Tìm hiểu về Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung ,tự là Tất Thành. Quê nội là làng Kim Liên. Bác được sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù và sống ở đây cho đến năm 1895. Hai làng này huyện Nam Đàn. Quê nội của Bác, làng Kim Liên là một làng quê nghèo khó. Phần lớn dân chúng không có ruộng, phải làm thuê cấy rẽ, mặc quần ít, đóng khố nhiều, bởi thế nên làng này còn có tên là làng Đai Khố. Vào đời Bác, phần lớn dòng họ của Bác đều cơ hàn, kiếm sống bằng nghề làm thuê, và cũng có người tham gia các hoạt động chống Pháp.

 

ppt19 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 777 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về Chủ Tịch Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Thái Lan trong vòng khoảng mấy chục năm. Ngô Quảng, Thần Sơn, Phan Bội Châu, Đặng Tử Kính... đã từng hoạt động tại Thái, tuy nhiên không ai trong số họ tuyên truyền và tổ chức cho Việt kiều cả.Hồ Chí Minh chủ trương tuyên truyền cho kiều bào và tổ chức họ vào những hội thân ái, tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa cho họ, xin chính phủ Thái cho mở trường dành cho Việt kiều,Hồ Chí Minh đi và vận động hầu khắp các vùng có kiều bào ở Thái Lan. Giống như tại nhiều nơi đã hoạt động, ông cho in báo - tờ Thân ái.Cuối năm 1929, Hồ Chí Minh rời Thái Lan sang Trung Quốc.Thành lập Đảng Cộng sản Việt NamBa tổ chức cộng sản tại Việt Nam, tuy mới thành lập nhưng đã mâu thuẫn rõ rệt và tranh giành sự ủng hộ của quần chúng. Đông Dương Cộng sản Đảng phê An Nam Cộng sản Đảng là "hoạt đầu, giả cách mạng"; An Nam Cộng sản Đảng chỉ trích Đông Dương Cộng sản Đảng là "chưa thật cộng sản", Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long thuộc Hương Cảng, ông thống nhất ba tổ chức đảng cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Các văn kiện quan trọng nhất của hội nghị này đều do ông soạn thảo và được cho là thể hiện những quan điểm và tư tưởng khác với chủ trương khi đó của Quốc tế Cộng sản. Bởi vậy, khi Trần Phú về nước vào tháng 4/1930 thì được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời của Đảng và được giao soạn thảo Luận cương chính trị cũng như trở thành Tổng bí thư. Tháng 3 năm 1930, ông trở lại Thái Lan trong một thời gian ngắn, sau đó quay lại Trung Hoa.Những năm 1931-1933Năm 1931, dưới tên giả là Tống Văn Sơ, Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt giam. Ông bị giam hơn một năm. Ban đầu chính quyền Anh tại Hương Cảng dự định trục xuất ông với ý định lực lượng của Pháp sẽ bắt ông và đưa về Việt Nam. Tại đó Pháp sẽ thi hành ngay tức thì bản án tử hình vắng mặt cho Nguyễn Ái Quốc đã được tuyên tại Tòa án Vinh từ tháng 10/1929.Các đồng chí của ông liên hệ được với Công hội Đỏ và gia đình luật sư Frank Loseby can thiệp, bào chữa cho ông. Sau nửa năm phiên tranh tụng, ngày 28/12/1932, tại tòa án trong điện Buckingham, có mặt Đức vua Anh, hầu tước chánh án đã phán quyết Tống Văn Sơ vô tội. Ông bèn xuống tàu sang Tân-gia-ba (Singapore), song vẫn bị mật thám theo dõi. Tàu vừa cập bến Tân-gia-ba, cảnh sát đón bắt và áp giải Tống Văn Sơ xuống tàu Hồ San quay về Hương Cảng. Tại nhà tù, Tống Văn Sơ tìm cách liên lạc được với luật sư Loseby thông qua một lính gác. Trong vai trò luật sư, Loseby đã chính thức gặp nhà chức trách, phê phán họ đã chống lại lệnh tuyên án của Cơ mật viện, để cho cảnh sát bắt lại Tống Văn Sơ một cách trái phép. Chính quyền Hương Cảng lúc đó biết không thể giam giữ Tống Văn Sơ, nên đã phải can thiệp để Sở cảnh sát Hương Cảng thả Tống Văn Sơ sau mấy ngày giam giữ.Lần này để tránh mật thám, Ông được Loseby bố trí lên một chiếc cano bí mật ra khỏi Hương Cảng, cập mạn một chiếc tàu khác. Sau đó, luật sư Loseby vẫn chưa cảm thấy yên tâm, ông liền tung tin Tống Văn Sơ đã chết trong bệnh viện lao ở Hương Cảng. Trong tập hồ sơ của sở mật thám Đông Dương lập về Nguyễn Ái Quốc, ở trang cuối cùng ghi: “Nguyễn Ái Quốc đã chết trong nhà tù tại Hương Cảng”.Sau khi ở Hạ Môn khoảng năm, sáu tháng, đầu năm 1933, ông lên Thượng Hải. Từ đây, ông được Đảng Cộng sản Trung Quốc bố trí đưa đi Liên Xô.Từ năm 1938 đến đầu năm 1941Năm 1938, ông trở lại Trung Quốc. Trong vai thiếu tá Bát Lộ quân Hồ Quang, Nguyễn Ái Quốc đến công tác tại văn phòng Bát Lộ quân Quế Lâm, sau đó đi Quý Dương, Côn Minh rồi đến Diên An, căn cứ đầu não của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hồng quân Trung Quốc vào mùa đông 1938. Khi này đang là thời kì Quốc-Cộng hợp tác trong cuộc kháng chiến chống Nhật, Tưởng Giới Thạch có đề nghị Đảng Cộng sản Trung Quốc cử một đoàn cán bộ đi hướng dẫn cho Quốc Dân Đảng về kỹ thuật chiến đấu du kích. Tổng phụ trách đoàn là Diệp Kiếm Anh. Từ tháng 6 năm năm 1939, Hồ Quang được gửi tới phái đoàn này làm người phụ trách chính trị. Trên thực tế, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương lúc này cũng mất liên lạc với ông tới tháng 1 năm 1940. Trở về Việt NamÔng trở về Việt Nam vào ngày 28 tháng 1 năm 1941, ở tại hang Cốc Bó, bản Pác Bó, tỉnh Cao Bằng với bí danh Già Thu. Tại đây, ông mở các lớp huấn luyện cán bộ, cho in báo, tham gia các hoạt động thường ngày... Tài liệu huấn luyện và tuyên truyền chủ yếu là sách do ông dịch và viết về nhiều chủ đề. Tại cuối một cuốn sách như vậy ông ghi "Việt Nam độc lập năm 1945". Ông cho lập nhiều hội đoàn nhân dân như hội phụ nữ cứu quốc, hội phụ lão cứu quốc, hội nông dân cứu quốc,...Tháng 5 năm 1941, hội nghị mở rộng lần thứ 8 của Trung ương Đảng họp ở Cao Bằng và quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội . Ông là chủ tọaTừ khi bị giam ở Trung Quốc cho tới ngày 2 tháng 9 năm 1945Ngày 13/8/1942, ông lấy tên Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc với danh nghĩa đại diện Việt Minh và Hội quốc tế phản xâm lược Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc.Ông bị chính quyền địa phương của Trung Hoa Dân quốc bắt ngày 29/8 khi đang đi cùng một người Trung Quốc, trải qua khoảng 30 nhà tù. Ông viết Nhật ký trong tù trong thời gian này. Các đồng chí của ông ở Việt Nam tưởng lầm là ông đã chết. Họ thậm chí đã tổ chức đám tang và đọc điếu văn cho ông. Vài tháng sau họ mới biết được tình hình thực của ông sau khi nhận được thư do ông viết.Nguyễn Ái Quốc được trả tự do ngày 10/9/1943, theo yêu cầu của Hoa Kỳ. Có nguồn khác nói rằng tướng Trung Hoa Dân quốc là Trương Phát Khuê quyết định trả tự do cho Nguyễn Ái Quốc nhằm lợi dụng ông và một số chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc ở miền Nam Trung Quốc chống phát xít Nhật.Ngay sau đó, Nguyễn Ái Quốc tham gia Ban Chấp hành Trung ương Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội. Ông cũng cố gắng tranh thủ Trương Phát Khuê, tướng cai quản vùng Quảng Đông và Quảng Tây của Quốc Dân Đảng, nhưng kết quả là hạn chế.Cuối tháng 9/1944, ông trở về Việt Nam. Khi này các đồng chí của ông ở Liên tỉnh ủy Cao-Bắc-Lạng đã quyết định tiến hành phát động chiến tranh du kích trong phạm vi liên tỉnh. Ông ngăn chặn thành công quyết định này. Thay vào đó, ông ra lệnh tổ chức lập lực lượng vũ trang và căn cứ địa cho chặt chẽ và hiệu quả hơn. Ông trực tiếp ra chỉ thị thành lập một đội quân mang tính chính thống và chính quy là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Cuối năm 1944, ông lại trở lại Côn Minh hoạt động cho tới đầu năm 1945.Ngay trước khi Hội nghị Tân Trào họp vào tháng 8 năm 1945, ông ốm nặng, tưởng không qua khỏi .Ngày 29/3/1945, Hồ Chí Minh gặp Trung tướng Chennault của Mỹ tại Côn Minh. Trung tướng cảm ơn Việt Minh và sẵn sàng giúp đỡ những gì có thể theo yêu cầu.Ngày 16/8/1945, Tổng bộ Việt Minh triệu tập Đại hội quốc dân tại Tân Trào, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng tức Chính phủ lâm thời, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.Giai đoạn lãnh đạoTừ Độc lập tới Toàn quốc kháng chiếnHồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2/9/1945 trên quảng trường Ba Đình tại Hà Nội, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Ngoài ra, ông còn gửi thư cho nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới kêu gọi công nhận nhà nước Việt Nam mới được thành lập cũng như tranh thủ sự ủng hộ nhưng không nhận được hồi âm.Ngày 23/9/1945, quân Pháp tấn công Sài Gòn. Quân dân Sài Gòn chống cự quyết liệt. Ủy ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập với Trần Văn Giàu là chủ tịch. Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam Bộ điện ra Trung ương xin cho được đánh.Ngày 6/1/1946, tổng tuyển cử tự do trong cả nước được tổ chức, bầu ra Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I của Việt Nam đã cử ra Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Hồ Chí Minh trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Nhà nước và chính phủ đối mặt với hàng loạt khó khăn cả về đối nội và đối ngoại. Về đối ngoại, khi này Việt Nam chưa được bất cứ quốc qia nào công nhận, không phải thành viênLiên hiệp quốc, cũng như không nhận được sự ủng hộ nào về vật chất của các nước khác. Về đối nội, "giặc đói, giặc dốt"  và ngân quỹ trống rỗng là những vấn đề hệ trọng nhất.Bởi thế, ông chú trọng đến việc phát triển giáo dục, xóa nạn mù chữ bằng cách mở các lớp học Bình dân học vụ.Để diệt "giặc đói", ngoài việc kêu gọi tăng gia sản xuất, ông đề nghị đồng bào "cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa”. Bản thân ông thực hiện việc nhịn ăn để cứu đói này.Để đối phó với giặc ngoại xâm, ông thi hành một chính sách đối ngoại mềm dẻo và nhẫn nhịn.Với Tưởng Giới Thạch, ông chấp nhận sự hiện diện của Việt Cách, Việt Quốc. Ông cũng cung cấp gạo cho quân Tưởng. Quân Tưởng cũng được tiêu giấy bạc "kim quan" và "quốc tệ" tại miền Bắc.Tháng 11/1945, ông quyết định cho Đảng tự giải tán. Về mặt công khai, đảng của ông không còn hiện diện mà chỉ có một bộ phận hoạt động dưới danh nghĩa Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương.Với tư tưởng đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, ông kêu gọi và thực hiện triệt để chính sách đại đoàn kết dân tộc.Khi Ngô Đình Diệm bị Việt Minh bắt tại Tuy Hoà, Phú Yên giải ra Hà Nội, Hồ Chí Minh đã đến gặp Ngô Đình Diệm để thuyết phục ông này tham gia chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa. Sau đó Hồ Chí Minh mời Ngô Đình Diệm giữ chức thủ tướng. Ngô Đình Diệm đồng ý lời mời với điều kiện ông được Việt Minh thông báo về tất cả mọi hành động và biết riêng mọi quyết định của họ. Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chối yêu cầu này do đó Ngô Đình Diệm không chấp nhận hợp tác với Hồ Chí MinhNgày 31/5/1946, ông lên đường sang Pháp theo lời mời của chính phủ nước này; cùng ngày, phái đoàn chính phủ do Phạm Văn Đồng dẫn đầu cũng khởi hành. Tại Việt Nam, ông dự đoán thời gian ở Pháp là "...có khi một tháng, có khi hơn" nhưng cuối cùng ông ở Pháp 4 tháng mà không tránh khỏi thất bại chung cuộc.Trong khi Hồ Chí Minh đang ở Pháp, các lãnh tụ Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội lần lượt rời bỏ Chính phủ vì bất đồng với Việt Minh về việc ký Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt (1946) cho phép quân Pháp quay trở lại Việt Nam.Ngày 14/9/1946, ông ký với đại diện chính phủ Pháp, bộ trưởng Thuộc địa Marius Moutet, bản Tạm ước, quy định đình chỉ chiến sự tại miền Nam, và thời gian tiếp tục đàm phán vào đầu năm 194Thời kì ở Pháp

File đính kèm:

  • pptSu 1.ppt