Tiết 8: Kiểm tra viết môn Giáo dục công dân 12

I.- Mục tiêu bài học:

- Kiến thức: Đnh gi lại kết quả của qu trình lĩnh hội kiến thức của HS qua qu trình học tập từ bi 1?3.

- Kĩ năng: Nhận biết nhanh, phn tích v khả năng vận dụng kiến thức đ học vo cuộc sống

- Thái độ: Có thái độ đúng đắn trong học tập

II.- Chuẩn bị :

 1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn câu hỏi, đáp án, biểu điểm

 2. Chuẩn bị của HS: Học bài ở nhà

 

doc3 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 8: Kiểm tra viết môn Giáo dục công dân 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Trường THPT Nguyễn Hữu Quang	GV: Kiều Đình Đào	 Giáo án GDCD K12
Ngày soạn: 
Tiết PPCT: 8 	Bài dạy: 
Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: Đánh giá lại kết quả của quá trình lĩnh hội kiến thức của HS qua quá trình học tập từ bài 1à3.
- Kĩ năng: Nhận biết nhanh, phân tích và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống
- Thái độ: Có thái độ đúng đắn trong học tập
Chuẩn bị :
	1. Chuẩn bị của giáo viên:	Soạn câu hỏi, đáp án, biểu điểm
	2. Chuẩn bị của HS: 	Học bài ở nhà	
Hoạt động dạy học:
Ổn định lớp:	Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh 	
2. Kiểm tra bài cũ: 	
3. Giới thiệu bài: 	
Tiến trình tiết dạy:
CÂU HỎI:
A.TRẮC NGHIỆM: (3 điểm )
	(Chọn đáp án đúng nhất và điền vào bảng ở bên dưới.).
 1. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là:
	a) Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau	
	b) Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật	
	c) Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí.
	d) Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật
 2. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là:
	a) Bât kỳ công dân nào, nếu có đủ các điều kiện theo quy định của PL đều được hưởng các quyền công dân	
	b) Những người có cùng mức thu nhập (trên 60 triệu đồng/năm) phải đóng thuế thu nhập như nhau
	c) Mọi công dân đều có quyền lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích của mình	
	d) Mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử . 
 3. Pháp luật là gì?
	a) Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện	
	b) Hệ thống các quy tắc xử sự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương
	c) Hệ thống các quy tắc xử sự do Bộ công an ban hành
	d) Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước
 4. Thực hiện pháp luật bao gồm:
	a) Tối thiểu là ba hình thức	b) Bốn hình thức	
	c) Ba hình thức chính và một hình thức phụ	d) Nhiều hình thức
 5. Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì:
	a) Vi phạm pháp luật hành chính	b) Vi phạm quy tắc đạo đức	
	c) Phải chịu trách nhiệm hình sự	d) Chịu trách nhiệm dân sự
( Điền những từ còn thiếu vào chỗ trống)
 6. Vi phạm pháp luật là……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1. (4 đ) Hãy phân tích bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật?
Câu 2. (3 đ) Thực hiện pháp luật là gì? Thế nào là vi phạm pháp luật? Hãy phân biệt sự khác nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính? Cho ví dụ
	 ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM 
A. TRẮC NGHIỆM: (3 đ). (mỗi đáp án đúng 0,5đ )
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
b
a
d
b
c
Câu 6: Hành vi trái pháp luật, cĩ lỗi do người cĩ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
B. TỰ LUẬN: (7 đ)
CÂU 1. ( 4 đ ).
	Nĩi đến bản chất pháp luật tức là nĩi đến vấn đề: Pháp luật là của ai, do ai và vì ai?
* PL mang bản chất giai cấp sâu sắc vì PL do nhà nước, đại diện cho g/c cầm qụyền ban hành và bảo đảm thực hiện. (0,25 đ)
	Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. Nhà nước ban hành các quy định để định hướng cho xã hội, phù hợp với ý chí của g/c cầm quyền, nhằm giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước. (0,75 đ)
	Bản chất g/c là biểu hiện chung của bất kỳ kiểu pháp luật nào. Tuy nhiên mỗi kiểu PL lại cĩ biểu hiện riêng của nĩ . . . (0,25 đ)
	Nhà nước VN đại diện cho lợi ích của g/c cơng nhân và nhân dân lao động. PL do nhà nước ta xây dựng và ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của đa số nhân dân lao động. (0,75 đ)
* PL mang bản chất xã hội vì PL bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội. (0,5 đ)
	Các quy phạm PL bắt nguồn từ thực tiển đời sống xã hội, phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp trong xã hội, được các cá nhâ các cộng đồng dân cư, các trầng lớp khác nhau trong xã hội chấp nhận, coi là chuẩn mực, là quy tắc xử sự chung. (0,75 đ)
	Các quy phạm PL được thực hiện trong thực tiễn đời sống XH vì sự pháp triển của XH. Các hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư phù hợp với những quy định của PL làm cho XH phát triển trong vịng trật tự, ổn định, quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người đều được tơn trọng. (0,75 đ)
CÂU 2. ( 3 đ ).
- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động cĩ mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức. (0,5 đ)
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, cĩ lỗi do người cĩ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. (0,5 đ)
- Sự khác nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính: (1 đ)
+ (0,5 đ) Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm quy định tại Bộ luật Hình sự.
Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thể hiện ở việc chấp hành hình phạt theo quyết định của Tịa án.
Vd: Hành vi buơn bán ma tuý.
+ (0,5 đ) Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật cĩ mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.
Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật.
Vd: Hành vi điều khiển phương tiện giao thơng vi phạm quy định về an tồn giao thơng đường bộ là vi phạm hành chính. Nhưng nếu hành vi đĩ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì bị coi là tội phạm hình sự.
-------o0o-------
	4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 
	- Đọc bài 4: Phần 1: Bình đẳng trong hơn nhân và gia đình.
	- Tìm hiểu Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000
THỐNG KÊ KẾT QUẢ KIỂM TRA
12A4
12a5
12A6
12A7
12A8
12A9
12A10
12A11
12A12
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
IV. RÚT KINH NGHIỆM:	

File đính kèm:

  • docTiết 8 (KT viết).doc
Bài giảng liên quan