Tiết 11 - Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa ( tiết 1)

1. Về kiến thức :

 Kể được những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa.

 Hiểu được ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa.

 Biết được mỗi người phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa.

2. Về kĩ năng :

 Biết phân biệt các biểu hiện đúng và sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa gia đình.

 Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hóa.

 Biết thể hiện hành vi văn hóa trong cư xử, lối sống gia đình.

3. Về thái độ:

 Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa.

 Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa.

 

doc6 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2781 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 11 - Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa ( tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
-Vợ chồng đọc sách báo, trao đổi chuyên môn.
-Bạn Tú chăm chỉ học bài.
-Cô chú là chiến sỉ thi đua, bạn Tú là học sinh giỏi.
d/Gia đình cô Hòa đối xử như thế nào với bà con láng giềng?
-Tích cực đóng góp xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.
-Cô chú luôn quan tâm giúp đỡ bà con lối xóm. Ai ốm đau bệnh tật đều được cô chú tận tình giúp đỡ.
đ/Gia đình cô Hòa làm tốt nhiệm vụ công dân như thế nào?
Gương mẫu đi đầu và vận động bà con thường xuyên làm vệ sinh môi trường và chống các tệ nạn xã hội.
e/Mọi thành viên trong gia đình cô Hòa đã làm gì để xây dựng gia đình mình thành gia đình văn hóa?
-Cô Hòa: Vừa hoàn thành công tác ở cơ quan, vừa quán xuyến việc nhà, chăm sóc, nuôi dạy con chu đáo.
-Hai vợ chồng: tăng gia sản xuất, chăn nuôi, cải thiện đời sống.
-Bạn Tú: chăm học, giúp cha mẹ dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây trồng, cắt cỏ cho bò.
-Mọi người luôn chia sẻ giúp đỡ nhau trong mọi công việc.
-Gia đình đầm ấm vui vẻ.
-Gia đình cô chú tích cực xây dựng nếp sống ở khu dân cư, vận động bà con làm vệ sinh môi trường, chống các tệ nạn xã hội.
-Các nhóm thảo luận và báo cáo.
-GV: Nhận xét, bổ sung.
Kết luận của GV: 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học bằng phương pháp động não(4’) Slide 9,10
Mục tiêu: Học sinh kể được những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa; hiểu được ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa; biết được mỗi người phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa.
KNS: Rèn luyện kĩ năng kĩ năng tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề về những việc HS cần phải làm để góp phần nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
Cách tiến hành:
GV cho HS độc lập suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau:
1.Các tiêu chuẩn gia đình văn hóa?
2.Ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa?
3.Trách nhiệm của mỗi người?
Kết luận GV: 
Hoạt động 3: Luyện tập bằng phương pháp thảo luận nhóm (10’) Từ slide 11 đến slide 17
Mục tiêu: Học sinh biết phân biệt các biểu hiện đúng và sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa gia đình; biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hóa; biết thể hiện hành vi văn hóa trong cư xử, lối sống gia đình.
KNS: Rèn luyện kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về những biểu hiện của nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
Cách tiến hành: 
GV cho HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi như sau:
1/Đời sống văn hóa tinh thần của một gia đình một gia đình văn hóa được thể hiện như thế nào?
2/Để tinh thần lành mạnh, phong phú thì cơ sở của nó là gì?
3/Vậy chúng ta phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa?
4/Theo em, đời sống vật chất và tinh thần của gia đình có mối quan hệ như thế nào?
5/Trong thực tế, có thể có một số loại gia đình nào?
6/Ở địa phương em, tiêu chuẩn cụ thể để xây dựng gia đình văn hóa được quy định như thế nào?
7/Em có biết vì sao việc thực hiện sinh đẻ có kế hoạch là một tiêu chuẩn của gia đình văn hóa?
8/Để xây dưng gia đình văn hóa, mỗi người trong gia đình cần phải làm gì và tránh làm điều gì?
9/Con cái có thể tham gia xây dựng gia đình văn hóa không? Nếu có thì tham gia như thế nào?
Kết luận GV: 
I.Tìm hiểu chung: 
1.Tìm hiểu truyện đọc:
2.Nhận xét
a/Gia đình cô Hòa có mấy người? Thuộc gia đình như thế nào?
b/Em có nhận xét gì về nếp sống gia đình cô Hòa?
c/Đời sống tinh thần của gia đình cô Hòa như thế nào?
d/Gia đình cô Hòa đối xử như thế nào với bà con láng giềng?
đ/Gia đình cô Hòa làm tốt nhiệm vụ công dân như thế nào?
e/Mọi thành viên trong gia đình cô Hòa đã làm gì để xây dựng gia đình mình thành gia đình văn hóa?
II.Nội dung bài học: 
1.Các tiêu chuẩn gia đình văn hóa.
-Gia đình hòa thuận, hạnh phúc tiến bộ.
-Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
-Đoàn kết với xóm giềng.
-Làm tốt nghĩa vụ công dân.
2.Ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa.
-Đối với cá nhân và gia đình: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người. Gia đình văn hóa góp phần rất quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có văn hóa, có đạo đức, và chính những con người đó đem lại hạnh phúc và sự phát triển bền vững cho gia đình.
-Đối với xã hội : gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hạnh phúc, bình yên thì xã hội mới ổn định, vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, hạnh phúc. 
3.Trách nhiệm của mỗi người:
–Đối với mọi người nói chung : Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình, sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội.
-Đối với HS: phải chăm học, chăm làm, kính trọng, vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em ; không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự của gia đình. 
III. Luyện tập: 
1/Đời sống văn hóa tinh thần của một gia đình một gia đình văn hóa được thể hiện như thế nào?
-Các thành viên trong gia đình có tình cảm gắn bó, quan tâm thương yêu, chăm sóc nhau, có nề nếp gia phong: kính trên nhường dưới, con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo, không khí gia đình đầm ấm, hòa thuận.
-Sinh hoạt văn hóa, tinh thần trong gia đình lành mạnh: Mọi thành viên trong gia đình có nhu cầu, sở thích văn hóa lành mạnh, tích cực học tập, không sa vào các tệ nạn xã hội, không sử dụng văn hóa phẩm độc hại, thấp kém.
2/Để tinh thần lành mạnh, phong phú thì cơ sở của nó là gì?
Để có tinh thần lành mạnh, phong phú thì cơ sở của nó là đời sống vật chất của gia đình.
3/Vậy chúng ta phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa?
Mọi thành viên trong gia đình phải tích cực lao động, tùy theo khả năng, sức lực của mình, làm ra nhiều của cải nhằm nâng cao mức sống của gia đình, làm cho đời sống gia đình ngày càng đầy đủ, ấm no.
4/Theo em, đời sống vật chất và tinh thần của gia đình có mối quan hệ như thế nào?
Giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của gia đình có mối quan hệ chặt chẽ nhưng không phải cứ đời sống vật chất cao thì đời sống tinh thần của gia đình cũng cao. Thực tế có những gia đình giàu có nhưng bất hạnh, vì các thành viên trong gia đình không thực hiện tốt bổn phận của mình hoặc ăn chơi đua đòi, sa vào những thói hư tật xấu, làm tổn hại danh dự gia đình. Ngược lại có những gia đình không giàu, thậm chí khó khăn về kinh tế nhưng hạnh phúc, vì mọi người trong gia đình biết thương yêu nhau, biết quan tâm nhau, thực hiện tốt bổn phận trách nhiệm của mình.
5/Trong thực tế, có thể có một số loại gia đình nào?
-Gia đình không giàu nhưng mọi người thương yêu nhau, biết chia sẻ, quan tâm nhau, thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình, sinh hoạt văn hóa lành mạnh, con cái học hành chăm ngoan.
-Gia đình giàu có nhưng cha mẹ thiếu gương mẫu(trong làm ăn, trong quan hệ với xóm giềng, trong cư xử với nhau, mắc những thói hư tật xấu . . .) con cái hư hỏng.
-Gia đình bất hòa, thiếu nề nếp gia phong.
-Gia đình bất hòa vì con qua đông, nghèo túng.
6/Ở địa phương em, tiêu chuẩn cụ thể để xây dựng gia đình văn hóa được quy định như thế nào?
-Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, mỗi gia đình chỉ có từ 1-2 con.
 -Không mê tín dị đoan, sinh hoạt văn hóa lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội.
-Nuôi con khỏe, dạy con ngoan.
-Có ý thức bảo vệ môi trường.
-Gia đình hòa thuận.
-Làm tốt nghĩa vụ công dân.
7/Em có biết vì sao việc thực hiện sinh đẻ có kế hoạch là một tiêu chuẩn của gia đình văn hóa?
Thực hiện kế hoạch hóa gia đình là thực hiện quy mo6gia đình nhỏ (ít con) mới có điều kiện chăm sóc, nuôi dạy con cái chu đáo, đầy đủ. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình là xóa bỏ tư tưởng lạc hậu: “Con đàn cháu đống”, “trọng nam khinh nữ”, coi con trai hơn con gái. Một gia đình văn hóa phải là một gia đình thực hiện tốt sinh đẻ có kế hoạch.
8/Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người trong gia đình cần phải làm gì và tránh làm điều gì?
-Kính trọng ông bà, cha mẹ; là cha mẹ phải thương yêu, chăm sóc con cái, gia đình hòa thuận, đầm ấm.
-Sống lành mạnh, giản dị, không đua đòi ăn chơi.
-Tránh xa các tệ nạn xã hội.
-Con cái chăm ngoan, học giỏi.
-Ông bà, cha mẹ gương mẫu là tấm gương để con cháu noi theo, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
-Mọi thành viên trong gia đình phải tích cực lao động theo khả năng của mình, làm ra nhiều của cải nhằm nâng cao mức sống gia đình, làm cho gia đình ngày càng càng đầy đủ ấm no . . .
-Sinh hoạt văn hóa, tinh thần trong gia đình lành mạnh.
-Không sử dụng văn hóa phẩm độc hại, thấp kém.
* Những điều nên tránh:
-Bạo lực trong gia đình.
-Cha mẹ thiếu gương mẫu.
-Cha mẹ sống bất hòa.
-Sinh con quá đông.
9/Con cái có thể tham gia xây dựng gia đình văn hóa không? Nếu có thì tham gia như thế nào?
-Con cái có thể tham gia xây dung gia đình văn hóa.
Bởi vì: Con cái là một thành viên trong gia đình.
-Trẻ em phải thực hiện đúng bổn phận và trách nhiệm của mình với gia đình với gia đình, góp phần xây dựng gia đình văn hóa:
+Chăm ngoan, học giỏi. 
+Kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu thương anh chị em.
+Sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh.
+Không làm điều tổn hại đến danh dự của gia đình.
+Tham gia bàn bạc công việc của gia đình. 
 4. Củng cố bài: Thời gian 5’ Slide 18
-Vì sao con cái hư hỏng là nổi bất hạnh lớn của gia đình?
Gia đình nào có con cái hư hỏng-đó là nỗi bất hạnh của gia đình đó. Vì: sự hư hỏng của con cái đã làm ảnh hưởng đến danh dự gia đình, là nỗi đau của những người làm cha, làm mẹ. Cha mẹ chưa làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình trong việc chăm lo nuôi dạy con cái. Việc hư hỏng của con cái làm tổn hại, rạn nứt đến nề nếp gia phong của gia đình, ảnh hưởng cả xã hội.
-Em hãy nêu những biểu hiện trái với gia đình văn hóa. Nguyên nhân của nó?
+Cha mẹ chỉ lo làm ăn không quan tâm giáo dục con cái đẩy con cái vào con đường hư hỏng.
+Trong gia đình, vợ chồng bất hòa, không chung thủy.
+Cha mẹ thiếu gương mẫu (trong làm ăn, trong quan hệ với xóm giềng, mắc những thói xấu . . .).
+Bạo lực gia đình.
+Mọi người thiếu quan tâm, yêu thương, chăm sóc nhau.
+Sống không có tình cảm, đạo lý . . .
*Nguyên nhân: Lối sống thực dụng, buông thả của một số người; sự lạc hậu trong nhận thức của một số cá nhân.
5. Dặn dò: Thời gian 1’ Slide 19
Về nhà xem lại các câu hỏi và gợi ý trả lời để tiết sau thảo luận. 
V. Rút kinh nghiệm
Duyệt

File đính kèm:

  • docBai 9.doc
Bài giảng liên quan