Thuyết trình Xúc cảm và tình cảm

1, xúc cảm

nXúc cảm là một quá trình tâm lí, có cả ở con người và động vật, nó có tính chất nhất thời, phụ thuộc vào một tình huống đa dạng, trong một hoàn cảnh xác định. Xúc cảm gắn liền với phản xạ không điều kiện, với bản năng.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuyết trình Xúc cảm và tình cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Xúc cảm và tình cảmGVHD:TH.S LÝ MINH TIÊNSVTH: TỔ 1Mời thầy và các bạn cùng xem!1, xúc cảm Xúc cảm là một quá trình tâm lí, có cả ở con người và động vật, nó có tính chất nhất thời, phụ thuộc vào một tình huống đa dạng, trong một hoàn cảnh xác định. Xúc cảm gắn liền với phản xạ không điều kiện, với bản năng.Xúc cảm là một quá trình tâm lý: vì xúc cảm diễn ra trong một thời gian ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng.Ví dụ: khi xem đoạn video trên bạn thấy thoáng buồn, trầm tư hơn. Những xúc cảm đó bắt đầu xuất hiện khi đoạn video được phát, diễn biến theo giai điệu, hình ảnh của nó, và kết thúc khi đoạn video dừng lạiXúc cảm có cả ở con người và động vậtVí dụ: khi bạn đi xa về, con chó cưng của bạn sẽ chạy ra quấn quýt lấy chân bạn tỏ vẻ vui mừng. Vui mừng chính là xúc cảm.Ví dụ: trong thế giới động vật ta có thể chứng kiến rất nhiều những cử chỉ âu yếm mà những loài động vật dành cho nhau. Những cử chỉ âu yếm đó thể hiện xúc cảm.Xúc cảm có tính chất nhất thời phụ thuộc vào tình huống Ví dụ: Bạn xem một bộ phim, xem đến một cảnh xúc động khiến bạn buồn thậm chí bạn khóc. Nhưng những xúc cảm ấy không kéo dài, mà bạn lại có thể bật cười và vui vẻ ngay sau đó khi xem đến những đoạn phim có yếu tố hài hước của bộ phim đó.Xúc cảm gắn với phản xạ không điều kiệnVí dụ: khi xuất hiện người lạ mặt trước nhà của bạn, chú chó của bạn sẽ chạy ra, sủa ầm ĩ, tỏ vẻ tức giận, đe dọa người lạ mặt đó. Những phản ứng, xúc cảm này của con chó chưa hề được con người huấn luyện, mà đó là bản năng của con chó2. Mối quan hệ giữa xúc cảm và tình cảmTình cảm được hình thành từ những xúc cảm cùng loại và được thể hiện qua các cảm xúc. Nói cách khác, xúc cảm là cơ sở, là phương tiện biểu hiện của tình cảm, ngược lại, tình cảm có ảnh hưởng trở lại, chi phối các cảm xúc của con người.Ví dụ : Trong quá trình một chàng trai chinh phục một cô gái. Mỗi ngày chàng trai gọi điện hỏi thăm, chia sẻ cùng cô gái khiến cô vui vì được quan tâm và quý chàng trai; các ngày lễ chàng trai đều mua hoa và qùa tặng cô khiến cô cảm thấy hạnh phúc và thấy mến chàng trai hơn...Cứ thế dần dần những xúc cảm cùng loại mang hướng tích cực ( quý , mến, nhớ , yêu..) của cô gái về chàng trai được tích góp, và từ đó hình thành tình cảm là tình yêu của cô với chàng trai.3.Tình cảmTình cảm là những thái độ thể hiện sự rung động của con người đối với những sự vật hiện tượng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan với nhu cầu và động cơ của con người Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người với sự vật, hiện tượng của hiện thựcVí dụ : là tình yêu đôi lứa, là tình yêu của người mẹ dành cho con, là lòng biết ơn, kính trọng của con cái với cha mẹ. Tình cảm phản ánh ý nghĩa của sự vật, hiện tượng đối với nhu cầu và động cơ của con người Ví dụ: khi một cô gái nhận lời yêu một chàng trai, cô thừa nhận mình có tình cảm với chàng trai( đó là thái độ thể hiện sự rung cảm của cô đối với chàng trai). Tình cảm mà cô dành cho chàng trai ở đây là tình yêu. Chính vì vậy mà chàng trai đối với cô là một người vô cùng quan trọng, là người có thể đáp ứng những nhu cầu tình cảm của cô, cũng như là động cơ cho những hành động bảo vệ tình yêu của cô.Tình cảm chỉ có ở con ngườiTình cảm là một thuộc tính tâm lý. Vì nó diễn ra trong một thời gian dài, khó hình thành và khó mất đi.Khó hình thành: Một cô gái muốn mẹ chồng có tình cảm tốt với mình, cô phải làm nhiều việc tốt, đối sử tốt với cha mẹ chồng suốt đời.Thế nên tình cảm cũng diễn ra trong một thời gian dài, khó mất đi: ví dụ như tình của cha mẹ dành cho con gái, dù con cái có làm gì sai trái.Tình cảm gắn với phản xạ có điều kiện với động hình thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai. Cảm ơn thầy và các bạn đã chú ý lắng nghe!

File đính kèm:

  • ppttam ly hoc(1).ppt