Tiểu luận Sự chuyến hóa vitamin trong cơ thể

Mục Lục:

Lời nhận xét của giáo viên 3

Lời cảm ơn 4

Mục Lục 5

Danh sách các bảng 10

Danh sách các hình 11

Chương 1: MỞ ĐẦU 13

1.1 Đặt vấn đề 14

1.2 Mục tiêu đề tài 15

1.3 Nội dung đề tài 15

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 17

2.1 Tổng quan về Vitamin 17

2.1.1 Lịch sử phát hiện vitamin 17

2.1.2 Khái niệm chung 19

2.1.3 Vai trò của vitamin 21

2.2 Vitamin tan trong dầu 21

 2.2.1 Vitamin A 21

2.2.1.1 Nguồn gốc, cấu trúc và tính chất 22

2.2.1.2 Vai trò sinh lý 23

2.2.1.3 Dấu hiệu thiếu hụt vitamin A 23

2.2.1.4 Dấu hiệu thừa vitamin A 23

2.2.1.5 Dược động học 23

2.2.2 Viatmin D 23

2.2.2.1. Nguồn gốc, cấu trúc và tính chất 23

2.2.2.2. Vai trò sinh lý 35

2.2.2.3. Dấu hiệu thiếu vitamin D 26

2.2.2.4 Dấu hiệu thừa vitamin 26

2.2.2.5 Dược động học 26

2.2.3 Vitamin E 27

2.2.3.1 Nguồn gốc, cấu trúc và tính chất 27

2.2.3.2 Vai trò sinh lý 27

2.2.3.3 Dấu hiệu thiếu hụt 27

2.2.3.4 Dấu hiệu thừa vitamin 27

2.2.3.5 Dược động học 28

2.2.4 Vitamin F 28

2.2.5 Vitamin Q (Ubiquinon) 28

2.2.6 Vitamin P (Rutin) 28

2.2.7 Vittamin K 28

2.3 Các vitamin tan trong nước 32

2.3.1 Vitamin B1 (thiamin, Aneurin) 32

2.3.1.2 Vai trò sinh lí 32

2.3.1.3 .Dấu hiệu thiếu hụt 32

 2.3.1.4.Dược động học 32

2.3.2. Vitamin B2 (Riboflavin) và vitamin B 6 (Pyridoxin) 33

2.3.3. Vitamin B 3 (acid nicotinic, Niacin, vitamin PP) 35

2.3.4. Vitamin B5 và B8 36

2.3.5. Vitamin C (acid ascorbic) 37

 2.3.5.1. Nguồn gốc - tính chất 37

 2.3.5.2. Vai trò sinh lý 37

 2.3.5.3. Dấu hiệu thiếu hụt 38

 2.3.5.4. Dấu hiệu thừa vitamin C 38

2.3.6 Vitamin PP (Nicotinic acid, nicotinamid) 38

2.4 Sự chuyển hóa của vitamin 40

2.4.1 Vitamin B 1 40

2.4.2 Vitamin B 2 và B 3 40

2.4.3 Vitamin B 9 và B 12 40

2.4.4 B Complex 40

2.4.5 Lời khuyên hữu ích là tăng trao đổi chất 41

2.5 Rối loạn chuyển hóa vitamin 41

2.6 Các nghiên cứu về tính chất của vitamin 43

2.6.1 Hỗn hợp vitamin chống mù lòa ở người cao tuổi 44

2.6.2 Khẳng định khả năng chống ung thư vú của vitamin D 44

2.6.3 Hạn chế xơ vữa động mạch bằng vitamin E và aspirin 44

2.6.4 Vitamin B9 giúp ngăn ngừa chứng đột quỵ và bệnh tim 45

2.6.5 Vitamin B Ngăn Ngừa Bệnh Tim Mạch 45

2.7 Vitamin trong y học 46

2.8 Vitamin trong thực phẩm 47

2.9 Vitamin trong trường 49

 2.9.1 Cách bảo quản vitamin trong rau xanh và trái cây 50

 2.9.2 Cách bảo quản vitamin trong cá 51

 2.9.3 Cách bảo quản vitamin trong thịt 52

Chương III: ỨNG DỤNG VITAMIN TRONG ĐỜI SỐNG 53

3.1 Trong sản xuất 54

3.1.1 Vai trò của các vitamin đối với năng suất và sức khoẻ vật nuôi 56

 3.1.2 Vitamin trong nguyên liệu thức ăn và ảnh hưởng của quá trình bảo quản, chế biến đến tính bền vững và độ hữu dụng sinh học của các vitamin 57

3.2 Trong nghiên cứu 58

3.2.1 Vấn đề lâm sàng 58

3.2.2 Chiến lược và chứng cứ 59

3.2.3 Folic Acid 60

3.2.4 Vitamin B6 60

3.2.5 Vitamin B12 61

3.2.6 Vitamin D 61

3.2.7 Vitamin A 61

3.2.8 Các chế phẩm đa sinh tố 62

3.2.9 Bổ sung vitamin E 63

3.2.10 Bổ sung vitamin C 64

3.2.11 Những lãnh vực chưa xác định rõ 64

3.3 Quản lí dinh dưỡng 64

3.3.1 Bản thân cơ thể không tự tạo ra vitamin 64

 3.3.2 Vitamin có thể ngăn ngừa bệnh 64

 3.3.3. Mỗi người có nhu cầu vitamin một khác 65

 3.3.4. Các vitamin tự nhiên chủ yếu có trong rau xanh và hoa quả 65

 3.3.5. Cơ thể hấp thụ một số vitamin tốt hơn khi đi kèm với chất béo, một số khác với nước. 65

 3.3.6. Rau và hoa quả chế biến sẽ dễ mất vitamin 66

 3.3.7. Cơ thể sẽ hấp thụ tốt hơn các vitamin một khi thực đơn bao gồm nhiều sản phẩm đa dạng 66

Chương IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67

Tài liệu tham khảo 68

 

doc71 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sự chuyến hóa vitamin trong cơ thể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ì ở những bệnh nhân có nguy cơ cao, tuy nhiên việc sử dụng thuốc bổ sung chỉ kéo dài có 3, 6 năm (Collaborative Group fo the Primary Prevention Project. 2001).
Như vậy, đa phần chứng cứ nghiêng về phía đối nghịch với quan điểm cho rằng bổ sung vitamin E ngắn hạn có lợi ích quan trọng ở bệnh nhân đã có bệnh tim mạch đang được điều trị với nhiều loại thuốc. Nhưng lợi ích lâu dài của bổ sung vitamin E trong dự phòng
cấp I vẫn chưa được xác định rõ.
Người ta cũng đưa ra giả thuyết cho rằng bổ sung vitamin E làm giảm nguy cơ mắc ung thư. Không có lợi ích nào được tìm thấy riêng về ung thư vú và các số liệu về nguy cơ mắc ung thư kết tràng rất hỗn độn (Bostick RM, et al. 1993; Jacobs EJ, et al. 2001). Nghiên cứu Alpha Tocopherol Bate Carotene (1994) tìm thấy có giảm bất ngờ và đáng kể tỷ lệ mắc ung thư tiền liệt tuyến (N Engl J Med 1994:330:1029-1035) nhưng lại không giảm đối với các loại ung thư khác. Người ta cho rằng đây chỉ một kết quả tình cờ (Chan JM, et al. 1999). Một chứng cứ hiếm hoi gợi ý cho thấy vitamin E có thể làm chậm tiến triển của bệnh Alzheimer (Sano M, et al. 1997).
Lượng tiêu thụ vitamin E lên đến 1000IU/ngày nói chung được xem là an toàn (National Academy Press, 2000:529). Người ta tìm thấy có sự gia tăng không ý nghĩa số trường hợp bị đột quỵ do xuất huyết não trong nghiên cứu Alpha Tocopherol Betacaroten, chỉ gồm những người đàn ông hút thuốc lá, nhưng một gia tăng như thế lại không tìm thấy trong một nghiên cứu thuần tập bao gồm chủ yếu là những người không hút thuốc lá (Ascherio A, et al. 1999). Bổ sung vitamin E có thể làm tăng nhanh tiến triển bệnh ở BN vị viêm võng mạc sắc tố (Berson EL, et al. 1993).
3.2.10 Bổ sung vitamin C
Ít thấy có chứng cứ ủng hộ quan điểm cho rằng việc bổ sung vitamin C ở hàm lượng vượt mức khẩu phần ăn tiêu biểu ở Hoa Kỳ hoặc vượt quá RDA hiện hành là 90mg đối với đàn ông và 75mg đối với phụ nữ (tăng thêm 35mg đối với những người có hút thuốc lá) là có lợi và việc bổ sung có thể chỉ mang lại hiệu quả tối thiểu vì các tổ chức đã trở nên bão hòa tại các mức độ tiêu thụ này (National Academy Press, 2000:529). Trong một nghiên cứu thuần tập, bổ sung vitamin C đi kèm với một nguy cơ bệnh mạch vành thấp hơn (Enstrom JE et al. 1992), nhưng phân tích số liệu đã không có đối chứng với sử dụng bổ sung vitamin E.
Nhiều nghiên cứu tìm thấy có sự liên kết giữa lượng tiêu thụ thấp vitamin C qua thực phẩm và gia tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày (World Cancer Research Fund/American Institute for Cancer Research, 1997), nhưng hiệu quả của bổ sung vitamin C chưa được lượng giá chuyên biệt. Ngay cả bổ sung vitamin C dài hạn cũng không đi kèm với một nguy cơ ung thư vú thấp hơn (Zhang S, et al. 1999).
3.2.11 Những lãnh vực chưa xác định rõ
Chỉ một số ít trong nhiều mối liên quan có thể có giữa riêng một vitamin và một bệnh lý đặc trưng được khảo sát trong những nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên. Chứng cứ cho rằng folic acid làm giảm mạnh nguy cơ bệnh mạch vành và ung thư kết tràng mặc dầu không dứt khoát. Ngay cả trong trường hợp mà lợi ích đã được chứng minh, như bổ sung folic acid làm giảm số trường hợp bị khuyết tật ống thần kinh, liều dùng tối ưu cũng chưa được xác định rõ. Nhu cầu chất dinh dưỡng có thể bị ảnh hưởng bởi những biến dị di truyền và đây là một chủ điểm của những nghiên cứu đang được thực hiện.
3.3 Quản lí dinh dưỡng 
Các vitamin có tác dụng củng cố phong độ của chúng ta, bảo vệ cơ thể trước các bệnh tật, cải thiện năng lực trí tuệ, mang lại sắc đẹp. Tuy nhiên, để vitamin có thể hoàn thành những nhiệm vụ này, cần phải cung cấp chúng cho cơ thể cùng với thức ăn.
3.3.1 Bản thân cơ thể không tự tạo ra vitamin
Về nguyên tắc đúng là như vậy thế nhưng trong quy luật này cũng có trường hợp ngoại lệ. Dưới tác động của ánh nắng mặt trời, vitamin D có thể được tạo ra dưới da, còn vitamin K có thể được tạo ra do hoạt động của những vi khuẩn "tốt bụng" trong ruột non.
3.3.2 Vitamin có thể ngăn ngừa không ít bệnh, trong đó có những bệnh nguy hiểm như các bệnh về tim và ung thư.
Điều đó được nhiều nghiên cứu khẳng định. Thí dụ, 10mg vitamin B6 hằng ngày đủ để cải thiện trạng thái tình cảm và xoay sở có hiệu quả hơn với stress.
Trái lại các sản phẩm thuộc nhóm vitamin B được khuyến khích sử dụng đối với người hút thuốc lá vì lý do: chúng giúp họ giảm thiểu nguy cơ ung thư phổi.
Nhờ tính năng chống oxy hóa đặc biệt tích cực của mình (bảo vệ tế bào trước hoạt tính độc hại của các thành phần tự do), vitamin E được coi là một trong những nhân tố cơ bản bảo vệ tim và mao mạch.
Vitamin E cũng có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng và cổ tử cung. Nhờ vitammin E, phụ nữ ít khổ sở hơn vì hội chứng căng thẳng trước mỗi kỳ "bẩn người".
Vitamin C nổi tiếng không chỉ giúp chúng ta chống đỡ có hiệu quả với bệnh cảm cúm, mà còn bảo vệ cơ thể trước những rắc rối với trái tim.
3.3.3. Mỗi người có nhu cầu vitamin một khác
Liều vitamin cụ thể cần thiết phụ thuộc không chỉ vào tuổi tác và giới tính mà còn tùy thuộc vào công việc mà đối tượng thực hiện vào thời điểm nào đó.
Chúng ta có nhu cầu một số vitamin lớn hơn trong thời gian: thực hiện chế độ dinh dưỡng giảm béo, bồi dưỡng sau ốm đau, khi khả năng đề kháng của cơ thể suy giảm, phụ nữ trong thời gian mang thai và nuôi con bú, khi sử dụng viên ngừa thai hoóc-môn, phụ nữ hết "tuổi hồi xuân" (cần liều vitamin D 10% nhiều hơn bình thường, bởi cơ thể hấp thụ kém).
3.3.4. Các vitamin tự nhiên chủ yếu có trong rau xanh và hoa quả
Đúng về nguyên tắc tuy nhiên, các vitamin nhóm B cũng có thể tìm thấy trong gan gia cầm, gạo; còn vitamin D có trong cá, sữa, trứng và các chế phẩm từ sữa.
3.3.5. Cơ thể hấp thụ một số vitamin tốt hơn khi đi kèm với chất béo, một số khác với nước.
Các nhà khoa học chia vitamin ra loại hòa tan trong nước và trong chất béo. Trong đó có vitamin A (và tiền vitamin A - caroten), D, E và K hòa tan nhanh trong chất béo. Những vitamin còn lại, tức vitamin C, vitamin thuộc nhóm B, vitamin PP và vitamin H thì hòa tan trong nước. Để cơ thể hấp thụ chúng tốt hơn, cần phải nhớ về đặc điểm này.
Nếu làm món dưa góp gồm những loại rau quả giàu vitamin A như cà rốt, hãy trọn thêm dầu oliu hoặc dầu thực vật. Khi uống nước ép cà rốt nên cho thêm một thìa cà phê dầu oliu. Nếu mua sữa, nên mua loại tối thiểu chứa 2% chất béo, bởi cơ thể không thể hấp thụ vitamin D từ sữa nghèo chất béo hơn.
Các vitamin hòa tan trong nước có trong phần giàu nước của thực phẩm (thí dụ như trong quả chanh, quả dâu tây, các loại rau xanh). Chúng kém bền vững vì thế với các món chế biến không nên nấu nướng quá kỹ và nên ăn rau và quả tươi.
3.3.6. Rau và hoa quả chế biến sẽ dễ mất vitamin
Nhiệt độ cao không thích hợp với các vitamin. Các loại rau khi đun nấu sẽ mất tối thiểu 75% lượng vitamin C (khi làm mứt hoặc dưa muối sẽ mất khoảng 35%).
Khi ngâm ủ rau và hoa quả chỉ mất tối đa 20-25% các vitamin, trái lại các loại muối khoáng và các thành phần vi lượng khác gần như vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, thời gian ngâm ủ không nên kéo dài hơn 3-4 tháng, bởi khi ấy có thể mất tới 75% lượng vitamin.
3.3.7. Cơ thể sẽ hấp thụ tốt hơn các vitamin một khi thực đơn bao gồm nhiều sản phẩm đa dạng
Đúng vậy, bởi hoạt động của một số vitamin và các thành phần khoáng chất đòi hỏi sự hiện diện của những "đối tượng" khác.
Khi chuẩn bị bữa ăn, đi kèm với các món chế biến từ thịt nhất thiết phải có thêm các món rau, quả giàu vitamin C (thí dụ cà chua, ớt, bắp cải...). Chúng cần thiết để cơ thể hấp thu chất sắt. Tuy nhiên không ăn kèm với dưa chuột tươi bởi nó chứa ascobina - hợp chất phân giải vitamin C.
Khi ăn các sản phẩm giàu vitamin A và E (thí dụ: gan lợn, gan gia cầm, pho ma), nên ăn kèm thêm rau xanh (sản phẩm giàu vitamin K).
Hãy kết hợp các sản phẩm có khả năng chống oxy hóa, bởi chúng bảo vệ lẫn nhau trước các thành phần tự do. Công thức kết hợp lý tưởng là: Vitamin C (sa-lát, ớt ngọt), vitamin E (dầu oliu), beta-caroter (cà rốt, cà chua) và salen, đồng kẽm (lạc, vừng, thịt nạc).
Chương IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận và kiến nghị:
Kết luận:
Qua những điều đã tìm hiểu về vitamin,chúng ta cần có chế độ ăn uống phong phú và hợp lý với nhiều loại thực phẩm khác nhau nhất là phải ăn nhiều rau, hoa quả, thịt cá, trứng sữa , để mang lại hiệu quả tối đa cho sức khỏe. 
Với những công dụng vốn có của vitamin, nhiều người đã lạm dụng quá nhiều vào nó.chính những hành động và suy nghĩ thiếu hiểu biết đó đã mang lại những hậu quả nghiệm trọng mà không ai có thể đoán trước được. Sự lạm dụng vitamin được xếp vào hàng báo động thứ 3 sau kháng sinh và steroid. Lượng vitamin được đưa vào nếu cao quá so với nhu cầu và khả năng hấp thụ của cơ thể sẽ tích lũy lại ở gan và gây ngộ độc. Về mặt này, vitamin nguy hiểm hơn ta tưởng rất nhiều. 
Hiểu biết về vitamin chưa hẳn đã mang lại hiệu quả tối đa, mà chúng ta con cần phải biết cách bảo quản chúng trong thực phẩm như thế nào. Đặc biết trong chế biến, nên luộc hoặc nấu, hạn chế xào, rán...
 Vì vậy để phát huy hiệu quả tối ưu của vitamin chúng ta cần sử dụng vitamin đúng cách, đúng liều lượng, không nên thiếu cũng không nên thừa vitamin.
Kiến nghị:
Vì điều kiện tư liệu và kiến thức còn có phần hạn hẹp, phạm vi diễn đạt còn nhiều thiếu sót, tuy nhiên trong một thời gian ngắn để tìm hiểu thực tế và tham khảo tư liệu sẽ không tránh khỏi những sai sót ngoài mong muốn. Chính vì vậy rất mong sự đóng góp chân thành và sự giúp đỡ của thầy cùng các bạn để bài tiểu luận này được hoàn thành tốt hơn.
Tài liệu tham khảo:
Tài liệu Tiếng Việt:
Trần Thị Ân (chủ biên). 1979. Hóa đại cương (tập I, II). NXB KH&KT, Hà Nội
Phạm Thị Trân Cchaau, Trần Thị Áng. 2000. Hóa sinh học. NXB Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Bá Lộc. 1997. Hóa sanh. NXB giáo dục, Hà Nội.
Tài liệu dịch:
Musil J.G, Kurz.K., Nokavaka.O. 1982
Sinh hóa học hiện đại theo sơ đồ, NXB Y học, Hà Nội
Tài liệu tiếng anh:
Farkas G. 1984. Norvensyi anyagcsreelettan. Akademiai Kiados Budapest.
Lehninger A. L., 2004. Principle ò Biochemistry, 4th Sdition. W.H Freeman.
I hope by reading this article you have some idea about vitamins that boost metabolism. 

File đính kèm:

  • docchuy+¬n -æß+ü 14 (chuyen hoa vitamin trong co the).doc
Bài giảng liên quan