Tiểu luận Quy trình sản xuất vắc – xin phòng bệnh nhiệt thán (Athrax Spore Vacxin)

PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU BỆNH NHIỆT THÁN

I. KHÁI NIỆM BỆNH NHIỆT THÁN

- Bệnh nhiệt thán (Anthrax) hay còn gọi là bệnh than.

- Đây là bệnh truyền nhiễm thường ở thể cấp tính chung cho nhiều loài động vật, chủ yếu là động vật ăn cỏ (trâu, bò, dê, cừu) và có thể lây sang người do trực khuẩn Bacillus Anthracis gây ra.

- Đặc điểm bệnh: Sốt cao, tổ chức liên kết thường bị thấm máu tương dịch, máu đen thẫm, đặc, khó đông, lá lách xưng to và mềm nhũn như bùn.

 

doc8 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quy trình sản xuất vắc – xin phòng bệnh nhiệt thán (Athrax Spore Vacxin), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN & CÔNG NGHỆ
----------š¶›----------
BÀI TIỂU LUẬN 
MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VẮC XIN
QUY TRÌNH SẢN XUẤT VẮC – XIN PHÒNG BỆNH NHIỆT THÁN (Athrax spore vacxin)
	CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : GS.TS LÊ VĂN HIỆP
	HỌC VIÊN THỰC HIỆN:	PHẠM HUY QUANG
	MAI THỊ TỐ QUYÊN
BUÔN MA THUỘT – 3/2011
PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU BỆNH NHIỆT THÁN
I. KHÁI NIỆM BỆNH NHIỆT THÁN
- Bệnh nhiệt thán (Anthrax) hay còn gọi là bệnh than.
- Đây là bệnh truyền nhiễm thường ở thể cấp tính chung cho nhiều loài động vật, chủ yếu là động vật ăn cỏ (trâu, bò, dê, cừu) và có thể lây sang người do trực khuẩn Bacillus Anthracis gây ra.
- Đặc điểm bệnh: Sốt cao, tổ chức liên kết thường bị thấm máu tương dịch, máu đen thẫm, đặc, khó đông, lá lách xưng to và mềm nhũn như bùn. 
II. LỊCH SỬ BỆNH
- Năm 1850, Davaine – Một nhà khoa học Pháp đã tìm thấy vi khuẩn gây bệnh nhiệt thán trong máu cừu ốm. 
- Tháng 4 năm 1876 Robert Koch đã dùng kính hiển vi, tìm ra loại vi trùng gây bệnh than saU khi đã nuôi cấy phân ly được trực khuẩn đơn thuần. 
- Năm 1877 Pasteur nghiên cứu nuôi được trực khuẩn nhiệt thán đến năm 1881 tại nông trai Pouilly-le-Fort thuộc vùng Melun gần thủ đô Paris ông đã làm thí nghệm giảm độc và chế ra vacxin phòng bệnh nhiệt thán. 
- Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, bệnh có tính chất địa phương.
- Bệnh thường sảy ra vào mùa nóng ẩm, mưa nhiều như tháng 8, 9, 10
- Ở châu Á trước đây bênh phát ra dữ dội, Xibia hàng năm bệnh giết chết hang nghìn người
- Ở Úc có năm bệnh gây chết lên tới 300.000 con cừu.
- Bệnh còn gây thiệt hai nhiều ở Nam Phi và Nam Mỹ, Chile, Brazil, Achentina.v.v.
- Ở Việt Nam :Năm 1897 bệnh được Fraimbault phát hiện ở Nha Trang trên bò và ngựa. Thời Pháp thuộc bệnh sảy ra dữ dội ở các tỉnh miền bắc điển hình ở Tây Nguyên. Năm 1970-1980 Bệnh sảy ra dữ dội ở Tây Bắc. Mới nhất gần đây tháng 6/2008 tại xã Niêm Phong huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang có 1 ổ dịch được nghi là bị bệnh nhiệt than.
III. ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA VI KHUẨN GÂY BỆNH
- Hình thái:
Trực khuẩn Bacillus Anthracis
- Giáp mô và điều kiện hình thành giáp mô:
+ Là vỏ bọc, có bản chất là polypeptit, nó là polyme của ax. D-Glutamic.
+ Chỉ được hình thành trong cơ thể động vật ốm, hay môi trường huyết thanh đặc.
+ Để nhuộm giáp mô người ta thường dùng phương pháp nhuộm Gram hay Hiss
- Nha bào và điều kiện hình thành nha bào: 
+ Oxy tự do phải có đầy đủ
+ Nhiệt độ thích hợp từ 12-42 0C tốt nhất là 370C
+ Có độ ẩm nhất định
+ Môi trường nghèo chất dinh dưỡng
+ Môi trường trung tính hay kiềm tính.
- Đặc tính nuôi cấy và sinh hóa học:
+ Là vi khuẩn hiếu khí, dễ nuôi cấy ở các môi trường thông thường (12-420C, pH=7-7,4):
+ Môi trường nước thịt
+ Môi trường thạch thường
+ Môi trường thạch máu
+ Môi trường Gielatin
- Cấu tạo kháng nguyên: Vi khuẩn nhiệt thán có 3 loại kháng nguyên:
+ Kháng nguyên vỏ
+ Kháng nguyên thân
+ Kháng nguyên phức hợp hòa tan
- Độc lực của Vi khuẩn: Các yếu tố chứa độc lực của Vi khuẩn là: 
Giáp mô, nha bào, và độc tố trực khuẩn nhiêt thán chưa phân ly được.
- Đường xâm nhập của Vi khuẩn: Theo ba con đường chính: Dưới da, hô hấp và tiêu hóa.
IV. HẬU QUẢ CỦA BỆNH
1. Triệu chứng ở Trâu, Bò
a) Thể quá cấp (thể kịch liệt):
- Con vật sốt cao kịch liệt do xung huyết não cho nên con vật có biểu hiện điên cuồng lồng lộn giống như triệu chứng thần kinh. 
- Con vật hầu như chưa có biểu hiện triệu chứng đã ngã lăn ra chết. 
b) Thể cấp tính: 
- Thể này thường gặp, biểu hiện rõ nhất cũng là sốt, thân nhiệt có thể lên đến 40-410C có khi hơn và kéo dài trong vài ngày.
- Sau đó có những triệu chứng như ủ rũ kém ăn hoặc bỏ ăn, kém vận động, dần dần ở các lỗ tự nhiên rõ nhất là các lỗ chân lông có hiện tượng rướm máu, máu thường đen đặc khó đông hoặc ko đông (đen vì mầm bệnh tác động gây bại huyết, đồng thời Vi Khuẩn cướp Oxi của máu).
- Có trường hợp con vật chảy máu ở mũi, miệng, hậu môn, mắt, tai, và cơ quan sinh dục . Tỷ lệ chết lên tới 80%
c) Thể thứ cấp tính:
Thể này thường tiến triển từ thể cấp tính do con vật có sức đề kháng tốt với bệnh. Thể thứ cấp tính có triệu chứng ko đặc trưng.
d) Thể ngoài da:
Xuất huyết ở cổ. Ngực sưng và phù cục bộ, ban đầu đau, ung thối, sau thành mụn loét đỏ chảy nước màu vàng đỏ. Hạch lâm ba sưng, con vật không kêu được đưa cổ họng ra phía.
2. Triệu chứng ở ngựa
- Bệnh tiến triển rất nhanh
- Sốt 41-420C, đau bụng dữ dội, bí đái, bí ỉa, khó thở => mạch nhanh, yếu, đi loạng choạng, toát mồ hôi như tắm, run rẩy.
 - Phân lẫn máu, mũi miệng có thể trào máu, nước giải lẫn máu.
 - Ngựa chết nhanh, sau khi chết bụng chướng to, lòi dom. 
3. Triệu chứng ở lợn:
 - Rất ít khi thấy lợn ở thể bại huyết
 - Đặc điểm: Lợn bị xưng hầu, xưng to lan xuống cả ngực, bụng, mặt 
 - Lợn khó nuốt, khó thở, thậm chí không ăn, không kêu được
 - Chỗ xưng có thể bùng nhùng, màu đỏ bầm, tím sẫm.
4. Triệu chứng ở người:
Bệnh thể hiện ở 2 thể: Thể ngoài da và thể nội (ít gặp).
- Bụng chướng to, lòi dom, hậu môn có phân lẫn máu đen chảy ra từ các lổ tự nhiên. 
- Xác chết mau chóng bị thối, xuất huyết máu đen khắp cơ thể, nhất là vùng phổi và màng bụng, máu không đông khi cắt mạch máu, niêm dạ múi khế bị viêm rất nặng cũng như ở ruột non và ruột già.
 - Lách sưng to màu đen mềm nhũng dễ bị vỡ, nhu mô lách gần như lỏng ra và đen sẫm. 
PHẦN II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VẮC – XIN PHÒNG 
BỆNH NHIỆT THÁN (Athrax spore vacxin)
1. Chủng giống: 
- Vacxin nhiệt than được chế tạo từ nha bào của vi khuẩn nhiệt thán vô độc không có giáp mô (Avirulent B. antharacis strain).
- Vacxin được sản xuất từ 2 thể: Thể đông khô và thể lỏng trong dung dịch Glyxerin, mỗi ml vacxin chứa khoảng 30 triệu nha bào.
2. Môi trường nuôi cấy:
- Vi khuẩn được nuôi cấy trong môi trường Martine, nhiệt độ 370C trong 24h.
- Thành phần của môi trường Martine:
Môi trường Martin (g/l):
Pepton:       5
Agar:          20
Glucoza:     10
K2HPO4 :    1
MgSO4.7H2O: 0,5
Dung dịch Rose bengal 1/30.000:  100ml
Nước cất:  1.000 ml
3. Sơ đồ quy trình sản xuất:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Hiệp, Giáo trình Công nghệ sinh học văc xin, 2011
2. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Tỵ, Vi sinh vật học, Nhà xuất bản giáo dục, 1997
3. Nguyễn Bá Hiền, Trần Thị Lan Hương; Giáo trình vi sinh vật học ứng dụng; Nhà xuất bản nông nghiệp, 2009.
4.  
5.  
6. 

File đính kèm:

  • docTieu luan Vacxin - Huy Quang + To Quyen.doc
Bài giảng liên quan