Tiết 11 - Bài 8: Khoan dung - Nguyễn Thị Thanh Thủy
1.Kiến thức:
- HS hiểu được thế nào là khoan dung.
- Kể được một số biểu hiện của lòng khoan dung
- Nêu được ý nghĩa của lòng khoan dung
2. Kĩ năng:
- Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh.
3. Thái độ:
- Khoan dung độ lượng với mọi người, phê phán sự định kiến, hẹp hòi, cố chấp trong quan hệ giữa người với người.
Trường THCS Thạch Bàn Giáo án Giáo dục công dân - Khối 7 Tiết 11 Bài 8 Khoan dung Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thủy Trình độ CM: CĐSP Trình độ tin học: soạn thảo văn bản Điện thoại: 0166.8864.918 I.Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: - HS hiểu được thế nào là khoan dung. - Kể được một số biểu hiện của lòng khoan dung - Nêu được ý nghĩa của lòng khoan dung 2. Kĩ năng: - Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh. 3. Thái độ: - Khoan dung độ lượng với mọi người, phê phán sự định kiến, hẹp hòi, cố chấp trong quan hệ giữa người với người. II.Chuẩn bị: Thầy: Bài soạn, băng hình, tranh ảnh thể hiện lòng khoan dung. Máy Projector, bút dạ, bảng nhóm. Trò: Sưu tầm ca dao tục ngữ, danh ngôn, câu chuyện, tấm gương về lòng khoan dung. III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh - Kiểm tra việc sưu tầm ca dao tục ngữ, danh ngôn, tấm gương về lòng khoan dung của các nhóm ( TG: 1 phút) 3.Các hoạt động dạy học: HĐ1: Giới thiệu bài ( TG: 5 phút) HS đóng vai tình huống Cả lớp theo dõi (?)Em có nhận xét gì về cách xử sự của hai bạn trong tình huống? HS: trả lời GV: nhận xét Cách xử sự của bạn Minh thể hiện bạn là người có lòng khoan dung. Vậy khoan dung là gì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện đọc ( tg: 10 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt GV: gọi 3 học sinh đọc phân vai câu chuyện trong SGK HS đọc HS khác nhận xét cách đọc của các bạn. GV: nhận xét GV: Để tìm hiểu câu chuyện chúng ta cùng thảo luận nhóm Câu hỏi thảo luận: Câu hỏi 1: - Hành động của Khôi trong giờ học đó có đúng không? Vì sao? - Cô Vân đã có thái độ như thế nào trước hành động của Khôi? Em hiểu gì về cô Vân qua thái độ đó? Câu hỏi 2: - Khi chứng kiến cô Vân tập viết, Khôi đã có sự thay đổi như thế nào? - Trước lời nhận lỗi của học sinh cô Vân có thái độ và cử chỉ như thế nào? Em hiểu thêm điều gì ở cô Vân? Yêu cầu - Hình thức: Thảo luận nhóm 8 -Thời gian: 5 phút Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung GV: nhận xét, chốt (?)Với cương vị là một cô giáo cô Vân có thể có cách xử lí nào khác đối với bạn Khôi? HS: trả lời GV: kết luận (?)Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? HS trả lời cá nhân GV: nhận xét, chốt máy I.Tìm hiểu bài 1. Truyện đọc “Hãy tha lỗi cho em” Khôi Cô Vân - Nói to “chữ cô khó đọc quá”. àThiếu tôn trọng cô giáo -Đứng lặng, viên phấn rơi xuống, mặt đỏ. àNgỡ ngàng, tủi thân àBiết lắng nghe, biết chấp nhận -Cúi đầu rơm rớm -Xin cô tha lỗi àNhận ra lỗi của mình -Quàng tay lên vai học sinh. -Tha lỗi cho học sinh àKhông định kiến với học sinh, biết chấp nhận và tha thứ cho HS àLà người có lòng khoan dung 2. Nhận xét: - Phải rộng lòng tha thứ cho người khác. - Không nên vội vàng định kiến khi nhận xét người khác. HĐ3: Tìm hiểu nôị dung bài học (tg: 15 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt (?)Qua tìm hiểu truyện em hiểu thế nào là khoan dung? HS: trả lời GV: nhận xét, chốt máy GV: Trong thời đại ngày nay, khoan dung còn là sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, là sự chấp nhận cá tính, thói quen, sở thích của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội. Đó còn là thái độ công bằng, vô tư đối với người khác. GV: Tổ chức trò chơi “Tiếp sức” Cách chơi: Mỗi đội cử 5 bạn nhanh nhất -Các đội sẽ thi tìm nhanh những biểu hiện của lòng khoan dung ghi lên bảng phụ -Thời gian: 3 phút -Đội nào tìm được nhiều biểu hiện đúng đội đó thắng. GV: nhận xét, chốt lại những biểu hiện của lòng khoan dung. Cho điểm HS (?) Trái với khoan dung là gì? HS: trả lời GV: Đó là thói cố chấp, định kiến hẹp hòi, ích kỉ GV đưa tình huống: Sau giờ thể dục giữa giờ, em lên lớp trước và thấy Nam đang lục cặp của Bình để lấy tiền. Nam nói sẽ chia cho em một nửa nhưng phải giữ kín chuyện này. Trong tình huống này em sẽ làm gì? HS: trả lời cá nhân GV: nhận xét, kết luận Khoan dung là rộng lòng tha thứ nhưng chúng ta nên hiểu khoan dung không phải là thỏa hiệp với những việc làm, quan điểm sai trái của người khác. (?)Em đã có lần nào biết tha thứ chưa? Và có lần nào em được tha thứ? Hãy kể lại trường hợp đó? 2 HS: kể GV: nhận xét, kết luận (?)Trong cuộc sống khoan dung có ý nghĩa như thế nào? HS: trả lời cá nhân, HS khác nhận xét, bổ sung GV: nhận xét, chốt máy GV: Năm 1995 được LHQ lấy là năm quốc tế về lòng khoan dung trên cơ sở đề cao lòng khoan dung, coi đó là nhân tố cần thiết cho hòa bình thế giới. GV: chiếu đoạn băng (?) Em hãy cho biết nôị dung của đoạn băng trên là gì? HS: theo dõi băng và trả lời GV: Vào dịp 1-5 hoặc 2-9 Đảng và Nhà nước ta có chính sách ân xá đối với những phạm nhân cải tạo tốt. Đó là thể hiện sự khoan hồng độ lượng của Đảng và Nhà nước đối với những người hối cải biết sửa chữa lỗi lầm. (?)Giải thích câu tục ngữ “Đánh kể chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại”. HS: giải thích GV: nhận xét (Cần biết tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận.) (?)Để có lòng khoan dung chúng ta phải rèn luyện như thế nào? HS: thảo luận nhóm bàn, trả lời cá nhân GV: nhận xét, chốt (?)Tìm một số câu ca dao tục ngữ thể hiện lòng khoan dung? HS: tìm và trả lời GV: nhận xét Bài tập nhanh: (chiếu máy) Những hành vi nào sau đây thể hiện lòng khoan dung? Bỏ qua lỗi nhỏ của bạn. Tìm cách che giấu khuyết điểm cho bạn ôn tồn thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa chữa khuyết điểm. Đổ lỗi cho người khác Chăm chú lắng nghe để hiểu người khác. II.Nội dung bài học: 1.Thế nào là khoan dung? -Khoan dung là rộng lòng tha thứ. 2. Biểu hiện: - Biết lắng nghe để hiểu người khác. -Biết tha thứ cho người khác, không chấp nhặt -Không định kiến hẹp hòi khi nhận xét người khác. 3.ý nghĩa của lòng khoan dung: - Khoan dung là đức tính quý báu của con người. - Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy. - Cuộc sống và quan hệ giữa mọi người trở lên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. 4. Rèn luyện lòng khoan dung: - Sống cởi mở, gần gũi mọi người - Cư xử một cách chân thành rộng lượng - Biết tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở các chuẩn mực xã hội. - Nghiêm khắc với bản thân mình, biết tự kiềm chế. Đáp án: a- c- e HĐ4: Hướng dẫn luyện tập, củng cố (12 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt GV: chiếu bài tập a( SGK) Hãy kể lại một việc làm thể hiện lòng khoan dung của em, của bạn em hoặc của người lớn mà em biết. HS: kể, HS khác nhận xét GV: nhận xét Bài tập bổ sung: Nối cột A và cột B cho phù hợp A B 1.Trung thực 2.Khoan dung 3.Đạo đức và kỉ luật a.Làm bài tập đầy đủ b.Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm. c.Tha thứ cho lỗi nhỏ của bạn. d. Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với bạn. (?)Theo em giữa trung thực và khoan dung có mâu thuẫn với nhau không? HS: trả lời cá nhân GV: nhận xét kết luận Trung thực và khoan dung là những phẩm chất đạo đức cao đẹp cần có ở mỗi con người đặc biệt trong thời đại ngày nay. Giữa trung thực và khoan dung không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau để tạo ra con người mới. GV: chiếu tình huống bài tập c (sgk) HS: đóng vai tình huống Các nhóm thảo luận, nhận xét, đă ra cách ứng xử bảng đóng vai thể hiện tình huống. GV: nhận xét, cho điểm GVKL toàn bài: Khoan dung là một đức tính cao đẹp và có ý nghĩa to lớn vì nó giúp con người dễ dàng sống hòa nhập trong đời sống cộng đồng, nâng cao vai trò và uy tín cá nhân trong XH. Khoan dung làm cho đời sống xã hội trở lên lành mạnh, tránh được bất đồng gây xung đột căng thẳng có hại cho cá nhân và XH. Trong gia đình các thành viên có lòng khoan dung thì gia đình đó sẽ ấm cúng, hòa thuận, hạnh phúc. Và đó cũng là một trong những tiêu chuẩn của gia đình văn hóa mà bài học sau cô và các em sẽ cùng tìm hiểu. III.Luyện tập: Bài tập a (sgk) Đáp án: 1- b ; 2- c ; 3- a Bài tập c (sgk) HĐ5: Hướng dãn về nhà ( 2phút) Làm bài tập d, đ (sgk) Sưu tầm tranh ảnh về mô hình gia đình Chuẩn bị bài “Xây dựng gia đình văn hóa”. IV.Tài liệu tham khảo Băng hình phim “Đường đời” Đĩa CD bài dạy GDCD- cty thiết bị trường học Sách tham khảo: Phương pháp giảng dạy môn GDCD, Người tốt việc tốt
File đính kèm:
- Khoan dung.doc