù nghóa cuûa vieäc hoïc ñi ñoâi vôùi haønh “Học đi đôi với hành” là cơ sở khoa học, phương pháp luận biện chứng và là quy luật của sự phát triển toàn diện nhân cách con người, phát triển nền giáo dục Việt Nam hiện đại trong tương lai. Vì thế, đi sâu tìm hiểu và làm rõ giá trị hiện thực của quan điểm đó có ý nghĩa sâu sắc và hết sức quan trọng trong định hướng lý luận cũng như chỉ đạo thực tiễn giáo dục, đào tạo ở các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay. + Người cũng chỉ rõ phương pháp để đào tạo nên những người đức - tài là: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội!”. Chính Người là người đầu tiên tuyên truyền mô hình giáo dục mới cũng như tổ chức hệ thống nhà trường, lớp học và chuẩn bị nội dung giáo dục toàn diện với mục tiêu “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài”, giáo dục theo quan điểm “Học đi đôi với hành”. + Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn những người làm công tác huấn luyện phải nhớ kỹ và làm đúng “Học đi đôi với hành”, Người chỉ rõ học tập có gắn liền với thực hành mới thực hiện được mục đích cao quý là phục vụ nhân dân. Bằng cách nói giản dị, dễ hiểu, Người chỉ ra: “Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận. Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên. Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để đem loè thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích. Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành” Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “học” là một hoạt động nhận thức tích cực. Việc học của mỗi người bao giờ cũng gắn với một động cơ nhất định. Chính động cơ học tập quyết định phương hướng, thái độ, nội dung, phương pháp học tập. Để giúp cho thế hệ trẻ xác định đúng động cơ học tập, Người đã vạch ra ý nghĩa cách mạng của việc học tập đối với mỗi người và coi học tập là nghĩa vụ xã hội, nghĩa vụ đạo đức. Theo Người, học là để “phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm nhiệm vụ người chủ nước nhà” .Trên cơ sở xây dựng động cơ, mục đích học tập đúng, Người yêu cầu phải học toàn diện, “học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học trong nhân dân”, “học trong việc làm hàng ngày, trong việc lớn cũng như trong việc nhỏ”. + Còn “hành”. Với Người, là sự vận dụng những điều đã học vào giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Trong quá trình học tập “hành” có tính chất toàn diện với mức độ khác nhau. Đó là sự vận dụng những hiểu biết để giải quyết bài tập , thực hành trong phòng thí nghiệm, ở vườn trường Đó còn là sự vận dụng tri thức đã học để tổ chức cuộc sống của mình, của môi trường xung quanh mình, làm cho nó trở nên phong phú, đẹp đẽ. đối với Người “hành” cao nhất là hành động cách mạng, có tác dụng cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, thông qua đó mà cải tạo bản thân mình, “Hành” không chỉ những việc to lớn mà cả những việc bình thường, ai cũng có thể làm được. “Hành” có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa cách mạng rất lớn, có tác dụng hình thành cho con người tư tưởng cao cả, tình cảm và hành vi đẹp đẽ, để góp phần vào sự nghiệp vĩ đại của tập thể, cộng đồng dân tộc. Như vậy, theo Người “hành” không chỉ hiểu như vận dụng tri thức đã học, mà còn tạo ra nguồn tri thức, là biện pháp rèn luyện con người toàn diện, và khi kết luận đã được rút ra thành chân lý thì quyết tâm thực hiện những điều đã học. Qua đó, có thể nhận thấy nội dung khái niệm “học” và “hành” như Người vạch ra hoà quyện vào nhau, gắn kết chặt chẽ với nhau. Trong nội dung “học”. Có nội dung “hành”; và ngược lại, trong nội dung “hành”, có nội dung “học”.Học phải đi đôi với hành. Không tách rời việc học chữ với lao động chân tay, không tách rời trí thức với quần chúng lao động. Có kiến thức là quý, nhưng chỉ thực sự quý khi kiến thức ấy phục vụ cho dân, cho nước. Để gắn học với hành. Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi người cán bộ làm việc ở ngành chuyên môn nào phải học theo công việc chuyên môn ở ngành ấy. Đồng thời. Người chỉ rõ công tác huấn luyện giáo dục cho cán bộ ngành nào cũng phải coi trọng huấn luyện chính trị, để thiết thực phục vụ đường lối, chủ trương của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ chúng ta muốn nâng cao năng lực thực hành theo nghề nghiệp cho người học thì công tác huấn luyện ở nhà trường phải có kế hoạch từng bước, từng môn học, từng học kỳ, từng năm học, giải quyết đồng bộ các khâu, các bước.như Đại hội XI xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục... Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học” . . Nội dung chương trình phải gắn với chuyên ngành đào tạo, coi trọng cả lý thuyết và thực hành, kiến thức và kinh nghiệm, nguyên lý và vận dụng. Phương pháp dạy và học phải coi trọng hướng dẫn hành động đi sâu vào quy trình hoạt động, tăng cường hệ thống bài tập thực hành, thực tập trong từng môn học và phối hợp giữa các môn học. Cần tạo điều kiện về tổ chức kế hoạch và đảm bảo vật chất, phương tiện kỹ thuật để tất cả người học đều được luyện tập, tập nhiều, tập thực sự và tự lực tập. Cải tiến mạnh mẽ khâu đôn đốc kiểm tra, đánh giá kết quả sao cho có thể nắm được thực chất hiệu quả dạy và học một cách khách quan, toàn diện, trung thực, không chỉ đơn thuần là kiểm tra kiến thức mà còn cần phải kiểm tra cả năng lực vận dụng vào thực hành, kiểm tra trí thông minh chứ không kiểm tra khả năng thuộc lòng câu chữ. Tất cả những điểu đó đều nhằm dần dần đi đến thành thạo công việc, đáp ứng với mục tiêu đào tạo nghề của các nhà trường đại học, cao đẳng hiện nay.Theo Bác, học phải toàn diện: “ Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà còn phải có đạo đức cách mạng”. Còn “ hành” theo Người là vận dụng những điều đã học vào việc giải quyết những vấn đề do thực tiễn đề ra. “Hành” đối với Người không chỉ là những việc to lớn mà cả trong những việc bình thường, ai cũng làm được. Song việc làm đó có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa cách mạng rất lớn, có tác dụng hình thành con người có tư tưởng cao cả, tình cảm và hành vi đẹp đẽ, góp phần vào sự nghiệp vĩ đại của tập thể, của dân tộc từ những công việc bình thường hàng ngày.Từ đó có thể nhận thấy nội dung khái niệm học và hành quện vào nhau, đan kết chặt chẽ với nhau. Trong nội dung học có nội dung hành và ngược lại, trong nội dung hành đã có nội dung học, thể hiện ở động cơ, mục đích, thái độ và cách học: Học làm người.Nguyên tắc này dựa trên nhận thức luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh. Theo Bác, “ thống nhất lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Một mặt, Người chống lại lý luận suông, nhưng mặt khác Người cũng chống lại bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, coi thường lý luận: “ Có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”.Phaàn thuyeát trình ñeán ñaây laø keát thuùc Chaøo taïm bieät
File đính kèm:
- bai giang ve nhac si moza.ppt