Tiết 10 - Bài 8: Khoan dung - Nguyễn Thị Hải
Giờ giảng văn đầu tiên. Nhìn cô giáo Vân viết trên bảng, nét chữ run run, không thẳng hàng, mấy bạn lớp tôi xì xào, đưa mắt nhìn nhau.
Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to:
- Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá !
Cô Vân đứng lặng người. Đôi mắt cô chớp chớp, mặt cô đỏ lên rồi tái dần. Viên phấn trên tay cô rơi xuống. Phải mất vài phút, cô mới giảng tiếp được. Giờ học hôm đó kết thúc muộn.
liÖt nhiÖt chµo mõngC¸c thÇy c« gi¸o vµ c¸c em häc sinh ! Người dạy: Nguyễn Thị HảiTrường: THCS La Bằng.Tiết 10 : Bài 8: KHOAN DUNG Tiết 10; Bài 8: KHOAN DUNG1. Truyện đọc:Hãy tha lỗi cho em Giờ giảng văn đầu tiên. Nhìn cô giáo Vân viết trên bảng, nét chữ run run, không thẳng hàng, mấy bạn lớp tôi xì xào, đưa mắt nhìn nhau. Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to: - Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá ! Cô Vân đứng lặng người. Đôi mắt cô chớp chớp, mặt cô đỏ lên rồi tái dần. Viên phấn trên tay cô rơi xuống. Phải mất vài phút, cô mới giảng tiếp được. Giờ học hôm đó kết thúc muộn. Trước khi cho lớp nghỉ, cô Vân nói nhỏ nhẹ: - Trước hết, cô xin lỗi các em vì giảng quá giờ. Còn chữ viết (giọng cô đang ngập ngừng bỗng rành rọt hẳn lên) cô sẽ cố gắng trình bày đẹp hơn để các em dễ đọc. Hôm đó, đến phiên tôi và Khôi trực nhật, tôi đến lớp sớm hơn ngày thường. Thấy Khôi đang thập thò ngoài cửa lớp, tôi khẽ bước đến bên cậu ấy và nhìn vào. Trời ơi ! Cô Vân đang mải mê nắn nót tập viết; thảo nào, những giờ giảng gần đây chữ cô viết khác hẳn ngày đầu. Đang viết, bỗng nhiên viên phấn trên tay cô rơi xuống, cô ngồi thụp xuống đất, mặt nhăn lại đau đớn. Cô dùng tay trái nắn bóp tay phải khá lâu. Hình như đau quá, cô lấy tay lau nước mắt. Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ: - Cô ơi, cô làm sao thế? Em đi báo với các thầy, cô ở văn phòng nhé? - Không sao đâu các em ạ, một lát là khỏi thôi. Thỉnh thoảng, cô lại bị như thế. Chả là mảnh đạn còn trong cánh tay cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi trở trời là vết thương lại tấy lên đấy thôi. Tôi quay lại nhìn Khôi. Bỗng nó cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nó nghèn nghẹn: - Cô ơi! Cô tha lỗi cho em, em có lỗi với cô. Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến: - Không sao, cô không giận các em đâu. Thôi chúng ta cùng chuẩn bị đi, sắp đến giờ học rồi.Phỏng theo Phan Thị Đoan Trang(Tạp chí Vì trẻ thơ, số 119, tháng 12-2000Câu 1: Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào ?Câu 2: Cô Vân đã có thái độ và hành động như thế nào trước hành động của Khôi?Câu 3: Về sau thái độ của Khôi có sự thay đổi như thế nào ?Vì sao có sự thay đổi đó ? Câu 4: Thái độ và việc làm của Cô Vân lúc này ra sao? Qua hành động của Cô chúng ta thấy Cô là người như thế nào?Th¸i ®é vµ viÖc lµm cña b¹n Kh«iTh¸i ®é vµ viÖc lµm cña c« gi¸o V©nLóc ®ÇuVÒ sau - Quàng tay lên vai học sinh - Tha lỗi cho học sinh Th¸i ®é, viÖc lµm cña Kh«i vµ c« gi¸oV©n- Nói to, tỏ thái độ khó chịu.- Cô Vân lặng người, mắt chớp, mặt đỏ -> tái, phấn rơi... Không định kiến với học sinh, biết chấp nhận và tha thứ cho HS Là người có lòng khoan dung Khôi chứng kiến cảnh cô tập viết. Khôi cúi đầu, rớm nước mắt, giọng nghèn nghẹn.Xin cô tha lỗi.=> Thiếu tôn trọng cô giáo Ngỡ ngàng, tủi thân. Cô là người biết lắng nghe và chấp nhận.- Sau đó cô kiên trì tập viết.=> Nhận ra lỗi của mình2. Nội dung bài học:a. Thế nào là khoan dung?Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.Tình huống: Nam là 1 cậu bé đã từng phạm tội gây rối trật tự công cộng và trở về từ trường giáo dưỡng sau 6 tháng học tập ở đó. Cậu tỏ vẻ hối lỗi và ít nghịch ngợm hơn trước. Nhưng nhiều người trong khu phố vẫn cấm con em mình chơi với Nam vì họ cho rằng Nam là thằng hư hỏng.=> Có thái độ vô tư, công bằng, không định kiến, hẹp hòi.Tình huống: Bình và Hiếu là đôi bạn thân, Bình là lớp trưởng, luôn bỏ qua lỗi cho bạn ngay cả khi Hiếu thường xuyên không làm bài tập, hơn thế Hiếu chép bài của Bình trong giờ kiểm tra trong.=> Khoan dung không có nghĩa là bỏ qua những việc sai trái và những người cố tình làm điều sai trái hay là sự nhẫn nhục. Nối những tình huống ở cột A với cách cư xử ở cột B sao cho hợp lí.A - TÌNH HUỐNG B - CÁCH CƯ XỬ1. Bạn có thái độ gắt gỏng khó chịu.2. Bạn cố tình đổ lỗi cho mình.3. Bạn đặt điều nói xấu mình.4. Bạn cố tình làm đổ mực vào vở mình.a. Nhẹ nhàng giải thích để bạn thấy đó là hành vi không tốt.b. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra thái độ đó và cố gắng gần gũi với bạn.c. Tìm hiểu rõ sự việc, xác định người gây ra lỗi. Nhẹ nhàng chỉ ra sai trái của bạn.d. Bỏ qua cho bạn và khuyên bạn nên cẩn thận hơn.b. Biểu hiện của khoan dung- Tha thứ khi người khác biết lỗi và sửa lỗi;- Nhường nhịn bạn bè, em nhỏ;- Công bằng vô tư khi nhận xét người khác;- Thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa lỗi c. Ý nghĩa của lòng khoan dungĐối với cá nhân: Khoan dung là một đức tính quý báu. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.Đối với xã hội: Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống xã hội và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.d. Rèn luyện lòng khoan dung - Sống cởi mở, gần gũi với mọi người; - Cư xử một cách chân thành, rộng lượng;- Tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội;- Nghiêm khắc với bản thân, dũng cảm nhận và sửa lỗi, không tìm cách đổ lỗi cho người khácTiết 10; Bài 8 : KHOAN DUNG 1. Bỏ qua lỗi nhỏ của bạn2. Tìm cách che giấu khuyết điểm của bạn3. Nhường nhịn bạn bè và em nhỏ4. Mắng nhiếc người khác nặng lời khi không vừa ý5. Ôn tồn thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa chữa khuyết điểm. 6. Hay chê bai người khác7. Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người 8. Hay trả đũa người khác9. Đổ lỗi cho người khác3. Bài tập:Những hành vi nào sau đây thể hiện lòng khoan dung?2498Tình huống: Hằng và Lan ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần, Hằng vô ý làm dây mực ra vở của Lan. Lan nổi cáu, mắng Hằng và cố ý vẩy mực vào áo Hằng.=> Em có nhận xét gì về thái độ và hành vi của Lan? Nếu em là Lan em sẽ làm gì?Tiết 10; Bài 8 : KHOAN DUNG Ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về chủ đề khoan dung:* Một điều nhịn chín điều lành.* Những người đức hạnh thuận hòaĐi đâu cũng được người ta tôn sùng.* Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại * Nên tha thứ với lỗi nhỏ của bạn nếu bạn không sửa được. Nhưng đối với lỗi nhỏ của mình thì nên nghiêm khắcTúi khoai tây Một lần, cô giáo dặn tất cả học sinh của mình mang theo một túi rỗng vào lớp. Cô giáo mang ra một rổ khoai tây to và bảo: “Hãy viết tên tuổi mỗi người mà các em không thể tha thứ lên một củ khoai tây và cho vào túi của mình. Các em luôn phải giữ túi bên mình”.Vì luôn phải mang bên mình nên túi khoai tây càng to thì càng mang lại nhiều rắc rối. Hơn thế nữa sau vài ngày thì khoai tây bị phân hủy và có mùi khó chịu. Sau một tuần cô giáo bảo học sinh hãy quẳng túi khoai tây đi cùng với sự tha thứ cho những người mà học sinh căm ghét. Túi khoai tây được vứt đi rồi, tất cả học sinh đều thấy nhẹ nhõm và không phải lo lắng nhiều nữa.Mọi người thường nghĩ rằng tha thứ là sự ban ơn dành cho người khác, nhưng hơn hết, nó cũng là món quà dành cho chính bản thân chúng ta. Tiết 10; Bài 8 : KHOAN DUNG Em có đồng ý với câu nói: “Mọi người thường nghĩ rằng tha thứ là sự ban ơn dành cho người khác, nhưng hơn hết, nó cũng là món quà dành cho chính bản thân chúng ta” trong câu chuyện không ?Tiết 10; Bài 8 : KHOAN DUNGLời hay ý đẹp:Người bạn tốt nhất của tôi là người biết tha thứ và chỉ bảo cho tôi biết lỗi lầm. T.GREGORIOkÝnh chóc søc khoÎC¸c thÇy c« gi¸o vµ c¸c em häc sinh Tình huống 1 Sau khi chiến thắng quân Minh, Lê Lợi đã ra lệnh tha cho 10 vạn quân địch được an toàn trở về với quê hương xứ sở, lại còn cung cấp cho thuyền, ngựa, lương thực và sửa sang đường sá để cho chúng rút về nước. Quân Minh hết sức cảm động, kéo đến dinh Bồ Đề để lạy tạ những người lãnh đạo của nghĩa quân Lam Sơn. Theo em, việc làm của Lê Lợi có ý nghĩa gì?Tình huống 2Nam là 1 cậu bé đã từng phạm tội gây rối trật tự công cộng và trở về từ trường giáo dưỡng sau 6 tháng học tập ở đó. Cậu tỏ vẻ hối lỗi và ít nghịch ngợm hơn trước. Nhưng nhiều người trong khu phố vẫn cấm con em mình chơi với Nam vì họ cho rằng Nam là thằng hư hỏng. Câu hỏi: Trong tình huống này ai là người bị đối xử thiếu khoan dung? Người đó sẽ cảm thấy thế nào? Nguyên nhân của sự thiếu khoan dung trong trường hợp trên là gì?Tình huống 1: Việc làm của Lê lợi là thể hiện lòng khoan dung đối với kẻ thù. Việc làm này đã khiến cho quân địch phải cảm động và nể phục.Tình huống 2: Nam là người bị đối xử thiếu khoan dung. Nam sẽ thấy buồn và có cảm giác mình bị xa lánh, hắt hủi. Nguyên nhân của sự thiếu khoan dung này là do sự thiếu hiểu biết của mọi người và cái nhìn định kiến.Đoạn văn về lòng khoan dung:Khoan dung đâu phải là tha thứ cho những gì là quá lớn, chỉ những việc đơn giản như em gái làm hỏng món đồ chơi mà bạn yêu thích hay ông anh trót làm bẩn chiếc váy đẹp nhất của bạn. Khoan dung không yêu cầu con người ta phải bỏ qua ngay lập tức mà là bạn có thể bỏ qua, tha thứ cho người gây ra lỗi lầm với bạn một cách thanh thản, nhẹ nhàng, cũng như làm người đó không cảm thấy áy náy. Những người có đức tính này luôn có cuộc sống thanh thản, nhẹ nhàng như những gì mà họ đối xử với người khác vậy. Con người cần có lòng khoan dung để tha thứ cho nhau, để sống tốt hơn, đẹp hơn.
File đính kèm:
- Bai Khoan dung 10.ppt