Tiết 10 - Bài 8: Năng động và sáng tạo ( tiết 1)

 1.Về kiến thức: Giúp học sinh

 - Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo.

 - Ý nghĩa của năng động sáng tạo

 

 2. Về kĩ năng:

 - Năng động sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngày.

 3. Về thái độ:

 - Tích cực chủa động và sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngay.

 - Tôn trọng những người sống năng động sáng tạo.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2727 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 10 - Bài 8: Năng động và sáng tạo ( tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn: 09/10 /2011, lớp dạy: 9a1 đến 9a7
Tuần	 : 10 ; Tiết : 10
Bài 8 : NĂNG ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO
 ( Tiết 1)
I - Mục tiêu bài học
 1.Về kiến thức: Giúp học sinh 
 - Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo.
 - Ý nghĩa của năng động sáng tạo
 2. Về kĩ năng:
 - Năng động sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngày.
 3. Về thái độ:
 - Tích cực chủa động và sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngay.
 - Tôn trọng những người sống năng động sáng tạo. 
II/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
Kĩ năng tư duy sáng tạo trong học tập, lao động và rèn luyện
Kĩ năng tư duy phê phán đối với nhựng suy nghĩ, hành vi, thói quen trì trệ, thụ động trong học tập, lao động và rèn luyện 
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các tấm gương học tập, lao động và rèn luyện năng động sáng tạo trong thực tiễn
Kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện tính năng động sáng tạo
 III-Chuẩn bị
Giáo viên :+ Giáo án, sgk, bảng phụ, dụng cụ trò chơi, máy nghe nhạc
 + Mẩu chuyện về Lương Thế Vinh, Võ Nguyên Giáp,..
Học sinh : Đọc và suy nghĩ trước các câu hỏi của phần đặt vấn đề 
 IV-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2: Kiểm tra bài cũ + Giới thiệu bài mới
Gv gọi học sinh chơi trò chơi “nhanh trí”
Luật chơi: Trong một chiếc hộp đựng một số đồ vật ( quả dưa hấu, bó đũa, bánh chưng,) . Một bạn dùng tay cảm nhận và nêu những đặc điểm của đồ vật (không được dùng từ đồng nghĩa) để bạn khác ghi tên tên đồ vật đó lên bảng. sau đó gv hỏi về ý nghĩa của các đồ vật.
Gv nhận xét, ghi điểm
? Trò chơi trên đòi hỏi chúng ta phải như thế nào? 
Học sinh trả lời 
Gv: Trong cuộc sống cũng như thế, nếu chúng ta biết năng động, sáng tạo thì sẽ vượt qua nhiều khó khăn và thành công. Để hiểu rõ hơn thì chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
3.Bài mới
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh 
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Khai thác phần đặt vấn đề 
Mục đích : Giúp học sinh từng bước hiểu và đi đến khái niệm về năng động, sáng tạo
Gv gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề 1 sgk/27
 Học sinh đọc
?Hoàn cảnh gia đình của Ê-đi-xơn như thế nào? 
Khó khăn
?Mẹ cậu bị bệnh gì? (ĐT HS Y )
Đau ruột thừa cấp tính, phải mổ ngay
?Không đủ ánh sáng để mổ, Ê-đi-xơn đã nghĩ ra cách gì?
Học sinh trả lời
Gv: Sáng tạo của Ê-đi-xơn đã giúp ca mổ thành công
Về sau Ê-đi-xơn đã có những sáng tạo nào?
-Sáng chế ra đèn điện, máy ghi âm, điện thoại,
? Chứng tỏ Ê-đi-xơn là người như thế nào? 
-Năng động, sáng tạo .
Gv: Trong suốt cuộc đời tận tụy, Thomas Edison đã lãnh tất cả 1,097 bằng phát minh. Thomas Edison là gương sáng của người tự học. Ngoài nền giáo dục do mẹ ban cho, Edison tìm học tại các thư viện công cộng. Tính ra ông đã đọc hơn 10,000 cuốn sách - 3 cuốn mỗi ngày. Trí nhớ và óc thông minh siêu việt của ông đã giúp ông thấu hiểu và lưu trữ được tất cả kiến thức thu thập cho tới khi chết. 
Gv gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề 2 sgk/28
 ?Lê Thái Hoàng đã có những thành tích nào? (ĐT HS Y)
-Huy chương vàng Toán quốc tế (lần 40),
? Có thể kết luận gì về Hoàng?
-Năng động, sáng tạo 
? Những việc làm nào của Hoàng thể hiện điều đó?
-Say mê, nỗ lực, nghiên cứu, tìm ra nhiều cách giải,..
?Em học tập được gì qua tấm gương của Êđisơn và Lê Thái Hoàng?
Suy nghĩ tìm ra cách giải quyết công việc tốt nhất.
- Kiên trì, chịu khó, quyết tâm vượt khó khăn
Gv: Trong những điều kiện khó khăn nhất mà hai nhân vật trên đều tìm ra những cái mới và có hiệu quả cao.
? Điều này tương tự như câu tục ngữ gì? (ĐT HS G )
-Cái khó ló cái khôn.
?Vậy em hiểu thế nào là năng động? Thế nào là sáng tạo?
Học sinh trả lời 
Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức
(Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin)
? Kể gương năng động sáng tạo mà em biết?
 Lương Định Của, Ngô Bảo Châu, 
Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Bác đã vận dụng một cách sáng tạo mô hình CNXH ở nước Nga Xô Viết phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam, từ đó tìm ra con đường giải phóng dân tộc.
- Bếp Hoàng cầm
- Anh nông dân chưa hề qua trường lớp kĩ thuật nào mà chế tạo thành công máy gặt lúa cầm tay (Nguyễn Đức Tâm-Lâm Đồng).
? Câu danh ngôn, tục ngữ nào nữa nói về năng động, sáng tạo ?
*Non cao cũng có đường trèo
Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi 
*Học một biết mười
*Siêng làm thì có, siêng học thì hay
Gv giải thích thêm
Học sinh lắng nghe
I-Nội dung bài học
1.Khái niệm:
-Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm
-Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới, tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không phụ thuộc vào những cái đã có
Vd: năng động sáng tạo trong học tập, lao động
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế 
Mục đích : Giúp học sinh tìm ra những biểu hiện khác nhau của những người có tính năng động, sáng tạo trong học tập và lao động để rút ra ý nghĩa
Thảo luận: (Kĩ năng tư duy phê phán)
N1+ 2: Tìm những biểu hiện của năng động sáng tạo trong lao động
N3+ 4: Tìm những biểu hiện của năng động sáng tạo trong học tập 
Hết giờ thảo luận, đại diện các nhóm trình bày (ĐT HS G )
Gv đưa ra đáp án
Trong học tập
Trong lao động
* NĐ-ST: phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi, kiên trì, nhẫn nại để phát hiện cái mới. Không thỏa mãn với những điều đã biết. Linh hoạt xử lí các tình huống.
* NĐ-ST: : chủ động, dám nghĩ, dám làm, tìm ra cái mới, cách làm mới, năng suất hiệu quả cao, phấn đấu để đạt mục đích tốt đẹp.
* Không NĐ-ST: thụ động, lười học, lười suy nghĩ, không có chí vươn lên. Học vẹt
* Không NĐ-ST: . bị động, do dự, bảo thủ, né tránh, bằng lòng với thực tại, trông chờ vào người khác,..
Mở loa cho cả lớp nghe về một số phương pháp học tập hiệu quả
Học sinh lắng nghe
Yêu cầu học sinh nhắc lại
Gv giới thiệu tranh “vệ sinh lớp, sân trường”
Lồng ghép giáo dục môi trường :(Kĩ năng tư duy sáng tạo)
?Khi nhận khu vực lao động, thầy giao cho lớp một đám cỏ khá nhiều và rộng, em hãy đề xuất cách lao động sao cho nhanh và sạch?
chia nhóm, tránh làm đông người, chiếm chỗ 
chia khu vực lao động cụ thể, đề ra thời gian hoàn thành, 
các tổ cùng thi đua với nhau xem ai nhanh và sạch hơn.
*Lồng ghép giáo dục ATGT:
? Hãy đưa ra một số giải pháp đảm bảo ATGT giờ tan học?
Học sinh trả lời 
Gv bổ sung: Nâng cao ý thức của học sinh , mở rộng cổng ra vào,kể cả cổng nhỏ; có thể phân làn đường để tranh chen lấn,
2.ý nghĩa
-Năng động sáng tạo giúp con người có thể vượt qua những khó khăn, thử thách, đạt được kết quả cao trong học tập,lao động và cuộc sống.
- Góp phần xây dựng gia đình và xã hội 
4: Củng cố 	
-Bt: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? Giải thích vì sao?
Học sinh còn nhỏ, chưa thể sáng tạo được
Trong thi đấu thể thao chỉ cần có sức khỏe, không cần phải năng động sáng tạo
Chỉ trong nghiên cứu khoa học mới cần đến sự sáng tạo
Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của tất cả mọi người lao động.
Đáp án: Đồng ý với câu d.
5: Hướng dẫn về nhà 
Học bài
Làm bài tập 1
Tiếp tục sưu tầm tấm gương năng động, sáng tạo để chuẩn bị cho phần tiếp theo của bài.
V/ Rút kinh nghiệm:
..

File đính kèm:

  • docb8 t1.doc
Bài giảng liên quan